Senior là gì? Tất tần tật những thông tin liên quan đến Senior

Senior là gì? Tất tần tật những thông tin liên quan đến Senior

Senior là gì? Senior là thuật ngữ chỉ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mà họ làm việc, thông thường có khoảng 4 – 5 năm kinh nghiệm. Bản mô tả công việc của người đạt trình độ Senior là gì? Mức lương của Senior là bao nhiêu, có hấp dẫn không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để nắm bắt được các thông tin chi tiết về cấp bậc này.

1. Khái niệm Senior là gì?

Khái niệm Senior là gì? Senior là cấp bậc dành cho các nhân sự dày dặn kinh nghiệm trong ngành và thành thạo nhiều kỹ năng cũng như kiến thức. Những người này thường có kinh nghiệm khoảng 5 – 8 năm kinh nghiệm làm việc và là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó.

Trước khi các Senior lên đến trình độ này, họ cũng sẽ phải trải qua những giai đoạn khác ở trước đó như Junior, Fresher, Intern,… Tuy nhiên, có nhiều người làm việc với số năm chưa nhiều chỉ có từ 4 – 5 năm kinh nghiệm nhưng đã trở thành Senior. Bởi vậy, việc công nhận bạn là một Senior không chỉ phụ thuộc vào số năm làm việc mà còn phụ thuộc vào năng lực và kết quả mà người đó đem lại.

Một số các yếu tố để xác định chức năng công việc của Senior là gì, tham khảo dưới đây:

  • Số năm kinh nghiệm

  • Khả năng lãnh đạo và giảng dạy

  • Hiểu sâu về chuyên môn

  • Sẵn sàng chủ động trong các dự án và xử lý các vấn đề phát sinh

  • Chứng minh được rõ ràng các kết quả công việc thực hiện được.

  • Duy trì và bổ sung thêm nhiều khóa học, kỹ năng, chứng chỉ theo yêu cầu trong ngành.

  • Tham gia các sự kiện hoặc các hiệp hội nghề nghiệp

Các Senior trong công việc thường được chia thành Senior Executive và Senior Manager cùng với từng vai trò và trách nhiệm khác nhau.

Senior là gì? Tất tần tật những thông tin liên quan đến Senior

Khái niệm Senior là gì cần được hiểu rõ

1.1. Senior Executive là gì?

Senior Executive viết tắt từ cụm từ Senior Managing Executive Officer có nghĩa là giám đốc điều hành cấp cao, là những người ở vị trí quản lý tối cao của một tổ chức. Những người này chịu trách nhiệm về việc ra định hướng toàn bộ công ty và đưa ra các quyết định chiến lược có sức ảnh hưởng đến toàn bộ công ty.

Giám đốc điều hành còn có một số cụm từ khác tương tự như Chief Executive Officer – CEO, Head of communications, v.v.

Mô tả công việc và vai trò của Senior Executive như sau:

  • Điều phối, quản lý tình hình và các hoạt động công ty, ký kết hợp đồng hoặc các văn bản quan trọng.

  • Xây dựng, thực thi và theo dõi chiến lược đã đặt ra và mục tiêu của công ty.

  • Luôn đảm bảo sự tuân thủ pháp lý và đạo đức kinh doanh.

  • Đưa ra các quyết định về việc phân bổ các tài nguyên và ngân sách của công ty.

1.2. Senior Manager là gì?

Senior Manager – quản lý cấp cao, là những người đứng đầu một hoặc nhiều phòng ban trong công ty. Họ là những người quản lý có năng lực chuyên môn giỏi, khả năng lãnh đạo cũng như quản lý tốt. Họ là người có trách nhiệm chủ chốt trong việc định hướng và điều hành hoạt động của các phòng ban thuộc sự quản lý của họ. Đây cũng là người chịu trách nhiệm chính cho các quyết định và kết quả.

Bởi sự phân cấp về năng lực chuyên môn, khả năng lãnh đạo như vậy, nên công việc hàng ngày, yêu cầu của vị trí Senior Manager thường sẽ khắt khe, áp lực hơn so với những vị trí khác.

Vai trò và trách nhiệm chính của Senior Manager như sau:

  • Trực tiếp thực hiện các công việc liên quan đến lập kế hoạch, chiến lược cho các hoạt động của phòng ban do họ chịu trách nhiệm.

  • Xác định các mục tiêu, chỉ số KPI cần thiết để các phòng ban có định hướng để làm việc và phát triển.

  • Trực tiếp phân công các nhiệm vụ và công việc cho từng nhân sự trong phòng ban do họ trực tiếp quản lý.

  • Trực tiếp đưa ra các quyết định về việc chi tiêu, ngân sách, tài nguyên và các nhân sự.

  • Trực tiếp tham gia vào các quyết định chiến lược của công ty.

>>Xem thêm: Nhân Viên Truyền Thông Là Gì? Mô Tả Công Việc Nhân Viên Truyền Thông

2. Bản mô tả công việc của vị trí Senior

Sau khi nắm bắt được chính xác Senior là gì bạn cũng cần phải nắm bắt được bản mô tả công việc của vị trí này phải thực hiện hằng ngày để lãnh đạo và thúc đấy nhóm của mình đạt được năng suất và hiệu quả cao.

Ngoài việc đảm nhiệm các công việc chuyên môn, họ cũng cần phải thực hiện thêm các nhiệm vụ khác theo những yêu cầu của cấp lãnh đạo. Vậy chi tiết bản mô tả công việc của Senior là gì, hãy cùng tham khảo dưới đây:

  • Phát triển và thực hiện các chiến lược phù hợp với mục tiêu chung của công ty.

  • Lãnh đạo và quản lý đội ngũ nhân viên, cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ khi cần thiết.

  • Đảm bảo rằng các dự án được hoàn thành đúng thời hạn, trong ngân sách và đạt tiêu chuẩn chất lượng yêu cầu.

  • Phối hợp với các phòng ban và các bên liên quan khác để đảm bảo đáp ứng nhu cầu kinh doanh.

  • Phân tích dữ liệu và đưa ra đề xuất cải tiến các quy trình, thủ tục và hệ thống.

  • Luôn cập nhật các xu hướng và phương pháp hay nhất trong ngành, đồng thời áp dụng kiến ​​thức này để thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng.

  • Giao tiếp hiệu quả với nhân viên, các bên liên quan và khách hàng, bằng cả lời nói và văn bản.

  • Quản lý ngân sách và nguồn lực một cách hiệu quả, đảm bảo rằng mọi khoản chi tiêu đều hợp lý và phù hợp với mục tiêu của công ty.

  • Đảm bảo tuân thủ tất cả các luật, quy định và chính sách có liên quan.

Senior là gì? Tất tần tật những thông tin liên quan đến Senior

Công việc của vị trí Senior là gì mà nhiều người luôn phấn đấu trở thành một Senior

>>Xem thêm: Biên Tập Viên Là Gì? Những Thông Tin Thú Vị Xoay Quanh Một Biên Tập Viên

3. Senior cần có những kỹ năng gì để đạt được mức thu nhập hấp dẫn?

Để trở thành một Senior giỏi, bộ kỹ năng cần có của Senior là gì? Tham khảo những kỹ năng dưới đây để xem bạn có kỹ năng nào thiếu và kỹ năng nào cần được phát triển và cải thiện.

3.1. Kỹ năng lãnh đạo cấp cao

Kỹ năng đầu tiên cần có của một Senior là gì? Kỹ năng lãnh đạo cấp cao là yếu tố vô cùng quan trọng để có thể thăng tiến lên vị trí Senior. Các tổ chức đều muốn các nhà lãnh đạo có thể hiểu yêu cầu của mình và khuyến khích, điều hướng mọi người thực hiện theo. Các Senior cần phải ứng dụng những kinh nghiệm trong quá khứ, đón nhận những thách thức mới và đưa ra các quyết định hướng đến việc hoàn thành chiến lược và mục tiêu chung của công ty.

Kỹ năng lãnh đạo cấp cao liệu có luyện tập được không? Để phát triển kỹ năng này bạn có thể đảm nhận nhiều dự án hơn tại nơi làm việc hoặc tình nguyện đảm nhận vai trò lãnh đạo tại một tổ chức phi lợi nhuận. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia một khóa học về kỹ năng này.

4.2. Kỹ năng tư duy chiến lược và lập kế hoạch

Kỹ năng tiếp theo và cần thiết của một Senior là gì? Các Senior cần xây dựng được tư duy về việc lập các kế hoạch cho công việc và xây dựng chiến lược để hoàn thành mục tiêu của công ty.

Tư duy chiến lược và lập kế hoạch sẽ giúp các Senior vạch ra những công việc cần phải làm để phát triển. Vì vậy, bên cạnh việc tập trung vào nhiệm vụ hiện tại, bạn cần lên kế hoạch cho tương lai. Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải đặt các ưu tiên phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình, xem xét các chính sách và tham gia khóa đào tạo để quản lý hoạt động của nhóm.

Bước tiên quyết nhất để bạn thực hiện được kỹ năng này chính là bạn cần phải hiểu rõ vai trò trong công việc, mục tiêu để phát triển tổng thể của công ty, mục tiêu của bộ phận, phòng ban của bạn đang phụ trách,…Từ đó, bạn sẽ có căn cứ để vạch ra những chiến lược và kế hoạch cụ thể và từng bước triển khai kế hoạch theo đúng định hướng.

4.3. Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình

Kỹ năng cần thiết thứ ba của Senior là gì? Các nhà quản lý cấp cao làm việc hiệu quả cần có kỹ năng giao tiếp và thuyết trình. Họ cần có khả năng trò chuyện với mọi người ở mọi cấp độ của một tổ chức. Điều này bao gồm các kỹ năng thuyết trình ngoài bản trình bày. Thuyết phục là kỹ năng mạnh mẽ đối với bất kỳ Senior nào và cần được phản ánh trong mọi khía cạnh của giao tiếp.

Để cải thiện kỹ năng giao tiếp của bạn, hãy tương tác nhiều với đồng nghiệp và những người xung quanh. Đồng thời quan sát những nhà lãnh đạo khác mà bạn ngưỡng mộ và học hỏi những điều khiến họ trở thành những người giao tiếp hiệu quả. Bạn cũng có thể tham gia một lớp học về giao tiếp và thuyết trình.

4.4. Kỹ năng quản lý thời gian

Tất cả các dự án hoặc công việc đều có thời gian nhất định để hoàn thành. Các Senior không chỉ cần hoàn thành các công việc của mình mà còn chịu trách nhiệm với tiến độ hoàn thành công việc của cả nhóm hoặc phòng ban.

Bởi thế, để trở thành Senior và hoàn thành công việc hiệu quả, bạn cần phải có phương pháp sắp xếp và quản lý thời gian để có thể hoàn thành toàn công việc trong thời gian tối ưu nhất, nhanh chóng nhất và hiệu quả nhất.

4.5. Kỹ năng về chuyên môn

Yếu tố tiên quyết nhất để thăng tiến đến vị trí Senior là gì? Kỹ năng chuyên môn chắc chắn là yếu tố quan trọng nhất dùng để đánh giá. Các cấp lãnh đạo chủ yếu dựa trên kiến thức nền tảng và chuyên sâu của ngành nghề để quyết định thăng cấp cho bạn lên vị trí Senior.

Hãy nghĩ về những kiến ​​thức và kỹ năng mà bạn đã tích lũy được trong sự nghiệp của mình cho đến nay. Bạn có thể xác định bất kỳ lỗ hổng nào có thể khiến bạn không đạt được mục tiêu trở thành Senior của mình không? Bạn cần tiếp thu và cải thiện những kiến ​​thức và kỹ năng nào để biến mục tiêu của mình thành hiện thực? Hãy tham gia một vài khóa học bổ sung các kiến thức chuyên môn chuyên sâu. Chúng có thể giúp nâng cao kiến ​​thức chuyên môn của bạn mà không làm gián đoạn công việc hàng ngày.

3.6. Kỹ năng phát triển đội nhóm, phòng ban

Để trở thành một Senior giỏi thì kỹ năng cuối cùng cần có của một Senior là gì? Những Senior giỏi không chỉ tập trung vào quỹ đạo sự nghiệp của riêng họ. Họ cũng cần tập trung vào việc xây dựng đội ngũ của mình để củng cố toàn bộ năng lực của nhân sự trong phòng ban.

Khi bạn xác định các cơ hội phát triển, hãy xem xét chúng có thể mang lại lợi ích như thế nào cho các thành viên trong nhóm của bạn. Hãy nhớ rằng đồng đội của bạn có những người có năng lực tốt, sức mạnh về tư duy và quan điểm làm việc kiên quyết, đa dạng thì mới dễ dàng hoàn thành tốt bất kỳ dự án nào.

Bởi thế, hãy đề nghị giúp đỡ các thành viên, giúp họ phát huy những điểm mạnh và cải thiện điểm yếu bằng cách tổ chức các buổi đào tạo chuyên môn và kỹ năng cho nhân viên của mình.

Senior là gì? Tất tần tật những thông tin liên quan đến Senior

Các Senior tập trung vào việc xây dựng đội ngũ có năng lực và kỹ năng tốt

4. Mức thu nhập của vị trí Senior là bao nhiêu?

Khi đạt được trình độ Senior, bạn sẽ được hưởng mức lương thưởng và đãi ngộ tương đối tốt. Mức lương của mỗi Senior cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào ngành nghề cụ thể trên thị trường như sau:

  • Marketing: $835/tháng (khoảng 19 triệu) cho Senior Executive và $2,320/tháng (khoảng 53 triệu) cho Senior Manager
  • Sales: $945/tháng (khoảng 21 triệu) cho Senior Executive

  • HR: $852/tháng (khoảng 19 triệu) cho Senior Executive và $3,069/tháng (khoảng 70 triệu) cho Senior Manager

  • IT: 1.161$/tháng (khoảng 36 triệu) với vị trí Senior Executive

Lưu ý: Mức lương trên chỉ mang tính chất tham khảo. Mức lương này sẽ còn không giới hạn phụ thuộc vào từng vị trí cụ thể, từng loại hình kinh doanh và doanh số mà nhân viên kinh doanh bán được.

Hiện nay, nhu cầu tìm kiếm những Senior tại các lĩnh vực của công ty/xí nghiệp đang tăng nhanh mở ra nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp cho Senior với nhiều đãi ngộ tốt. Nhiều công ty đặt ra nhiều chế độ lương thưởng hấp dẫn cho các nhân sự ở trình độ Senior của công ty bởi đây là nhân sự nòng cốt nhất để giúp cho hoạt động của công ty đi đúng định hướng và đẩy mạnh phát triển.

Senior là gì? Tất tần tật những thông tin liên quan đến Senior

Các Senior có mức thu nhập và đãi ngộ vô cùng hấp dẫn

5. Phân biệt giữa Senior và Junior

Bạn có đang bị nhầm lẫn giữa trình độ Senior và Junior hay không? Sự khác biệt giữa Junior và Senior là gì? Tham khảo bảng so sánh 2 trình độ dưới đây để bạn có thể xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong tương lai gần như sau:

Phân biệt

Senior

Junior

Chuyên môn

Có chuyên môn cao, chuyên sâu

Thực chiến và giải quyết nhiều vấn đề hiệu quả

Có chuyên môn

Vẫn cần nỗ lực, học hỏi, thực chiến với nhiều vấn đề hơn

Thời gian làm việc

Có kinh nghiệm làm việc từ 5 năm trở lên

Có kinh nghiệm làm việc từ 1- 3 năm

Vai trò

Đảm bảo các công việc của đội nhóm và tiến độ của dự án

Vẫn cần sự hướng dẫn và giải thích từ các Senior dày dạn kinh nghiệm, chuyên môn

Nhiệm vụ

Trực tiếp lên chiến lược cho các hoạt động của công ty và quản lý, hướng dẫn đội ngũ nhân sự trong phòng ban mà họ quản lý

Ứng biến với các vấn đề khó khăn một cách linh hoạt, bình tĩnh, hiệu quả

Triển khai các công việc theo sự phân công của các cấp lãnh đạo, các Senior dày dặn kinh nghiệm.

Ứng biến với các vấn đề đơn giản, bình tĩnh, linh hoạt để có thể giải quyết các vấn đề lớn hơn

Khả năng

Có khả năng tự quản lý, lãnh đạo và đưa ra quyết định với tất cả các vấn đề xảy ra, các công việc

Có thể làm việc độc lập với những vấn đề vừa phải
Cần tham khảo ý kiến cấp trên đối với những thách thức, khó khăn lớn

Mức lương và trách nhiệm

Mức lương cao hơn và trách nhiệm với dự án được đảm nhận.

Lương thấp hơn Senior và chịu mọi trách nhiệm với công việc được giao

Tìm hiểu các bài viết liên quan:

Tham khảo ngay ý nghĩa tên chức vụ/vị trí phổ biến trên thị trường lao động hiện nay:

Pgd là gì

Thư ký là gì

Fresher là gì

CSO là gì

Senior là gì

CMO là gì

Chuyên viên là gì

Management là gì

CPO là gì

General manager là gì

Project manager là gì

Leader là gì

Co-founder là gì

Director là gì

Intern là gì

Cio là gì

Coo là gì

Manager là gì

Cco là gì

Junior là gì

Pa là gì

CFO là gì

Cfo là gì

Specialist là gì

Chairman là gì

PM là gì

Ceo là gì

Với những thông tin trên đây, Blogduhoc.edu.vn hy vọng bạn có thể nắm bắt được chi tiết cho vấn đề Senior là gì và những thông tin liên quan đến cấp bậc này. Hãy lập kế hoạch về lộ trình phát triển trong sự nghiệp của bạn thật rõ ràng và từng bước thực hiện kế hoạch để nhanh chóng thăng tiến lên Senior trong sự nghiệp và nhận được những đãi ngộ hấp dẫn như mong muốn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *