TOP các ngành nghề dễ và khó xin việc hiện nay: Cân nhắc trước khi chọn trường

TOP các ngành nghề dễ và khó xin việc hiện nay: Cân nhắc trước khi chọn trường

Đâu là các ngành nghề dễ và khó xin việc hiện nay? Đây là câu hỏi của rất nhiều người, nhất là những bạn đang lựa chọn ngành nghề trước kỳ thi đại học. Liệu trong tương lai thì công việc mà mình lựa chọn có còn được trọng dụng, nghề nghiệp này khó xin việc hay có thể mở ra cơ hội phát triển lớn?

1. Điểm danh các ngành nghề dễ và khó xin việc hiện nay

Mỗi một mùa tuyển sinh bắt đầu chính là lúc các sĩ tử băn khoăn về việc chọn ngành học cũng như nghề nghiệp trong tương lai. Chọn đúng nghề nghiệp chính là bước đệm vững chắc giúp các bạn trẻ phát triển và có bước đường công danh sự nghiệp thuận lợi hơn.

1.1. Những ngành nghề dễ xin việc

Ở thời điểm thị trường biến động không ngừng thì cơ cấu việc làm cũng thay đổi ít nhiều. Liệu đâu sẽ là các ngành nghề dễ và khó xin việc hiện nay? Và dưới đây chính là TOP những ngành nghề có cơ hội phát triển trong tương lai và dễ xin việc nhất mà các sĩ tử có thể cân nhắc lựa chọn.

Ngành công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin hay còn được viết tắt là IT (Information Technology) từ lâu vốn đã trở thành một trong ngành có triển vọng phát triển rất lớn. Đặc biệt trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, công nghệ thông tin được cho vào TOP những ngành nghề dễ xin việc nhất bởi nhu cầu tuyển dụng từ các đơn vị doanh nghiệp cực kỳ lớn.

Theo thống kê từ Bộ lao động thì Việt Nam mỗi năm có đến khoảng 1 triệu lao động trong lĩnh vực này, nhu cầu tuyển dụng nhân lực mỗi năm tăng đến 13%. Và con số này còn có thể tăng cao hơn nữa, nhất là trong thời điểm tin học hóa và công nghệ số bùng nổ như hiện nay.

TOP các ngành nghề dễ và khó xin việc hiện nay: Cân nhắc trước khi chọn trường

IT luôn là ngành được đánh giá cao khi đứng trước thắc mắc các ngành nghề dễ và khó xin việc hiện nay

  • Vị trí nhân lực của ngành: Vị trí làm việc đối với ngành nghề này vô cùng đa dạng, bạn sẽ có cơ hội làm việc và đảm nhiệm các chức vụ như: Lập trình viên IT, Kỹ sư phần mềm tại doanh nghiệp, Quản trị cơ sở dữ liệu, Bảo mật, Trí tuệ nhân tạo,…

  • Mức lương của ngành IT: Mức lương của ngành IT từ lâu đã được đánh giá với con số khủng. Theo báo cáo của nền tảng tìm việc TopCV, mức lương trung bình của ngành IT dao động từ 8.400.000 – 27.400.000 đồng/tháng. Kinh nghiệm càng nhiều, vị trí càng cao thì mức lương này càng hấp dẫn. Thậm chí, các vị trí quản lý cấp cao như CTO thì các doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra cả trăm triệu đồng để có thể giữ chân nhân sự.

  • Những trường đại học đào tạo: Hiện tại các trường Cao đẳng/Đại học đào tạo công nghệ thông tin rất nhiều, có thể kể đến một số trường bao gồm: Đại học Bách Khoa, Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học FPT, Cao đẳng FPT,…

Ngành thiết kế đồ họa

Thiết kế đồ họa chính là một trong những ngành nghề có sự “săn đón” ứng viên cực lớn từ ban tuyển dụng. Theo như số liệu được thống kế từ Trung tâm dự báo Nhân lực và Thị trường lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2021 cả nước cần đến 1 triệu nhân lực cho ngành nghề này.

  • Vị trí nhân lực của ngành: Đối với ngành Thiết kế đồ họa thì khi theo học bạn sẽ làm việc tại những vị trí như: Chuyên viên thiết kế, Tư vấn thiết kế, Thiết kế Website, Thiết kế logo, Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, Thiết kế nội thất,…

  • Mức lương của ngành Thiết kế đồ họa: Theo như số liệu thống kê thì ngành Thiết kế đồ họa có mức thu nhập cao, mỗi năm trung bình thu nhập có thể đến 130 triệu đồng/năm. Thậm chí, với các nhân sự có tay nghề cao thì mức lương và các chế độ phúc lợi còn có thể cao hơn nhiều.

  • Những trường đại học đào tạo: Hiện nay có rất nhiều trường Cao đẳng/Đại học và các trung tâm đào tạo mở ra để đáp ứng nhu cầu học tập của các bạn trẻ trong lĩnh vực này. Một số trường đại học chính quy đào tạo ngành nghề này bao gồm: Đại học Kiến trúc, Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, Đại học FPT, Đại học RMIT,…

TOP các ngành nghề dễ và khó xin việc hiện nay: Cân nhắc trước khi chọn trường

Thiết kế đồ họa cũng là một trong những ngành được cân nhắc nếu băn khoăn về các ngành nghề dễ và khó xin việc hiện nay

Chuyên ngành Marketing

Có một câu nói mà các dân trong chuyên ngành thường nói chính là “Marketing không lo chết đói” chính là thể hiện cơ hội việc làm rộng mở đối với ngành nghề này. Marketing chính là một trong những vị trí không thể thiếu đối với quy trình vận hành doanh nghiệp. Dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh hay doanh nghiệp lớn nhỏ nào đó, thì marketing chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Điều đó chính là lý do khiến bạn được “săn đón” nếu trở thành một Marketer trong tương lai.

  • Vị trí nhân lực của ngành: Khi trở thành một Marketer thì bạn có thể đảm việc công việc tại những vị trí như: Chuyên viên SEO, Chuyên viên Content – Sáng tạo nội dung, Chuyên viên Digital Marketing, PR Manager, Copywriter, Chuyên viên nghiên cứu thị trường,…

  • Mức lương của ngành marketing: Theo như số liệu thống kê thì ngành marketing có thu nhập cực khủng, nó sẽ tùy vào việc trí công việc hiện tại. Tuy nhiên trung bình hàng năm của một Marketer có thể tính đến 230 triệu đồng/năm.

  • Những trường đại học đào tạo: Một số trường đại học đào tạo ngành nghề này bao gồm: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Thương Mại, Đại học FPT,…

TOP các ngành nghề dễ và khó xin việc hiện nay: Cân nhắc trước khi chọn trường

Marketing cũng là ngành được nhiều bạn trẻ cân nhắc nếu băn khoăn về các ngành nghề dễ và khó xin việc hiện nay

Ngành Ngôn ngữ học

Trong thời buổi mở cửa du nhập nước ngoài như hiện nay thì Ngôn ngữ học được coi là ngành học HOT được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Thành thạo một ngôn ngữ mới không chỉ giúp bạn có thêm nhiều sự hiểu biết mà còn mang đến nhiều cơ hội làm việc rộng mở trong tương lai.

Ngôn ngữ Anh hiện tại là ngôn ngữ thông dụng trên toàn thế giới, được sư dụng tại hơn 50 quốc gia. Ngoài ra hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư như Hàn, Trung Quốc,… do vậy ngôn ngữ này cũng thu hút rất nhiều bạn học.

  • Vị trí nhân lực của ngành: Khi theo học Ngôn ngữ học thì bạn sẽ có cơ hội làm việc tại những vị trí như: Biên dịch viên, Phiên dịch viên, Hướng dẫn viên du lịch, Chuyên viên truyền thông và tổ chức sự kiện, Giáo viên, giảng viên,…

  • Mức lương của ngành Ngôn ngữ học: Mức lương trung bình hàng năm của ngành Ngôn ngữ học có thể lên tới 275 triệu đồng/năm.

  • Những trường đại học đào tạo: Hiện nay nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp về vị trí này rất lớn, do vậy các trường đại học đã thêm Ngôn ngữ học vào môn học chuyên ngành để đào tạo. Một số trường đại học đào tạo ngành nghề này có thể kể đến như: Đại học Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại Thương, Học viện Ngoại Giao,…

TOP các ngành nghề dễ và khó xin việc hiện nay: Cân nhắc trước khi chọn trường

Các ngành ngôn ngữ cũng luôn trong tình trạng khát nhân lực và được đánh giá cao khi nhắc đến các ngành nghề dễ và khó xin việc hiện nay

Ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử

Ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử chính là một trong những ngành học nghiên cứu, ứng dụng các vấn đề liên quan đến điện, điện tử và các chuyên ngành liên quan như: năng lượng, điện tử bạc, xử lý tín hiệu, hệ thống điều khiển,…

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, thì Điện – Điện tử cũng là một trong những ngành nghề dễ xin việc bởi nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao. Theo dự báo thì Việt Nam chính là một trong những quốc gia đặt trung tâm chế tạo sản phẩm điện tử trong khối ASEAN.

  • Vị trí nhân lực của ngành: Khi theo học Điện – Điện tử thì bạn có thể đảm nhiệm công việc tại một số vị trí như: Kỹ sư điện, Kỹ thuật viên bảo trì hệ thống điện, Chuyên viên quản lý dự án điện, Kỹ sư cơ điện tử,…

  • Mức lương của ngành Điện – Điện tử: Theo thống kê mức lương của ngành Điện – Điện tử hàng năm trong khoảng 197 triệu đồng/năm.

  • Những trường đại học đào tạo: Do nhu cầu tuyển dụng về ngành Điện – Điện tử rất lớn nên hiện nay có rất nhiều trường đào tạo chuyên ngành này, phủ rộng khắp cả nước: Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Điện lực…

TOP các ngành nghề dễ và khó xin việc hiện nay: Cân nhắc trước khi chọn trường

Gắn liền với thực tiễn nên Điện – Điện tử luôn được ưu tiên lựa chọn khi các bạn trẻ băn khoăn về các ngành nghề dễ và khó xin việc hiện nay

Ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn

Trong thời buổi mở cửa hội nhập như hiện tại thì Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn càng phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Theo số liệu thống kê cho thấy vị trí nhân lực tại ngành nghề này mỗi năm cần đến 40 nghìn lao động.

Đặc biệt hơn trong thời điểm hiện tại thì Du lịch được coi là một trong những ngành mũi nhọn giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển. Do vậy đây có thể nói là một trong những ngành nghề HOT dễ kiếm việc làm ở hiện tại và cả trong tương lai.

  • Vị trí nhân lực của ngành: Khi theo học Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn thì bạn có thể đảm nhiệm các vị trí làm việc bao gồm: Hướng dẫn viên du lịch, Điều hành du lịch, Tiếp viên hàng không, Quản lý bộ phận, Quản lý nhà hàng…

  • Mức lương của ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn: Lương trung bình hàng năm của vị trí này trong khoảng 138 triệu đồng/năm.

  • Những trường đại học đào tạo: Do nhu cầu tuyển dụng nhân lực lớn nên hiện nay có rất nhiều trường đào tạo ngành học này, bao gồm: Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Mở Hà Nội,…

TOP các ngành nghề dễ và khó xin việc hiện nay: Cân nhắc trước khi chọn trường

Thêm một sự lựa chọn sáng giá nếu vẫn đang phân vân các ngành nghề dễ và khó xin việc hiện nay chính là du lịch, nhà hàng, khách sạn

Xem thêm: Bản Mô Tả Công Việc Quản Lý Nhà Hàng Chi Tiết Nhất 2023

2.2. Các ngành nghề bão hoà khó xin việc

Trong thời buổi thị trường lao động cạnh tranh gay gắt, bạn cần biết các ngành nghề dễ và khó xin việc hiện nay để đưa ra sự lựa chọn phù hợp. Để trang bị cho bản thân được những hành trang tốt nhất cho bước đường sự nghiệp trong tương lai, dưới đây chính là một số ngành nghề có sự bão hòa nhân lực cao mà các bạn sĩ tử nên lưu ý.

Ngành Sư phạm

Theo như số liệu thống kê từ Bộ Giáo dục và Đào tạo thì mức độ bão hòa nhân lực tại ngành Sư phạm đang ở mức báo động đỏ. Hiện nay cả nước có đến gần 35 nghìn giáo viên phổ thông dư thừa và còn khoảng gần 10 nghìn sinh viên sư phạm sắp ra trường có nguy cơ thất nghiệp. Vì thế nên không khó hiểu khi sư phạm không được đánh giá cao khi nhắc đến các ngành nghề dễ và khó xin việc hiện nay.

Nguyên nhân bão hòa nhân lực được đánh giá là do dự báo tình hình giảm số lượng học sinh ở các cấp bởi kế hoạch hóa gia đình ở các cấp chưa được hợp lý, chỉ tiêu đào tạo chưa kiềm chế kịp thời và chính sách hỗ trợ học phí của ngành. Lượng sinh viên đăng ký học quá tải nhưng cơ hội làm việc trong tương lai rất thấp khiến cho nhiều sinh viên ra trường thất nghiệp.

TOP các ngành nghề dễ và khó xin việc hiện nay: Cân nhắc trước khi chọn trường

Sư phạm luôn là ngành không được đánh giá cao nếu đặt lên bàn cân với các ngành nghề dễ và khó xin việc hiện nay

Ngành Quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh có thể nói là một trong những ngành nghề HOT ở thời điểm trước. Tuy nhiên hiện tại đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, sự hội nhập mang đến nhiều cơ hội làm việc cho những ngành nghề liên quan nhưng cũng đem lại khó khăn, lúng túng cho các công ty và hệ thống doanh nghiệp.

Tuy nhiên do sự phát triển mạnh mẽ đó mà khối lượng sinh viên theo học ngành này cực lớn, do đó mức độ bão hòa nhân lực cũng đang đáng báo động.

Trong những năm gần đây số lượng thí sinh đăng ký học trung bình tăng 10% so với năm trước đó, số lượng tuyển sinh tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ khoảng 1000 người, nhưng lượng sinh viên đầu ra lên tới 10 nghìn người.

Do vậy chất lượng sẽ luôn được các doanh nghiệp ưu tiên hơn số lượng. Các tân ứng cử viên mới ra trường cần trang bị nhiều kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp hơn nữa và đương nhiên sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm hướng đi đúng đắn cho bản thân.

TOP các ngành nghề dễ và khó xin việc hiện nay: Cân nhắc trước khi chọn trường

Quản trị kinh doanh có còn là sự lựa chọn thông minh nếu cân nhắc đến các ngành nghề dễ và khó xin việc hiện nay

Xem thêm: Ngành Quản Trị Kinh Doanh Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Ngành Học Này Trong Mùa Tuyển Sinh 2023

Ngành Kế toán – Kiểm toán

Cách đây vài năm thì Kế toán – Kiểm toán là một trong những ngành học HOT thu hút rất nhiều sĩ tử. Tuy nhiên hiện nay ngành nghề này cũng đang ở mức dư thừa nhân lực và có mức báo động lớn.

Nguyên nhân dư thừa nhân lực tại ngành Kế toán – Kiểm toán là bởi hiện nay toàn quốc có đến khoảng 200 trường Cao đẳng và Đại học đào tạo, sinh viên theo học với số lượng lớn nhưng nhu cầu tuyển dụng không đủ đáp ứng. Lượng cung vượt quá cầu với tỉ lệ chọi lên tới 1/90. Do vậy nhiều sĩ tử phải chịu cảnh thất nghiệp hoặc làm trái ngành học ban đầu.

TOP các ngành nghề dễ và khó xin việc hiện nay: Cân nhắc trước khi chọn trường

Kế toán – kiểm toán cũng không nhận được sự đánh giá cao nếu cân nhắc về các ngành nghề dễ và khó xin việc hiện nay

Ngành Tài chính – Ngân hàng

Theo số liệu thống kê từ Viện Khoa học Lao động và Xã hội thì ngành Tài chính – Ngân hàng có mức độ tuyển dụng nhân lực lớn, nhưng số lượng cử nhân dư thừa không hề nhỏ. Từ thời điểm năm 2015, mức độ dư thừa nhân lực của vị trí này lên tới 12 nghìn người trong tổng số 29 nghìn tân cử nhân.

Đây là một trong những ngành TOP của kinh tế Việt Nam, tuy nhiên tỷ lệ chọi cũng rất cao. Do vậy các bạn sinh viên mới ra trường cũng như người làm việc lâu năm trong nghề cần trang bị nhiều kỹ năng chuyên môn hơn để có công việc như mong muốn.

TOP các ngành nghề dễ và khó xin việc hiện nay: Cân nhắc trước khi chọn trường

Nếu băn khoăn về các ngành nghề dễ và khó xin việc hiện nay thì bạn cũng nên suy nghĩ lại về việc chọn khối ngành tài chính, ngân hàng

Ngành Quản trị nhân lực

Quản trị nhân lực là một trong những ngành nghề mang đến bộ máy nhân lực chất lượng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên vị trí nhân sự tại doanh nghiệp với ngành Quản trị rất thấp, mỗi một doanh nghiệp đôi khi chỉ cần 1 cho đến 2 người đảm nhiệm.

Do vậy tỷ lệ chọi cũng như cơ hội làm việc tại ngành này rất lớn, tân cử nhân mới ra trường sẽ gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm. Đặc biệt, trong tình hình thị trường lao động cạnh tranh gay gắt như hiện nay, những cử nhân quản trị nhân lực lại càng ít cơ hội cạnh tranh.

Ngành Tâm lý học

Tâm lý học chính là một trong những ngành nghề có điểm thi đầu vào thấp, cùng với sự chưa rõ ràng về công việc trong tương lai nên sẽ mang đến nhiều băn khoăn cho sĩ tử.

Trong danh sách các ngành nghề dễ và khó xin việc hiện nay, tâm lý học là ngành khó kiếm việc cả ở thời điểm hiện tại và tương lai tại Việt Nam. Bởi lẽ hiện nay ở Việt Nam thì việc tìm chuyên gia tâm lý giải quyết các vấn đề như stress, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi,… vẫn chưa được phổ biến. Tuy nhiên, nếu thực sự đam mê và muốn theo đuổi ngành này thì bạn có thể cân nhắc thêm các phương án dự phòng hoặc lựa chọn du học tại các quốc gia có lĩnh vực tâm lý học thực sự phát triển.

2. Làm thế nào để chọn được ngành nghề phù hợp?

Theo các chuyên gia hướng nghiệp, để lựa chọn ngành nghề phù hợp, dễ xin việc trong các năm tới, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Nên chọn nghề mà bản thân mình thích thú.
– Đừng chọn nghề vượt quá tầm với, hãy chọn nghề mà bản thân mình có thể đáp ứng được.
– Hãy chọn nghề mà xã hội có nhu cầu, đừng chạy theo trào lưu
– Cuỗi cùng, hãy chọn nghề mà bản thân thấy ý nghĩa và bạn tận dụng được tối đa khả năng của mình.

TOP các ngành nghề dễ và khó xin việc hiện nay: Cân nhắc trước khi chọn trường

Tâm lý học cũng là một trong những ngành cần cân nhắc

Tìm hiểu các bài viết liên quan:

>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu đơn xin nghỉ việc

Tìm hiểu ngay kiến thức cơ bản liên quan đến ngành nghề

Học xuất nhập khẩu ở đâu

Bài phát biểu cho giám đốc dịp tất niên

Sourcing-la-gi

Sẽ gầy

Vnedu tra cứu điểm

Lợi nhuận gộp

Vi Thần là ai

Layoff

Các ngành nghề dễ và khó xin việc hiện nay

Trên đây chính là top các ngành nghề dễ và khó xin việc hiện nay, được tổng hợp một cách khách quan từ nhiều báo cáo uy tín. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn cho tương lai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *