Project Manager là gì? Mức thu nhập nhân viên PM bao nhiêu?

Project Manager là gì? Công việc cụ thể như thế nào? Làm thế nào để trở thành một Project Manager chuyên nghiệp? Cùng job3s đi tìm lời giải đáp cho những thắc mắc này thông qua nội dung bài viết dưới đây.

1. Project Manager là gì?

Project Manager nghĩa là gì? Project Manager (PM) hay quản lý dự án là người chịu trách nhiệm về việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và hoàn thành các dự án. Họ cũng là người đóng vai trò kết nối giữa khách hàng, các thành viên trong nhóm dự án và các bên liên quan nhằm đảm bảo dự án được hoàn thành đúng tiến độ, trong phạm vi ngân sách và đáp ứng các yêu cầu.

Project Manager đóng vai trò chủ đạo trong toàn bộ phạm vi dự án, nguồn lực, đội nhóm, ngân sách dự án cũng như sự thành công hay thất bại của dự án. Để có thể thành công ở vị trí này, PM phải thành thạo trong việc điều phối nguồn lực, quản lý ngân sách, đo lường và theo dõi tiến độ dự án cũng như giao tiếp với thành viên trong nhóm và các bên liên quan.

Họ cũng có trách nhiệm đánh giá rủi ro và giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong suốt dự án, đưa ra các quyết định khó khăn liên quan đến những ưu tiên phức tạp và cạnh tranh nhằm nỗ lực đạt được kết quả mong muốn của dự án.

Project Manager là gì? Mức thu nhập nhân viên PM bao nhiêu?

Project Manager là gì?

2. Mô tả công việc của Project Manager

Sau khi đã hiểu rõ được khái niệm Project Manager là gì thì nội dung tiếp theo sẽ là mô tả công việc cụ thể của một họ.

2.1. Hoạch định kế hoạch để thực hiện dự án

  • Gặp gỡ với những bên liên quan để thảo luận về mục tiêu và phạm vi dự án.

  • Tổ chức những buổi làm việc để thu thập thông tin và phản hồi từ các bên liên quan.

  • Phân tích các yêu cầu của dự án.

  • Xác định những hoạt động cần thực hiện để đáp ứng các yêu cầu của dự án.

  • Lập lịch trình các hoạt động.

  • Xác định nguồn lực và ngân sách cần thiết cho dự án.

  • Phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm dự án.

  • Trình bày cụ thể kế hoạch dự án cho các bên liên quan.

2.2. Theo dõi tiến độ và quản lý nhân sự

Sau khi đã lên được kế hoạch toàn tiện để triển khai dự án, Project Manager cần phải thực hiện việc theo dõi tiến độ của dự án. Họ cần đảm bảo được các giai đoạn trong dự án hoàn thành theo đúng deadline đã được lên trong bản kế hoạch.

Bên cạnh đó, Project Manager cũng sẽ là người thực hiện quản lý đội ngũ nhân sự thực hiện dự án. Họ cần phân công cụ thể nhiệm vụ cho mỗi cá nhân, đốc thúc cho cá nhân đó hoàn thành tốt được nhiệm vụ của mình.

2.3. Quản lý ngân sách và đảm bảo chất lượng của dự án

  • Theo dõi tiến độ dự án một cách kỹ lưỡng để đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn.

  • Giám sát và kiểm soát ngân sách dự án, tối ưu hoá chi phí và sớm phát hiện những dấu hiệu của hành vị gian lận hoặc lạm dụng tài sản để có biện pháp xử lý kịp thời.

  • Đo lường và đánh giá hiệu quả của dự án.

2.4. Quản trị rủi ro

  • Xác định các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án. Rủi ro có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm: Các yếu tố nội bộ (Doanh nghiệp, nhóm dự án, công nghệ, quy trình,…); các yếu tố bên ngoài (Kinh tế, xã hội, chính trị, tự nhiên,…).

  • Phân tích cụ thể rủi ro để đánh giá mức độ nghiêm trọng và khả năng xảy ra của chúng.

  • Tránh cho những rủi ro xảy ra bằng cách thực hiện các biện pháp như: Thay đổi quy trình, đào tạo nhân viên, mua bảo hiểm, dự trữ nguồn lực,… Đề xuất những biện pháp toàn diện với cấp trên để ứng phó với các rủi ro khi chúng xảy ra.

  • Theo dõi những rủi ro đã được xác định và đánh giá xem các biện pháp quản lý rủi ro có hiệu quả hay không. Nếu rủi ro vẫn còn hoặc có nguy cơ xảy ra cao thì các Project Manager cần điều chỉnh kế hoạch quản lý rủi ro sao cho phù hợp nhất.

Project Manager là gì? Mức thu nhập nhân viên PM bao nhiêu?

Công việc cụ thể của một Project Manager là gì?

2.5. Một số công việc, nhiệm vụ khác

  • Thực hiện các thống kê, báo cáo về dự án;

  • Quản lý xung đột cho dự án

  • Hỗ trợ khách hàng

3. Yêu cầu đối với Project Manager

Yêu cầu đối với Project Manager là gì? Để có thể trở thành một Project Manager thành công cần sở hữu những kỹ năng sau đây:

3.1. Kỹ năng mềm của Project Manager là gì?

Vị trí Project Manager có liên quan đến việc quản lý con người. Do đó, các kỹ năng mềm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với một nhà quản lý dự án. Các kỹ năng mềm cần thiết của một Project Manager:

  • Kỹ năng giao tiếp: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng của một nhà quản lý dự án. Họ sử dụng các công cụ và nền tảng khác nhau để giao tiếp với các thành viên trong team, nhà cung cấp hay các bên liên quan.

  • Kỹ năng lãnh đạo: Project Manager phải có có tố chất của người lãnh đạo để giao tiếp rõ ràng và hiệu quả, truyền cảm hứng, thúc đẩy tinh thần của nhóm để làm việc tốt hơn.

  • Kỹ năng quản lý thời gian: PM cần có khả năng quản lý thời gian một cách hiệu quả nhằm đảm bảo tất cả những nhiệm vụ đều được hoàn thành, dự án được được hoàn thiện.

  • Kỹ năng giải quyết xung đột: Trong quá trình thực hiện dự án, xung đột là điều có thể xảy ra. Vì vậy, người quản lý dự án cần phải có kỹ năng điều hướng, xoa dịu căng thẳng vì lợi ích của nhóm, hay các bên liên quan và dự án.

3.2. Kỹ năng công việc của Project Manager là gì?

Một số kỹ năng cần thiết trong công việc cần có của một Project Manager là gì:

  • Kỹ năng thiết lập ngân sách: Ở mỗi giai đoạn, người quản lý được giao nhiệm vụ đảm bảo dự án duy trì hoạt động với một mức ngân sách cho phép bằng cách kiểm soát chi phí và điều chỉnh nguồn tài nguyên.

  • Quản trị rủi ro: Quản lý dự án không chỉ dừng lại ở việc quản lý con người, nguồn tài nguyên mà còn cần phải quản lý rủi ro. Xác định điểm yếu của nhóm và dự án, phân tích khả năng có thể xảy ra và tác động xấu nhất của nó. Từ đó đưa ra những phương án dự phòng. Đây là một trong những phần công việc quan trọng của một Project Manager.

  • Làm quen với dữ liệu: Trước khi bắt đầu mọi dự án, những chỉ số đánh giá hiệu suất công việc sẽ được đưa ra. Các chỉ số này sẽ được so sánh và theo dõi trong suốt dự án để nắm được tiến trình dự án, xem dự án có đem lại kết quả như mong muốn hay không. PM là người có nhiệm vụ tìm hiểu, phân tích và sử dụng dữ liệu này để liên lạc với những thành viên trong nhóm cũng như các bên liên quan đến dự án.

  • Chuyên môn kỹ thuật: Để quản lý dự án hiệu quả, Project Manager phải là người thành thạo, có hiểu biết trong lĩnh vực của mình.

Project Manager là gì? Mức thu nhập nhân viên PM bao nhiêu?

Các yêu cầu đối với một Project Manager là gì?

3.3. Trình độ của Project Manager là gì?

Để có thể trở thành một Project Manager chuyên nghiệp, bạn cần phải có kinh nghiệm làm việc từ 3 – 5 năm trong nghề. Bên cạnh đó, bạn cần phải nắm vững chuyên môn trong lĩnh vực làm việc. Điểm này sẽ không giống như các cấp quản lý ở những lĩnh vực khác. Đặc biệt, đối với lĩnh vực IT, Project Manager sẽ cần phải có kỹ năng chuyên môn và kiến thức càng sâu càng tốt.

4. Mức lương Project Manager

Khi bạn đã đủ kinh nghiệm, tự tin với các kỹ năng của mình để trở thành một Project Manager thì mức lương sẽ cực kỳ hấp dẫn đấy. Theo khảo sát hiện nay, mức lương trung bình của một Project Manager dao động từ 1000$ – 3000$, cao nhất có thể lên đến 5000$. Mức lương cụ thể thường phụ thuộc vào từng lĩnh vực, ngành nghề cũng như chính năng lực của bản thân bạn.

Project Manager là gì? Mức thu nhập nhân viên PM bao nhiêu?

Mức lương của Project Manager sẽ phụ thuộc vào từng lĩnh vực và kinh nghiệm của bản thân

5. Lộ trình trở thành Project Manager

Lộ trình cụ thể khi bạn muốn trở thành một Project Manager là gì:

5.1. Lấy bằng cử nhân

Bắt đầu sự nghiệp của một Project Manager là lấy bằng cử nhân, bởi đây là yêu cầu trình độ học vấn tối thiểu đối với công việc. Các chuyên ngành liên quan khác mà ứng viên có thể theo đuổi là Marketing, quản lý dự án hoặc nghiên cứu trong lĩnh vực mà bản thân dự định sẽ làm việc.

5.2. Chứng nhận

Khi đạt được chứng chỉ quản lý dự án sẽ giúp tăng cường lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động. Hiện nay có rất nhiều chứng chỉ quản lý dự án khác nhau, mỗi chứng chỉ đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Một số chứng chỉ phổ biến bao gồm:

  • Chứng chỉ Project Management Professional (PMP) của Viện Quản lý Dự án (PMI): Đây là chứng chỉ quản lý dự án được công nhận rộng rãi nhất trên thế giới. Để có được chứng chỉ này, các ứng viên cần phải đáp ứng yêu cầu về học vấn, kinh nghiệm và vượt qua kỳ thi PMP.

  • Chứng chỉ Certified Associate in Project Management (CAPM) của PMI: Áp dụng cho những Project Manager có kinh nghiệm dưới 4 năm.

  • Chứng chỉ Certified Scrum Master (CSM) của Scrum Alliance: Đây là chứng chỉ dành cho các Project Manager sử dụng phương pháp Scrum để quản lý dự án.

  • Chứng chỉ Certified Product Owner (CPO) của Scrum Alliance: Chứng chỉ này dành cho các Project Manager đóng vai trò Product Owner trong dự án Scrum.

5.3. Tích lũy kinh nghiệm

Kinh nghiệm làm việc là một phần quan trọng trong việc chuẩn bị trở thành một Project Manager. Khi quyết định bản thân muốn làm việc ở trong lĩnh vực nào, hãy tìm kiếm những vị trí cấp đầu vào có thể mang lại kinh nghiệm quản lý dự án trong ngành đó.

Project Manager là gì? Mức thu nhập nhân viên PM bao nhiêu?

Lộ trình trở thành một Project Manager

5.4. Mạng lưới mối quan hệ

Mạng lưới mối quan hệ rất quan trọng đối với một Project Manager vì những lý do sau:

  • Tiếp cận các thông tin và cơ hội mới

  • Tìm kiếm sự hỗ trợ và tư vấn từ những người có kinh nghiệm

  • Xây dựng mối quan hệ với những nhà tuyển dụng tiềm năng

  • Gặp gỡ những người có cùng sở thích và mục tiêu nghề nghiệp.

5.5. Tham gia học tập liên tục

Việc học hỏi liên tục rất quan trọng đối với một Project Manager vì mỗi người có thể trải nghiệm nhiều loại dự án khác nhau trong suốt sự nghiệp của mình. Thường xuyên cập nhật các xu hướng và công nghệ hiện đại có thể giúp mỗi người quản lý hiệu quả đa dạng các nhóm và cho phép nâng cao kỹ năng, giúp họ trở thành người quản lý dự án xuất sắc hơn.

5.6. Xây dựng kỹ năng quản lý

Những kỹ năng quản lý có thể được học hỏi và phát triển thông qua giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm làm việc. Hiện nay có rất nhiều chương trình đào tạo thạc sĩ quản lý dự án cung cấp cho học viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành Project Manager.

Bên cạnh đó, PM cũng có thể tham gia những khóa học đào tạo ngắn hạn, hội thảo hoặc các chương trình phát triển nghề nghiệp để nâng cao kỹ năng của mình.

