Top 15 Những dấu hiệu rớt phỏng vấn việc làm dễ nhận biết

Top 15 Những dấu hiệu rớt phỏng vấn việc làm dễ nhận biết

Nếu tinh tế nhận ra được những dấu hiệu rớt phỏng vấn, bạn có thể tự mình tạo ra những tình huống có lợi cho bản thân để tự cứu chính mình. Tuy nhiên, khi rơi vào khoảnh khắc ấy, không phải ứng viên nào cũng có thể bình tĩnh để suy xét vấn đề biến “nguy” thành “cơ”. Chính vì vậy, để chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn sắp diễn ra, bạn hãy đọc thật kỹ những dấu hiệu “cảnh báo” rớt phỏng vấn phổ biến được Job3s bật mí nhé.

1. Nhà tuyển dụng không tập trung khi bạn nói

Người phỏng vấn có thể liên tục chuyển đổi chủ đề hoặc sử dụng câu hỏi không liên quan, cho thấy họ đang nghĩ về những vấn đề khác trong khi bạn nói. Nhà tuyển dụng cũng sẽ không nhìn vào bạn mà tập trung vào điện thoại di động hoặc những thứ xung quanh phòng, không lắng nghe hoặc không chú ý đến cử chỉ của bạn.

2. Câu trả lời của bạn liên tục bị gián đoạn và cắt ngang

Nếu bạn liên tục bị nhà tuyển dụng “cắt lời” khi đang nói thì rất có thể bạn đang được họ kiểm tra kỹ năng phản xạ trong giao tiếp. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, dấu hiệu này sẽ liên quan đến sự tự tin và kỹ năng giao tiếp. Vì câu trả lời của bạn không rõ ràng, không khiến nhà tuyển dụng thỏa mãn, họ sẽ không muốn nghe thêm và chuyển sang một chủ đề khác.

Top 15 Những dấu hiệu rớt phỏng vấn việc làm dễ nhận biết

Nhà tuyển dụng sẽ cắt ngang lời bạn chia sẻ nếu thấy bạn trình bày lan man (Nguồn: Internet)

3. Người phỏng vấn đề cập đến các kỹ năng mà bạn không có

Thay vì từ chối thẳng bạn không phù hợp với vị trí công việc, nhà tuyển dụng sẽ khéo léo đề cập đến những kỹ năng bạn không có. Tuy nhiên, điều này có thể chỉ là một phần của cuộc phỏng vấn để họ hiểu rõ hơn về năng lực của bạn và xem liệu bạn có khả năng học hỏi và phát triển trong vị trí công việc đó hay không.

4. Bạn hoàn toàn thụ động trong cuộc phỏng vấn

Hoàn toàn thụ động trong cuộc phỏng vấn có thể là một vấn đề lớn trong những dấu hiệu rớt phỏng vấn. Cuộc phỏng vấn là cơ hội để bạn thể hiện năng lực, sự quyết tâm, và kiến thức của mình về vị trí công việc. Nếu bạn không tham gia tích cực và chỉ trả lời câu hỏi mà không có sự tương tác hoặc không đặt câu hỏi lại cho nhà tuyển dụng, bạn có thể để lại ấn tượng không tốt với họ.

Bạn hãy cố gắng tạo ra một cuộc trò chuyện có sự tương tác thay vì một cuộc phỏng vấn đơn thuần. Ví dụ như: thảo luận về chủ đề liên quan đến công việc và cách bạn có thể đóng góp cho công ty.

Top 15 Những dấu hiệu rớt phỏng vấn việc làm dễ nhận biết

Bạn hãy biết cách đặt ngược lại câu hỏi để tương tác với nhà tuyển dụng (Nguồn: Internet)

5. Ánh mắt của nhà tuyển dụng luôn nhìn vào màn hình máy tính

Trong lúc phỏng vấn bạn, nhà tuyển dụng vẫn sẽ có những công việc khác cần phải giải quyết và liên tục nhìn vào màn hình máy tính. Do đó, bạn hãy đánh thức họ và chủ động đề xuất đến một lịch phỏng vấn khác khi họ bớt bận rộn hơn.

Trong một vài trường hợp cử chỉ này cũng không hẳn một trong những dấu hiệu bạn rớt phỏng vấn, người phỏng vấn có thể đang ghi chép thông tin quan trọng hoặc chú tâm vào việc lắng nghe bạn.

6. Người phỏng vấn yêu cầu bạn nói nhanh hơn

Khi người phỏng vấn yêu cầu bạn nói nhanh hơn, đây có thể là một dấu hiệu cho thấy họ đang cảm thấy thời gian bị lãng phí hoặc muốn bạn tóm tắt thông tin một cách súc tích hơn. Mặt khác, họ đang dần mất đi sự kiên nhẫn với bạn, không muốn giao tiếp với bạn thêm vì cảm thấy bạn trình bày sáo rỗng, không thấy được năng lực thực sự của bạn trong công việc.

7. Nhà tuyển dụng liên tục nói và bạn chỉ nghe

Khi nhà tuyển dụng liên tục nói và bạn chỉ nghe, đó có thể là một tình huống không lý tưởng trong cuộc phỏng vấn. Bạn không biết cách đặt câu hỏi khiến cuộc phỏng vấn đi vào “ngõ cụt” nên buộc hỏi phải chia sẻ câu chuyện về công ty và vị trí ứng tuyển với bạn. Điều này cho họ cảm giác như họ đang độc thoại và bạn sẽ nhận ra đó là một trong những dấu hiệu rớt phỏng vấn.

8. Không có câu hỏi về chuyên môn công việc cho bạn

Nếu nhà tuyển dụng không có đặt nhiều câu hỏi liên quan đến chuyên môn công việc của bạn thì rất có thể, bạn không là người họ nhắm đến cho vị trí tuyển dụng. Đôi khi, các vấn đề chuyên môn đã được thảo luận qua email hoặc cuộc gọi trước cuộc phỏng vấn, nên nhà tuyển dụng có thể không đặt lại các câu hỏi này trong cuộc phỏng vấn trực tiếp.

Top 15 Những dấu hiệu rớt phỏng vấn việc làm dễ nhận biết

Bạn không có cơ hội nói về chuyên môn của mình thì bạn có thể rớt phỏng vấn (Nguồn: Internet)

9. Nhà tuyển dụng phản đối nhiều quan điểm của bạn

Nếu bạn đưa ra nhiều quan điểm khiến họ cảm thấy không phù hợp với sứ mệnh chung của công ty, chắc chắn bạn sẽ không có tấm vé trở thành “nhân viên chính thức” của công ty họ. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy khó khăn khi làm việc với một người không chung hệ giá trị. Đây là một trong những dấu hiệu rớt phỏng vấn rõ nhất mà bạn dễ nhận ra.

10. Họ không ngừng nhắc về những khó khăn trong công việc

Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ nhắc đến những nấc thang trong công việc và lộ trình thăng tiến trong công ty như tạo một sự khởi đầu mới cho ứng viên. Tuy nhiên, nếu họ chỉ nhắc về khó khăn, bạn phải ngầm hiểu rằng họ đang cố gắng đẩy bạn theo hướng thấy thách thức, gian nan mà tự động rút lui.

11. Nhà tuyển dụng không tích cực khi bạn đề xuất mức lương

Nhà tuyển dụng đang đánh giá bạn ở một thang lương khác ngoài sự kỳ vọng của bạn. Do vậy, khi bạn đề xuất mức lương họ sẽ không tích cực phản hồi và rất có thể sẽ hẹn bạn trả lời trong email sau vài ngày. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đàm phán về mức lương, hãy tìm lời khuyên từ người thân, bạn bè hoặc người hỗ trợ trong ngành nghề của bạn.

Top 15 Những dấu hiệu rớt phỏng vấn việc làm dễ nhận biết

Nhà tuyển dụng có thể sẽ tỏ thái độ không hài lòng với bạn khi phỏng vấn (Nguồn: Internet)

12. Cuộc phỏng vấn kết thúc sớm hơn dự kiến

Nhà tuyển dụng không có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về tính cách, khả năng ứng biến của bạn trong công việc, đây chắc hẳn là những dấu hiệu rớt phỏng vấn giúp bạn sớm nhận ra mình bị rớt. Bởi vì, không có một nhà tuyển dụng nào đang khao khát ứng viên mà lại không đặt nhiều câu hỏi để ứng viên có cơ hội thể hiện bản thân.

13. Bạn không được cơ hội để đặt câu hỏi

Đặt câu hỏi nhà tuyển dụng là một cách bạn thể hiện sự hào hứng của mình về công ty và công việc sắp ứng tuyển. Nếu bạn không có cơ hội để đề cập đến những thắc mắc của bản thân, chắc hẳn nhà tuyển dụng đang không mặn mà với bạn và muốn bạn tự mình chủ động từ bỏ vị trí ứng tuyển.

14. Người phỏng vấn không đề cập đến vấn đề lương và phúc lợi

Lương thưởng là vấn đề tế nhị và là một trong những dấu hiệu rớt phỏng vấn nếu nhà tuyển dụng không nhắc tới. Hầu hết các công ty sẽ đề cập tới vấn đề lương và các phúc lợi trong buổi phỏng vấn. Đây là vấn đề liên quan đến quyền lợi của ứng viên, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc và mức độ cống hiến sau này.

15. Không có thảo luận về ngày bắt đầu làm việc

Nếu cuộc phỏng vấn thành công, nhà tuyển dụng rất mong muốn ngày bạn đến làm việc cho công ty họ. Thế nhưng, họ không có thảo luận về ngày bạn chính thức làm việc thì chắc chắn bạn đã bị rớt phỏng vấn.

Có thể công ty đang cân nhắc giữa nhiều ứng viên và chưa có quyết định cuối cùng về người sẽ được chọn. Trong trường hợp này, họ có thể tập trung vào việc đánh giá và lựa chọn ứng viên thích hợp trước.

Top 15 Những dấu hiệu rớt phỏng vấn việc làm dễ nhận biết

Người phỏng vấn không quá chú tâm đến việc bạn chia sẻ câu chuyện của mình (Nguồn: Internet)

Tìm hiểu ngay thông tin liên quan đến phỏng vấn:

Phỏng vấn online

Đi phỏng vấn mang theo gì

Phỏng vấn reactjs

Những dấu hiệu rớt phỏng vấn

Điểm yếu khi phỏng vấn

Cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm

Đi phỏng vấn mặc gì

Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì

Phỏng vấn bao lâu có kết quả

Trang phục và tác phong khi đi phỏng vấn tìm việc

Phương pháp phỏng vấn

Tìm hiểu các bài viết liên quan:

Trên đây là những dấu hiệu rớt phỏng vấn dễ nhận ra nhất nếu bạn cố gắng quan sát và nhạy bén trong lúc giao tiếp với nhà tuyển dụng. Job3s mong bạn có thể thấu hiểu những gì mà chúng tôi đã truyền tải thông qua bài viết. Chúc bạn hanh thông trong công việc và đạt được nhiều thành tựu trong cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *