Tính cách trong CV đóng một vai trò quan trọng trong việc giới thiệu bản thân và gửi đi thông điệp về cá nhân và phẩm chất của ứng viên. Trong quá trình tuyển dụng, nhà tuyển dụng không chỉ quan tâm đến kỹ năng và kinh nghiệm, mà còn muốn tìm hiểu về tính cách và giá trị mà ứng viên có thể mang đến tổ chức. Vậy viết như thế nào để thu hút nhà tuyển dụng, cùng Job3s tìm hiểu nhé.
1. Thể hiện tính cách trong CV
Trong xã hội ngày nay người ta có thể đoán được tính cách của một người dựa vào cách trò chuyện, thể hiện quan điểm, cách mà người đó phản ứng với những sự vật sự việc xung quanh, dựa vào cách nghĩ cách làm để đánh giá tính cách. Nhiều người sẽ thể hiện tính cách rất rõ qua cách viết những dòng trạng thái bình luận comment trên mạng xã hội để bày tỏ quan điểm, từ đó dễ dàng để đánh giá nhận xét tính cách.
Có những người lại hướng nội hơn khi ít bày tỏ cách nghĩ, quan điểm vì vậy cần thời gian nhiều hơn để đánh giá tính cách của người đó. Người ta thể hiện tính cách ở nhiều nơi và nhiều trường hợp, ngay trên cả phần chú thích công việc, trong những bản CV xin việc hay CV online.
Tính cách trong CV có thể không có mục cụ thể mà ngầm thể hiện qua các mục kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm nghề nghiệp,… Khi có một mục riêng “tính cách” thì bạn có thể thoải mái thêm những tính từ mô tả tính cách để nhà tuyển dụng có thể hiểu bạn.
Ở phần này bạn có thể nêu ra khả năng, tính cách, thể hiện ra sao, tưởng chừng như chỉ là việc nhỏ nhưng tất cả nhà tuyển dụng rất để tâm tới. Khi xem tính cách của nhân sự sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được bạn có phù hợp với văn hóa công ty và những điều rất riêng của công ty hay không.
2. Những tính cách nên điền trong CV
Trên đời này có đủ các thể loại tính cách, vậy bạn biết chọn sao để có lợi cho bạn bây giờ? Hãy xem ngay dưới đây nhé.
2.1. Tính chuyên nghiệp
Công ty nào cũng cần những nhân viên có cách làm việc chuyên nghiệp. Sự chuyên nghiệp thể hiện ở những việc như luôn hoàn thành đúng thời hạn các công việc được giao, không nề hà hay đòi hỏi quá đáng hơn người khác trong công việc mà cố gắng khắc phục những thử thách để làm xuất sắc những nhiệm vụ, luôn luôn đúng giờ trong các cuộc họp, đi làm, thành thạo về chuyên môn, phong cách chuẩn tác phong làm việc phù hợp với môi trường làm việc.
Ngoài ra hòa nhập nhanh với các môi trường mới để kết nối và làm việc với mọi người một cách nhanh chóng. Thích ứng tốt với những điều kiện làm việc mới, biết cách sử dụng các ứng dụng, công nghệ mới để có thể làm việc nhanh hơn và sử dụng tốt và thành thạo những kỹ năng cơ bản để làm việc cho doanh nghiệp, biết cách thuyết trình trước đám đông, có thể nói chuyện giao tiếp chuyên nghiệp khéo léo với mọi người.
2.2. Biết lắng nghe
Tính cách này được các công ty rất ưa chuộng, bởi vì họ sẽ là những người biết tiếp thu những kiến thức mới và có sự nhìn nhận vô tư công tâm với những sai sót của bản thân bị người khác khiển trách từ đó có thể cải thiện bản thân tốt hơn. Lắng nghe ở đây không chỉ là nghe về thể chất thông thường mà còn là sự lắng nghe từ tận trong tâm trong tim, hiểu và chất lọc để có thể suy nghĩ phản hồi lại.
Sự lắng nghe có nghĩa là bạn cần phải rất tập trung xem người khác đang nói gì, đang có sự quan tâm tới nội dung nói, nghe có chủ ý để có thể giải quyết xử lý thông tin.
2.3. Nhiệt tình
Một người có tính cách nhiệt tình sẽ rất hăng hái tham gia vào công việc và những nhiệm vụ được cấp trên giao xuống. Họ sẽ không quản nặng nhọc và có thể làm thêm tăng ca hoặc giúp đỡ cho công việc của công ty dù ở ngoài giờ hành chính. Ưu điểm của người nhiệt tình chắc chắn là có nhiều, không thể kể hết ra ở đây.
Họ luôn hừng hực khí thế làm việc chăm chỉ, sẵn sàng bỏ công sức và thời gian ra để có thể học thêm điều mới từ những gì nhỏ nhất, sẵn lòng bắt nhịp với mọi người và cố gắng hoàn thành các công việc tốt nhất.
Một người có tính cách thái độ nhiệt tình sẽ luôn được đánh giá cao dù cho chuyên môn của họ hơi bị ít hơn người khác một chút,. Lòng nhiệt huyết không phải ai cũng có còn trình độ chuyên môn nếu bạn chưa biết thì sẽ được hướng dẫn.
2.4. Ham học hỏi
Ham học hỏi là tính cách trong CV bạn có htể tham khảo. Người có tính cách này có thể phát triển được khả năng của mình từng ngày dựa vào sự chăm chỉ và nỗ lực, tinh thần tự học và ham hiểu biết của mình. Những người lãnh đạo là người giao việc và cũng là người có thể dẫn dắt các ứng viên.
Chính vì thế họ cũng rất thích những người ham học hỏi, điều đó cho thấy nhân viên đó tận tâm với công việc, muốn hoàn thành công việc tốt nên mới có các câu hỏi như vậy, để giúp cho công việc đi đúng hướng. Hơn nữa nhân lực là cốt lõi đối với công ty cho nên là một người ham học hỏi chắc chắn sẽ trở thành người tài giỏi trong tương lai chính vì thế mà doanh nghiệp sẽ sở hữu một nhân viên tài năng đem lại nhiều giá trị hơn trong tương lai.
2.5. Trung thành tận tụy
Những người có tính trung thành tận tụy trong công việc sẽ nhận được ấn tượng tốt của những người lãnh đạo. Ai tuyển dụng nhân sự cũng muốn chọn về cho công ty một “bát nước đầy”, đó là những người vừa có chuyên môn tốt vừa có được sự tận tụy đối với tổ chức, trình bày mục tiêu nghề nghiệp trong CV rõ ràng, gắn bó lâu dài tạo ra những giá trị cho tổ chức, tập thể chung. Đức tính này thường thấy ở những người nhiệt tình, yêu công việc.
2.6. Trung thực
Không một tổ chức nào muốn nhận những nhân viên không thành thật trong công việc. Khi làm việc sẽ cần hợp tác tương tác nhiều, giao phó những công việc chính vì thế mà họ rất chuộng những cá nhân mà có sự trung thực tuyệt đối.
Nếu bạn không thích nói dối, luôn làm mọi thứ dựa trên sự thành thật thì hãy liệt kê vào trong CV đức tính nổi bật này nhé. Bạn đừng coi trung thực là điều hiển nhiên không đáng để nhắc đến, trong xã hội ngày nay đâu phải ai cũng có thể làm việc và nói lên những sự thật, vì thế đây là một điểm cộng sáng chói.
2.7. Độc lập
Họ sẽ làm việc rất tự chủ, chủ động và không ỷ lại công việc cho người khác. Tính cách này sẽ là điểm cộng dành cho CV của bạn. Trong mọi công việc ngành nghề, sẽ thật khó để có thể lúc nào cũng có những nhóm làm việc hay những tổ làm việc chung nhau tạo ra kết quả công việc. Chính vì thế mà bạn sẽ có lợi thế hơn khi mà có tính cách độc lập, bạn nên liệt kê ngay tính cách này vào trong CV.
3. Viết mục tính cách trong CV theo những ngành nghề
Khi bạn apply vào các vị trí thì bạn cần phải viết ra những tính cách sao cho nổi bật lên được sự liên quan và phù hợp với vị trí mà bạn đang muốn ứng tuyển. Tôi sẽ lấy ví dụ để bạn dễ hiểu:
Ứng tuyển ngành Marketing:
- Sáng tạo: Có khả năng tư duy sáng tạo và đưa ra ý tưởng mới mẻ trong việc phát triển chiến lược tiếp thị.
- Tư duy phân tích: Có khả năng phân tích dữ liệu và hiểu được thị trường, khách hàng để đưa ra các chiến lược phù hợp.
- Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng giao tiếp tốt, thể hiện ý tưởng một cách rõ ràng và thuyết phục để tương tác với đội ngũ và khách hàng.
– Ứng tuyển vị trí công nghệ thông tin:
- Suy nghĩ logic: Có khả năng suy nghĩ logic và phân tích vấn đề để đưa ra giải pháp kỹ thuật.
- Kiên nhẫn: Có khả năng làm việc một cách kiên nhẫn và chịu được áp lực trong việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp.
- Tinh thần cầu tiến: Sẵn sàng học hỏi và nâng cao kiến thức, theo dõi các xu hướng công nghệ mới và áp dụng vào công việc.
– Quản lý nhân sự:
- Kỹ năng quản lý: Có khả năng tổ chức công việc, quản lý thời gian và nguồn lực để đạt được mục tiêu của tổ chức.
- Sự nhạy bén: Có khả năng nhận biết và hiểu được nhu cầu của nhân viên và xây dựng môi trường làm việc tích cực.
- Tinh thần hợp tác: Có khả năng làm việc trong nhóm, xây dựng mối quan hệ tốt và giúp đỡ các thành viên trong tổ chức.
– Tài chính ngân hàng
- Kỹ năng phân tích số liệu: Có khả năng phân tích số liệu tài chính, đưa ra dự báo và đánh giá rủi ro để hỗ trợ quyết định tài chính.
- Chính xác và chi tiết: Cẩn thận trong việc kiểm tra và xử lý các thông tin tài chính để đảm bảo tính chính xác.
- Sự quản lý rủi ro: Có khả năng đánh giá và quản lý rủi ro tài chính, tìm kiếm các giải pháp tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận.
Tính cách ghi trong CV về bản chất là một hình thức tự đánh giá suy nghĩ về tính cách của bản thân để nhà tuyển dụng có thể có được cái nhìn khái quát xem bạn có đáp ứng được văn hóa công ty và phù hợp với đội ngũ công ty hay không.
4. Những lưu ý quan trọng khi viết tính cách trong CV
Khi điền mục tính cách trong CV bạn cũng cần ghi nhớ những điểm quan trọng để không phạm phải những lỗi cơ bản:
– Bạn chỉ nên chọn những đặc điểm tính cách nổi bật và có liên quan nhiều tới công việc mà bạn ứng tuyển chứ không nên liệt kê hết tất cả mọi sở thích tính cách ở bên trong mục tính cách, sở thích trong mẫu CV nhìn nó thừa thãi và khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy rối với CV của bạn
– Đừng sao chép tính cách của người khác mà hãy là chính mình, không ai có thể thay thế được bạn và bạn là phiên bản duy nhất. Hãy tự tin thể hiện cá tính bản thân bạn nhé
– Nên kiểm tra kỹ càng sau khi hoàn thành mục tính cách trong CV
– Không liệt kê những tính cách gây mất thiện cảm như bừa bãi, tùy hứng, nóng tính, thất thường,.. vì điều đó sẽ chỉ gây bất lợi cho bạn và khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy khó hiểu khi bạn lại liệt kê những tật xấu như vậy trong khi bạn đang tìm việc
Những bài viết liên quan:
– Mách bạn các phần mềm làm CV độc đáo và đỉnh nhất hiện nay
– Tiêu Đề CV Nên Ghi Gì? Cách Viết Tiêu Đề CV Chuẩn
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu đơn xin nghỉ việc
Tham khảo ngay những thông tin liên quan trong cách viết Cv:
Chuyên môn trong Cv |
Cv trái ngành |
Điểm mạnh điểm yếu trong Cv |
Sức khỏe trong Cv |
Sở thích trong Cv |
Kỹ năng trong Cv |
Thông tin thêm trong Cv |
Chứng chỉ trong Cv |
Hôn nhân trong Cv |
Tiêu đề Cv |
Giới thiệu bản thân trong Cv |
Tính cách trong Cv |
Thông qua bài viết về tính cách trong CV bạn đã thấy nó là một yếu tố quan trọng để gửi đi thông điệp về cá nhân và giá trị của bạn cho nhà tuyển dụng. Bằng cách sử dụng các từ ngữ và ví dụ cụ thể, bạn có thể mô tả tính cách của mình một cách chính xác và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Hy vọng bạn có những thông tin bổ ích của Job3s đem lại sẽ giúp bạn thu hút nhà tuyển dụng.