Việc xây dựng kỹ năng quản lý là một quá trình lâu dài và cần sự nỗ lực của bản thân. Nếu PM có thể kiên trì và nỗ lực, họ sẽ có thể phát triển các kỹ năng cần thiết để trở thành một Project Manager thành công.

Tham khảo ngay ý nghĩa tên chức vụ/vị trí phổ biến trên thị trường lao động hiện nay:

Pgd là gì

Thư ký là gì

Fresher là gì

CSO là gì

Senior là gì

CMO là gì

Chuyên viên là gì

Management là gì

CPO là gì

General manager là gì

Project manager là gì

Leader là gì

Co-founder là gì

Director là gì

Intern là gì

Cio là gì

Coo là gì

Manager là gì

Cco là gì

Junior là gì

Pa là gì

CFO là gì

Cfo là gì

Specialist là gì

Chairman là gì

PM là gì

Ceo là gì

6. Project Manager trong một số lĩnh vực phổ biến

Dưới đây là công việc cụ thể của Project Manager trong một số lĩnh vực phổ biến:

6.1. Công việc của Project Manager là gì trong lĩnh vực xây dựng

Quản lý dự án trong lĩnh vực xây dựng là người sẽ chịu trách nhiệm lập kế hoạch, điều phối, giám sát và hoàn thành các dự án xây dựng. Họ là cầu nối giữa chủ đầu tư, nhà thầu và những bên liên quan, đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ, ngân sách và chất lượng.

Công việc cụ thể của một Project Manager lĩnh vực xây dựng:

  • Phân tích yêu cầu của chủ đầu tư và lập kế hoạch dự án;

  • Lựa chọn nhà thầu phù hợp và đàm phán hợp đồng;

  • Giám sát tiến độ, chi phí và chất lượng của dự án;

  • Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án;

  • Báo cáo tình hình dự án cho chủ đầu tư.

Project Manager là gì? Mức thu nhập nhân viên PM bao nhiêu?

Project Manager trong lĩnh vực xây dựng

6.2. Công việc của Project Manager là gì trong lĩnh vực IT?

Vai trò chính của một Project Manager là gì trong lĩnh vực IT? Họ có trách nhiệm đảm bảo dự án được hoàn thành đúng tiến độ, đúng chất lượng và đúng nguồn lực được giao. Các nhiệm vụ cụ thể của PM lĩnh vực IT là:

  • Điều phối các hoạt động, xác định mục tiêu, lập lịch trình, ước lượng nguồn lực cần thiết và xác định những rủi ro tiềm năng.

  • Quản lý nhóm làm việc, bao gồm nhân viên IT và những bên liên quan như nhà cung cấp, đối tác, khách hàng.

  • Phân công nhiệm vụ cho những thành viên trong nhóm, theo dõi tiến độ làm việc và đảm bảo công việc được hoàn thành theo đúng quy định.

  • Nhận diện và đánh giá những rủi ro tiềm ẩn trong dự án; lập kế hoạch và triển khai những biện pháp phòng ngừa để đảm bảo dự án không bị chậm tiến độ hoặc gặp phải khó khăn không đáng có.

  • Liên lạc với các bên liên quan, báo cáo tiến độ và tình hình dự án, đưa ra các thông tin và giải thích trạng thái của dự án cho những bên liên quan.

  • Đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng những yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn đặt ra.

>>> Xem thêm: IT Là Gì? Những Điều Bạn Cần Biết Về Mua Của Mọi Ngành

6.3. Công việc của Project Manager là gì trong lĩnh vực tài chính ngân hàng?

PM trong lĩnh vực này là người chịu trách nhiệm quản lý, điều phối các dự án. Công việc của một Project Manager trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng bao gồm:

  • Xây dựng kế hoạch dự án, bao gồm: Phạm vi, thời gian, ngân sách và chất lượng dự án.

  • Lập kế hoạch và quản lý nguồn lực như nhân sự, tài chính, các tài nguyên liên quan.

  • Quản lý rủi ro và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.

  • Giám sát tiến độ và đảm bảo dự án hoàn thành đúng thời hạn, ngân sách và chất lượng.

  • Hoàn thành và cung cấp báo cáo kết quả dự án cho các bên liên quan.

Project Manager là gì? Mức thu nhập nhân viên PM bao nhiêu?

