Vị kỷ tốt hay xấu? Ranh giới mỏng manh dễ khiến con người phạm phải sai lầm

Có rất nhiều định nghĩa khoa học về tâm lý vị kỷ nhưng ít ai quan tâm đến vị kỷ tốt hay xấu và ảnh hưởng của nó trong xã hội. Điều tưởng chừng như tiêu cực ấy lại là động lực cho sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, khi để tâm lý này lấn át, con người sẽ hình thành tư duy cố chấp, không chấp nhận quan điểm trái chiều.

1. Thiên kiến vị kỷ là gì?

Để trả lời câu hỏi chủ nghĩa vị kỷ tốt hay xấu, trước tiên cần tìm hiểu khái niệm của tâm lý này. Theo từ điển tiếng Việt, vị kỷ là tư tưởng chỉ biết đến lợi ích của cá nhân mình, đặt lên trên lợi ích xã hội, điều này trái ngược với chủ nghĩa vị tha.

Tâm lý vị kỷ cho thấy rằng con người ta luôn bị thúc đẩy bởi tư lợi và ích kỷ, ngay cả khi họ đang thực hiện những hành động có vẻ vị tha. Ví dụ, khi ai đó quyết định giúp đỡ người khác, thực ra họ làm điều đó vì lợi ích cá nhân mà họ hy vọng đạt được cho mình. Những mâu thuẫn trên khiến nhiều người hoài nghi chủ nghĩa vị kỷ tốt hay xấu.

Vị kỷ tốt hay xấu? Ranh giới mỏng manh dễ khiến con người phạm phải sai lầm

Tâm lý vị kỷ tồn tại mọi nơi

Hiểu một cách khác, triết lý của chủ nghĩa vị kỷ chính là: “Tôi là quan trọng nhất. Hạnh phúc của tôi là hàng đầu, đau khổ của tôi phải được loại bỏ trước”. Điều này nghe có vẻ ấu trĩ và ích kỷ, nhưng nếu ta nhìn nhận lại chính mình, nó chính là bản chất của con người.

Vậy vị kỷ tốt hay xấu khi mà phần lớn hành vi chúng ta thực hiện trong cuộc sống được thúc đẩy bởi mưu cầu hạnh phúc và nhu cầu cá nhân?

2. Vị kỷ tốt hay xấu?

Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa thể nhận định chính xác chủ nghĩa vị kỷ tốt hay xấu. Việc đặt lợi ích bản thân lên trên hết là một dạng tâm lý dễ hiểu, vì ta chỉ là con người bình thường. Mà bản tính của đa số con người là mong muốn nhận lợi từ người khác, thay vì giúp đỡ ai đó một cách vô tư.

Vị kỷ tốt hay xấu? Ranh giới mỏng manh dễ khiến con người phạm phải sai lầm

Vị kỷ tốt hay xấu là thắc mắc của nhiều người

Trong cuộc sống, mọi câu hỏi đều có 2 mặt vấn đề, và vị kỷ tốt hay xấu cũng tương tự. Tất nhiên, việc sống mà chỉ biết cho riêng bản thân mình chắc chắn là điều không tốt. Nếu như trong xã hội này ai ai cũng chỉ biết sống riêng mình, không biết sẻ chia, không có lòng nhân ái thì sẽ chẳng còn tình người tồn tại.

Nhưng nếu nhìn nhận khách quan ở nhiều góc độ thì vị kỷ cũng là một điều thiết yếu trong cuộc sống. Vị kỷ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự trao đổi, lưu thông để mọi người có được thứ mà mình muốn.

Theo Adam Smith: “Bữa tối của chúng ta không đến từ lòng nhân từ của người bán thịt, nấu rượu hay làm bánh; mà từ việc họ quan tâm tới lợi ích của bản thân. Nói cách khác, con người sống sót không nhờ vào lòng thương, mà nhờ vào tâm lý vị kỷ của người khác”.

Vị kỷ tốt hay xấu? Ranh giới mỏng manh dễ khiến con người phạm phải sai lầm

Quan điểm của Adam Smith về vị kỷ

Trên thực tế, khi đặt ra vấn đề vị kỷ tốt hay xấu, người ta thường dè bỉu và chê bai đức tính này. Đa số mọi người cho rằng đó là bản tính xấu xa và suy đồi, cần được đào thải xã hội tốt đẹp hơn. Cũng theo họ, trái ngược với vị kỷ là tính vị tha – lối sống tốt đẹp, luôn vì mọi người, cộng đồng. Trớ trêu thay, điểm chung của những tư tưởng này chính là: Hãy thực hiện vì lợi ích của người đưa ra lời khuyên đó.

Nói cách khác, đây là sự ngộ nhận đáng tiếc của nhiều người. Bởi, cách sống hy sinh bản thân mình vì “lợi ích chung nào đó” đôi lúc sẽ tạo ra những cá nhân yếu kém. Lúc này, người đó không có đủ bản lĩnh, cũng như tư cách để hạnh phúc. Như vậy, tập thể những cá nhân yếu kém không thể tạo nên một xã hội tốt đẹp được.

Nói chung, tư tưởng vị kỷ tốt hay xấu không hoàn toàn dựa vào khái niệm, nó phụ thuộc vào cách thể hiện của mỗi người trong từng hoàn cảnh khác nhau.

3. Biểu hiện của người vị kỷ

Bỏ qua vấn đề vị kỷ tốt hay xấu, có lẽ nhiều người còn chưa nhận định được mẫu người này trong xã hội. Sau đây là một vài biểu hiện giúp bạn dễ hình dung:

  • Ví dụ 1: Ngày nay, có rất nhiều người bỏ tiền ra đi làm từ thiện, tuy nhiên bao nhiêu trong số họ là xuất phát từ tình thương, lòng trắc ẩn. Bởi, mục đích của một số người là lợi ích và danh tiếng mà họ có thể nhận được sau hành động trên. Trong trường hợp này, câu trả lời cho vị kỷ tốt hay xấu đã rõ hoàn toàn.
  • Ví dụ 2: Một cặp trai xinh gái đẹp đang hẹn hò thì gặp một người ăn xin. Người này chắc chắn sẽ chọn chàng trai để xin tiền. Bởi lúc này, anh ta không thể không đưa cho một số tiền cho người nọ. Nhưng việc cho tiền này không chắc chắn là từ lòng thương hại, có thể anh ta chỉ muốn bảo vệ hình ảnh một người đàn ông phong độ. Có thể thấy, người ăn xin đang đánh vào tâm lý vị kỷ một cách tự nhiên nhất.

Qua các ví dụ trên, ta đã có thể nhận ra được những biểu hiện cơ bản ở người vị kỷ. Thực tế, kiểu người này hiện hữu ở mọi nơi, hoặc có thể chính bạn đang tồn tại tâm lý này. Vì thế, vị kỷ tốt hay xấu? Câu trả lời là không tốt cũng không xấu, khi bạn thể hiện nó đúng nơi, đúng lúc thì sẽ đem đến kết quả tốt đẹp và ngược lại.

4. Sự khác biệt giữa vị kỷ và vị tha

Lòng vị tha thuần túy là sự hy sinh của bạn mà không cần sự đền bù hay trả ơn lại. Nói đơn giản, đó là sự cho đi mà không mong cầu được báo đáp. Người vị tha sẽ nhìn người khác bằng lòng tốt, luôn đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu và cảm thông. Vì luôn biết nghĩ cho mọi người, nên họ có thể dễ dàng tha thứ cho lỗi lầm của người kia.

Vị kỷ tốt hay xấu? Ranh giới mỏng manh dễ khiến con người phạm phải sai lầm

Lòng vị tha là đức tính tuyệt vời của con người

Mặc khác, người vị kỷ chỉ biết đến lợi ích của mình, luôn đặt lợi ích bản thân lên trên hết. Họ làm việc gì cũng sẽ vì lợi ích của bản thân, ngay cả khi những hành động đó tưởng chừng đến từ lòng vị tha. Khi họ bị ai đó làm tổn thương thì không dễ dàng tha thứ cho người đó.

5. Yếu tố gì dẫn đến tâm lý vị kỷ

Tìm hiểu các yếu tố dẫn đến sự hình thành tâm lý vị kỷ sẽ giúp bạn nhận định rõ ràng hơn cho vấn đề vị kỷ tốt hay xấu.

5.1. Điểm kiểm soát tâm lý

Điểm kiểm soát tâm lý là mức độ để một người kiểm soát được các sự việc xảy ra trong đời sống. Điểm này bao gồm điểm kiểm soát nội tại và ngoại cảnh.

Người có điểm kiểm soát nội tại cho rằng những điều tuyệt vời và thành công đến với họ nhờ khả năng và sự cố gắng của bản thân. Nhưng một khi sự việc ngoài tầm kiểm soát, họ có xu hướng đổ lỗi cho những yếu tố bên ngoài. Họ luôn tự hào về thành tựu của bản thân, nhưng lại dễ tội lỗi và xấu hổ khi sự việc không như ý muốn.

Vị kỷ tốt hay xấu? Ranh giới mỏng manh dễ khiến con người phạm phải sai lầm

Tâm lý đổ lỗi hoàn cảnh

Ngược lại, người có điểm kiểm soát ngoại cảnh nghĩ rằng kết quả dù tốt hay xấu đều vì may mắn hoặc tác động bên ngoài. Họ có suy nghĩ bất lực trong việc kiểm soát số phận của mình.

Theo nghiên cứu, người có điểm soát tâm lý nội tại có nhiều khả năng thể hiện thiên kiến vị kỷ hơn số còn lại.

5.2. Mong muốn tạo động lực

Hai loại động lực được cho là yếu tố thúc đẩy thiên kiến vị kỷ là tự đề cao bản thân và tự thể hiện.

Khi một người có xu hướng tự đề cao, họ sẽ duy trì hình tượng của mình và cho rằng những điều tiêu cực xảy đến là do tác động ngoại lực. Còn khi con người có tính cách tự thể hiện, tức là họ mong muốn được ghi nhận và để lại dấu ấn đặc biệt đối với người khác. Cả hai điều trên đều hình thành nên tâm lý này.

Vị kỷ tốt hay xấu? Ranh giới mỏng manh dễ khiến con người phạm phải sai lầm

Người vị kỷ luôn đề cao giá trị bản thân

5.3. Tuổi, giới tính

Năm 2004, nhóm nghiên cứu Reiko Miyamoto đã chứng minh rằng tuổi tác và giới tính có ảnh hưởng đến khả năng đưa ra thiên kiến vị kỷ. Theo đó, người lớn tuổi và nam giới có xu hướng thể hiện tâm lý này cao hơn số còn lại.

5.4. Ảnh hưởng văn hoá

Đối với các nước phương Tây, chủ nghĩa cá nhân được đề cao nên tâm lý vị kỷ trở nên khá phổ biến. Trái lại, ở nền văn hóa cộng đồng châu Á, việc thành công hay thất bại là do sự hợp tác của tập thể, nên hành động vị kỷ ít xảy ra hơn.

Xem thêm: Trắc Nghiệm MBTI Và 16 Nhóm Kiểu Tính Cách MBTI Của Con Người.

6. Mặt tốt của tâm lý vị kỷ

Khi nhìn nhận vấn đề vị kỷ tốt hay xấu, nó không xấu xa như mọi người vẫn tưởng bởi những điểm tích cực sau đây:

6.1. Phát triển tối đa bản thân

Cuộc sống phức tạp đòi hỏi bạn cần chọn đúng con đường trong việc phát triển bản thân. Và chỉ khi suy nghĩ vị kỷ, bạn mới nhìn nhận được nhiều góc độ lợi ích khác nhau, từ đó thiết lập chiến lược dài hạn.

Vị kỷ tốt hay xấu? Ranh giới mỏng manh dễ khiến con người phạm phải sai lầm

Phát triển bản thân là mục tiêu của mỗi người

6.2. Tạo động lực cống hiến cho xã hội

Bao cấp là thời kỳ tồi tệ trong lịch sử đất nước ta do đi ngược với bản chất con người. Đó là: bạn sẽ không tận tâm cống hiến cho người khác khi chưa được đủ đầy các tham vọng của bản thân. Ngày nay, thị trường tự do tạo ra một xã hội đòi hỏi chúng ta phải thực tự cố gắng. Vì thế, đừng chối bỏ tính vị kỷ hay hoài nghi vị kỷ tốt hay xấu, hãy tận dụng nó đúng đắn hơn.

Xem thêm: Hướng Dẫn Viết Tính Cách Trong CV Để Thu Hút Nhà Tuyền Dụng.

7. Mặt xấu của thiên kiến vị kỷ

Người tôn thờ chủ nghĩa vị kỷ sẽ dễ mắc phải những sai lầm khi đưa ra quyết định, bởi họ không có tầm nhìn xa. Họ thường tập trung vào lợi ích thiển cận trước mắt như kinh tế, vật chất, mà bỏ qua giá trị lâu dài phi vật chất, phi lượng hoá. Nếu mọi người đều chỉ nghĩ đến bản thân thay vì suy xét đến lợi ích chung, tập thể/ xã hội đó sẽ suy đồi.

Ví dụ, trong một doanh nghiệp, người đứng đầu có triết lý vị kỷ sẽ có xu hướng chú trọng đến lợi ích của công ty và nhân viên, và hạ thấp nhu cầu của khách hàng. Tuy điều này có thể đem lại lợi nhuận ban đầu, nhưng doanh nghiệp khó hình thành được chỗ đứng vững chắc trong tương lai. Nói chung, nếu người vị kỷ chỉ tìm kiếm lợi lộc về riêng mình mà bỏ quên mục tiêu dài hạn của tập thể, thì kết quả đạt được là không đáng kể.

Vị kỷ tốt hay xấu? Ranh giới mỏng manh dễ khiến con người phạm phải sai lầm

Một tập thể không nên tồn tại tâm lý vị kỷ

Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề

8. Làm thế nào để cân bằng tư duy vị kỷ theo hướng tốt đẹp

Vì vậy, để cân bằng thiên kiến vị kỷ, cũng như xoá bỏ thắc mắc vị kỷ tốt hay xấu, ta có thể thực hiện một trong những cách sau:

  • Tự phát hiện tâm lý vị kỷ: Trước khi đưa ra quyết định về một sự việc nào đó, hãy dành thời gian để xem xét kỹ liệu mình đã đánh giá đúng chưa, mình có đang thiên vị bản thân hay không.

  • Tập chấp nhận: Chấp nhận rằng ai cũng có lúc sai sót, ai cũng có tâm lý vị kỷ.

  • Đối xử với chính mình bằng lòng trắc ẩn: Đừng đánh giá quá khắt khe với chính mình, hãy tự phê bình hành động sai lầm của bản thân bằng thái độ nhẹ nhàng.

9. Tình yêu vị kỷ tốt hay xấu?

Tình yêu vị kỷ là tình yêu xuất phát từ tâm lý luôn nghĩ đến bản thân đầu tiên, chỉ muốn dành lợi ích cho riêng mình. Cụ thể hơn, đó khi yêu một người và bạn lại muốn người đó chỉ thuộc sở hữu riêng mình. Điều này lâu dần chắc chắn sẽ gây ngột ngạt, gò bó cho bạn tình, dẫn đến một cuộc tình không hạnh phúc.

Vị kỷ tốt hay xấu? Ranh giới mỏng manh dễ khiến con người phạm phải sai lầm

Tình yêu vị kỷ không tốt cho mối quan hệ của bạn

Xét cho cùng, vị kỷ tốt hay xấu? Câu trả lời là nó không hoàn toàn là xấu xa, với điều kiện bạn chỉ “vị kỷ” đúng lúc, đúng chỗ. Bởi, nếu trong xã hội ai cũng chỉ biết lợi ích bản thân mình thì cuộc sống sẽ mất đi giá trị, ý nghĩa và tình thương giữa người với người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *