Viết được một CV thực tập sinh IT chuyên nghiệp, khoa học là thứ vũ khí lợi hại giúp ứng viên có thể săn được một vị trí thực tập như ý. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tạo ra một bản CV thực tập công nghệ thông tin ấn tượng và hút sự quan tâm đặc biệt của nhà tuyển dụng ngay trong lần đầu tiên. Nếu bạn là một trong số đó, hãy cùng Job3s khám phá ngay sau đây về cách trình bày một CV mẫu CV cho thực tập sinh IT chuẩn chỉnh nhất nhé.
>>> Xem thêm: Mẫu CV Đẹp Online Miễn Phí Cho Mọi Ngành Nghề
1. Khái niệm và vai trò của CV thực tập sinh IT
Làn sóng công nghệ hiện hữu và ứng dụng to lớn của ngành công nghệ thông tin chính là một trong những điều kiện tốt giúp cho thực tập sinh của ngành này dễ dàng hơn trong quá trình lựa chọn những địa điểm rèn luyện lý tưởng.
Thế nhưng ở tư thế là những “người học việc”, ngoài sự sự cầu thị, chí tiến thủ, tinh thần ham học hỏi và một vốn kiến thức chuyên ngành chắc chắn, những coder “nghiệp dư” cần thiết sở hữu trong tay một bản CV thực tập công nghệ thông tin (CNTT) chất lượng. CV thực tập CNTT là một bản tóm lược những thông tin cá nhân ứng viên được gửi đến nhà tuyển dụng trong vòng sơ loại đầu tiên.
Những thông tin có tác dụng cung cấp một cái nhìn tổng quát về ứng viên thực tập IT mà doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng, mặt khác cho phép những thực tập sinh khẳng định được năng lực và gia tăng được sức cạnh tranh lọt vào vòng phỏng vấn với những ứng viên khác.
Trên thực tế, bản CV thực tập sinh IT không quá cầu kỳ và dễ dàng được chấp nhận bởi các đơn vị, tổ chức nhỏ trong bối cảnh khát nhân lực ngành này trầm trọng. Ngược lại, tại các tập đoàn, công ty lớn…bản CV thực tập công nghệ thông tin cần được đầu tư một cách trau chuốt kỹ càng về mặt nội dung lẫn hình thức để tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ.
Xem thêm: Cách viết CV thực tập gây ấn tượng dù chưa có kinh nghiệm
2. Hướng dẫn cách viết CV cho thực tập sinh IT
Tùy vào quy mô và yêu cầu của từng doanh nghiệp, mà mẫu CV thực tập sinh IT sẽ có hình thức khác nhau. Bên cạnh lựa chọn một hình thức đẹp cho CV xin việc của mình, nội dung của bản CV công nghệ thông tin chuẩn cần bắt buộc một số nội dung chính bao gồm: Mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng, trình độ học vấn, kinh nghiệm, hoạt động tham gia, dự án. Với mỗi trường thông tin trên sẽ có cách triển khai nội dung khác nhau.
2.1. Thông tin cá nhân
Nằm ở vị trí mở đầu CV, thông tin cá nhân có tác dụng mang đến nhà tuyển dụng một cái nhìn tổng quát về ứng viên của mình. Đặc biệt, nội dung này có tác dụng lớn trong việc đảm bảo liên hệ giữa doanh nghiệp với các thực tập sinh trong quá trình sơ tuyển diễn ra.
Bí quyết để viết nội dung này chính là triển khai các thông tin bao gồm: Họ và tên, vị trí công việc ứng tuyển, địa chỉ, ảnh đại diện, giới thích, năm sinh, email, số điện thoại một cách khoa học, dễ nhìn nhất.
Trong đó, phần ảnh đại diện và email cần lưu ý về độ chuyên nghiệp. Không nhất thiết phải để ảnh thẻ nhưng không nên lạm dụng các tính năng chỉnh sửa ảnh hay sử dụng các hiệu ứng.
2.2. Mục tiêu nghề nghiệp
Một trong những nội dung quan trọng bậc nhất trong CV thực tập công nghệ thông tin hút sự quan tâm của nhà tuyển dụng công nghệ đó chính là mục tiêu nghề nghiệp.
Mục tiêu nghề nghiệp chính là nội dung cho thấy ứng viên thực tập sinh có sở hữu những phẩm chất tốt và đáng được họ nhân vào “học việc” và đào tạo hay không. Để có thể gây tượng với nhà quản lý doanh nghiệp công nghệ, trong CV thực tập IT bạn cần trình bày cụ thể rõ ràng về mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn của bạn khi được nhận vào việc.
Trên thực tế, các nhà tuyển dụng thường có xu hướng lựa chọn những ứng viên có cùng mục tiêu phát triển với doanh nghiệp. Cho nên, ngoài việc chứng minh rằng, mình sở hữu những tố chất phù hợp với công việc, bạn cũng cần cố gắng định hướng mục tiêu của mình linh hoạt theo chiến lược phát triển của công ty công nghệ đó nữa nhé.
>>> Xem thêm: Bí quyết viết CV thực tập sinh kế toán “đốn tim” nhà tuyển dụng
2.3. Trình độ học vấn
Như các mẫu CV ứng tuyển các vị trí khác, trình độ học vấn trong CV thực tập sinh công nghệ thông tin phản ánh được quá trình rèn luyện, bồi dưỡng của ứng viên trong quá trình theo học các trường đại học, cao đẳng hay các trung tâm tin học, lập trình.
Tuy vậy, điều này không đồng nghĩa với việc bạn trình bày toàn bộ những dữ kiện liên quan đến việc học mà chỉ lượm nhặt một số dữ kiện quan trọng bao gồm: tên Trường, trung tâm đào tạo lập trình, code và thời gian bạn từng theo học, xếp loại, chuyên ngành. Ví dụ, bạn có thể trình bày nội dung này như sau:
2.4. Kinh nghiệm làm việc
Phần lớn thực tập sinh IT là các sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin tại các trường đại học, cao đẳng hay những tín đồ của việc làm IT vừa tốt nghiệp các trung tâm lập trình, sửa chữa máy tính…mong muốn được học việc.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn bỏ trống nội dung này. Hãy ghi vào kinh nghiệm quá trình thực tập của bạn hay những hoạt động, dự án bạn từng tham gia liên quan đến công nghệ thông tin trước đây nhé. Nó có tác dụng tạo ấn tượng cực tốt trong nhà tuyển dụng đấy nhé.
Một lưu ý nho nhỏ là khi trình bày kinh nghiệm làm việc, hãy chỉ rõ tên công ty/tổ chức/dự án, thời gian làm việc và vị trí cũng như mô tả công việc bạn từng đảm nhiệm nhé.
2.5. Kỹ năng
Kỹ năng đích thị là điểm nhấn trong CV của thực tập sinh IT. Bởi lẽ, thông quá các kỹ năng hiện có, họ có thể hình dung được mức độ, tốc độ hoàn thành công việc được giao của bạn như thế nào? Hãy chắc chắn rằng, những kỹ năng được trình bày theo từng gạch đầu dòng một cách rõ ràng.
2.6. Hoạt động
Bên cạnh mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng thành tố trong CV thực tập công nghệ thông tin giúp bạn dễ dàng lọt vào mắt xanh của những đơn vị tuyển dụng nhân lực thực tập IT, đó chính là hoạt động, dự án tham gia. Bởi lẽ, nó minh chứng được rằng, bạn là người nhiệt tình, năng động, ham học hỏi cũng như có ít nhiều kinh nghiệm thực hành.
Nếu từng tham gia những dự án về công nghệ thông tin trong quá khứ, trong quên trình bày cụ thể, tên dự án, thời điểm tham gia, những đầu việc từng làm và kết quả dự án trong CV thực tập công nghệ thông tin nhé.
2.7. Chứng chỉ
Đừng quên trình bày những chứng chỉ liên quan đến minh chứng cho độ thành thạo những kỹ năng, bạn trình bày bên trên nhé. Một số chứng chỉ mà phần lớn các đơn vị doanh nghiệp công nghệ thông tin mong đợi bao gồm: Chứng chỉ ngoại ngữ (JLPT tiếng Nhật, Ielts tiếng Anh), chứng chỉ tin học văn phòng.
>>> Xem thêm: Cách viết CV nhân viên văn phòng “đốn tim” nhà tuyển dụng
3. Mẫu CV xin việc thực tập sinh IT
Dưới đây là một vài mẫu CV thực tập sinh IT chuyên nghiệp sẽ giúp bạn ghi điểm và thể hiện tiềm năng của mình trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Xin mời bạn tham khảo!
4. Lưu ý khi viết CV thực tập sinh IT
Đến đây, chắc bạn cũng hình dung cách viết CV thực tập sinh tại những công ty công nghệ như ý rồi đúng không nào. Nhưng, hãy khoan còn vài lưu ý bạn cần nằm lòng ngay sau đây:
Trung thực
Có nhiều trường hợp CV khá “chất lượng” về nội dung bị nhà tuyển dụng xóa sổ ngay vì thông tin bị phóng đại một cách quá mức. Trường hợp không bị soi và loại từ vòng gửi xe, vòng phỏng vấn cũng không hiệu quả bởi sự bối rối, ngại hùng hay lộ ra những biểu hiện nói dối.
Sử dụng từ khóa chuyên môn
Đưa vào CV các từ khóa chuyên ngành như C++, lập trình, Java Script, PHP,.. phù hợp từ tiêu đề tuyển dụng hoặc mô tả công việc để làm nổi bật hồ sơ của bạn.
Kiểm tra chính tả
CV là một bản tóm lược gói gọn trong 1 -1,5 tờ A4 nến bất cứ một lỗi chính tả nào cũng đều sẽ trở thành một hạt sạn to đùng. Nhà tuyển dụng có thể nghi ngờ họ đang tuyển dụng một ứng viên thiếu cẩn thận trong công việc.
Những bài viết liên quan:
– Nhiệt huyết tuổi trẻ qua CV tình nguyện viên cực chất
– Tuyệt chiêu viết CV SEO tăng thêm sức hút bạn nên biết
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu đơn xin nghỉ việc
Trên đây là toàn bộ những thông tin hướng dẫn bạn viết CV thực tập sinh IT. Mong rằng, những thông tin này Job3s cung cấp sẽ thực sự hữu ích với bạn trong quá trình ứng tuyển một vị trí việc làm thực tập sinh IT như ý.