Project Manager trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

6.4. Công việc của Project Manager là gì trong lĩnh vực Marketing?

Project Manager là gì trong lĩnh vực marketing? Họ sẽ là người chịu trách nhiệm về việc lập kế hoạch, triển khai và quản lý các dự án marketing trong một doanh nghiệp. Công việc cụ thể bao gồm:

  • Phối hợp với những bên liên quan để xác định mục tiêu và phạm vi của dự án.

  • Lập kế hoạch và ngân sách cho dự án.

  • Tuyển dụng và quản lý những thành viên trong nhóm dự án.

  • Theo dõi tiến độ và giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.

Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề

7. Việc làm Project Manager

Bạn có thể tìm kiếm các cơ hội việc làm Project Manager ở đa dạng vị trí công việc khác nhau như:

  • Project Coordinator: Người điều phối viên dự án chịu trách nhiệm hỗ trợ Project Manager với các nhiệm vụ hành chính cụ thể liên quan đến dự án được giao của họ.

  • Operations Coordinator: Người điều phối tất cả hoạt động của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của họ là lập kế hoạch, giao việc cho các bộ phận, giám sát toàn bộ quá trình thực hiện và cuối cùng là đánh giá hiệu quả đạt được của công việc

  • Associate Project Manager: Là vị trí trợ lý cho trưởng phòng hoặc giám đốc trong doanh nghiệp. Vai trò của vị trí là hỗ trợ cấp trên trong việc điều hành hoạt động của các bộ phận hay công ty.

  • Junior Project Manager: Người quản lý dự án được hiểu đơn giản là người sắp xếp kế hoạch, thời gian thực hiện công việc, trang thiết bị, ngân sách,… của một dự án từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc.

  • Administrative Associate: Là trợ lý quản trị viên, có nhiệm vụ quản trị và điều phối hoạt động hành chính nhằm đảm bảo quá trình vận hành nội bộ doanh nghiệp diễn ra trôi chảy.

Project Manager là một nghề hấp dẫn với nhiều ưu điểm nổi bật. Để trở thành một quản lý dự án chuyên nghiệp thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ là người khơi dậy niềm đam mê và cũng là người giải quyết những vấn đề phức tạp của một dự án. Nếu bạn đang trong quá trình bắt đầu sự nghiệp của một nhà quản lý dự án thì những thông tin về Project Manager là gì và lộ trình trở thành một PM trong bài viết này của job3s sẽ rất hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công và thăng tiến trên con đường sự nghiệp của mình.

Các ngành nghề phổ biến
Báo chí – Truyền hình Môi trường – Xử lý chất thải
Bảo hiểm Mỹ phẩm – Thời trang – Trang sức
Bảo vệ Ngân hàng
Biên – Phiên dịch Nghệ thuật – Điện ảnh
Bưu chính viễn thông Nhân sự
Chăm sóc khách hàng Nhân viên kinh doanh
Cơ khí – Chế tạo Nhập liệu
Kế toán – Kiểm toán Nông – Lâm – Ngư – Nghiệp
Khách sạn – Nhà hàng Ô tô – Xe máy
Công chức – Viên chức Phát triển thị trường
Dầu khí – Địa chất Phục vụ – Tạp vụ – Giúp việc
Dệt may – Da giày Quan hệ đối ngoại
Dịch vụ Quản lý điều hành
Du lịch Quản trị kinh doanh
Freelancer Sinh viên làm thêm
Giáo dục – Đào tạo Sinh viên mới tốt nghiệp
Giao thông vận tải Thẩm định – Quản lý chất lượng
Hành chính – Văn phòng Thể dục – Thể thao
Hóa học – Sinh học Thiết kế – Mỹ thuật
In ấn – Xuất bản Thiết kế web
IT Phần cứng – mạng Thư ký – Trợ lý
IT phần mềm Thực phẩm – Đồ uống
KD Bất Động Sản Thương mại điện tử
Khu công nghiệp Tư vấn
Kiến Trúc – TK Nội Thất Vận hành sản xuất
Kỹ thuật Vận tải – Lái xe
Kỹ thuật ứng dụng Vật tư – Thiết bị
Làm bán thời gian Việc làm bán hàng
Làm đẹp – Spa Việc làm thêm tại nhà
Lao động phổ thông Xây dựng
Luật – Pháp lý Xuất – Nhập khẩu
Marketing – PR Y tế – Dược
Điện – Điện tử

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *