Đào tạo nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của doanh nghiệp. Vậy quy trình đào tạo nhân viên phục vụ nhà hàng có điểm gì nổi bật? Các bước cụ thể được thực hiện như thế nào?
1. Tầm quan trọng của việc đào tạo nhân viên phục vụ nhà hàng
Đào tạo nhân viên phục vụ nhà hàng được hiểu là việc nhà hàng xây dựng quy trình để hướng dẫn, chỉ dạy cho nhân viên các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến nghiệp vụ nhà hàng để phục vụ cho quá trình làm việc.
Đào tạo vô cùng quan trọng đối với mỗi nhà hàng nói riêng và ngành dịch vụ nói chung, thậm chí đối với một số nhà hàng đây còn trở thành nội dung bắt buộc. Một số lý do nên đào tạo nhân viên phục vụ mà chúng tôi tổng hợp gồm:
-
Giúp cho nhân viên mới có thể làm quen và nắm bắt được nội dung công việc mà mình sẽ đảm nhiệm.
-
Định hình công việc cho nhân sự mới ngay từ khi bắt đầu làm việc.
-
Đảm bảo toàn bộ nhân viên tại nhà hàng, quán ăn, khách sạn đều thực hiện theo đúng yêu cầu khi phục vụ khách hàng, nhờ vậy mà giảm thiểu tối đa nguy cơ rủi ro.
-
Tạo ra sự đồng đều về chất lượng dịch vụ.
-
Tiết kiệm thời gian cho cấp trên khi không phải đào tạo nhiều lần, cũng không mất thời gian trong suốt cả quá trình.
-
Giảm thiểu tỷ lệ nghỉ ở nhân viên. Bởi việc đào tạo ngay từ đầu sẽ mang
-
Nâng cao khả năng cạnh tranh so với đối thủ, bởi phục vụ là một trong năm yếu tố chinh phục khách hàng đối với một nhà hàng. Việc đào tạo sẽ đảm bảo cho chất lượng phục vụ luôn được kiểm soát và tốt nhất có thể.
Xem thêm: Lương phục vụ nhà hàng, quán ăn ăn bao nhiêu? Có cao không?
2. Nội dung đào tạo nhân viên phục vụ
Mỗi nhà hàng sẽ có những tiêu chí khác nhau về nội dung, tùy vào định hướng của nhà hàng đó. Dưới đây là một số nội dung đào tạo thường thấy tại một số nhà hàng:
2.1. Lịch sử và văn hóa của nhà hàng/khách sạn
Nên tổ chức đào tạo để nhân viên hiểu rõ về lịch sử hình thành, văn hóa cũng như giá trị tốt đẹp mà nhà hàng xây dựng. Điều này sẽ giúp cho nhân viên hiểu rõ được nơi làm việc của mình, đồng thời có thể giới thiệu và giải đáp khi khách hàng đặt ra các câu hỏi về nhà hàng.
Như vậy vừa thể hiện sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng vừa là một cách thức để quảng bá và phát triển thương hiệu.
2.2. Kiến trúc của nhà hàng/khách sạn
Nhân viên cần được đào tạo về kiến trúc nơi mình làm việc để có thể dễ dàng di chuyển nhanh hơn, tiết kiệm thời gian khi phục vụ hoặc khi cần hỗ trợ các bộ phận khác. Đồng thời có thể dễ dàng hỗ trợ khách hàng trong những trường hợp như chỉ đường hoặc thoát hiểm.
2.3. Quy trình phục vụ
Đây được xem là một trong những nội dung quan trọng nhất mà nhân viên phục vụ cần nắm được. Mỗi nhà hàng/khách sạn sẽ có các quy chuẩn về phục vụ khách hàng với các bước, các khâu và yêu cầu khác nhau.
Do đó, nhân viên phục vụ dù đã có kinh nghiệm hay chưa cũng cần tham gia đào tạo để hiểu được quy trình phục vụ, sau đó thực hiện từ cho đúng từ trang phục đến từng cử chỉ, tác phong.
2.4. Thực đơn
Tương tự như quy trình phục vụ, thực đơn cũng là nội dung mà nhân viên phục vụ buộc phải nắm được trong quá trình làm việc. Bởi chỉ khi thuộc và hiểu rõ về thực đơn, nhân viên mới có thể tư vấn, giải đáp thắc mắc và hỗ trợ khách hàng.
Đặc biệt nắm rõ thông tin về nguyên liệu, cách chế biến sẽ giúp cho nhân viên đưa ra lời cảnh báo và hỗ trợ tốt nhất trong trường hợp khách hàng bị dị ứng, ngộ độc. Như vậy vừa không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của khách vừa thể hiện sự chuyên nghiệp, tận tâm của bản thân.
2.5. Thái độ phục vụ
Đây là yếu tố quan trọng thứ ba trong mỗi đợt đào tạo của bất cứ nhà hàng nào, bởi thái độ trong ngành dịch vụ. Nhân viên phục vụ là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng mỗi ngày nên việc hướng dẫn, yêu cầu và quy định về ý thức, trách nhiệm trong quá trình phục vụ khách hàng ngay từ đầu là rất quan trọng.
Các yêu cầu này sẽ được xây dựng dựa trên tôn chỉ và mục tiêu kinh doanh mà nhà hàng/khách sạn hướng đến, không làm trái với những nguyên tắc phục vụ chung trong ngành F&B.
Xem thêm: Quản lý nhân sự nhà hàng là gì? Cách quản lý nhân sự nhà hàng
3. Quy trình đào tạo nhân viên phục vụ nhà hàng
Quy trình đào tạo nhân viên phục vụ nhà hàng được được xây dựng theo các bước sau:
3.1. Lập kế hoạch và tài liệu training
Đây là bước đầu tiên trong quá trình đào tạo nhân viên, bởi kế hoạch này sẽ giúp cho doanh nghiệp đưa ra định hướng rõ và thống nhất, có thể dễ dàng kiểm soát chất lượng đào tạo và nguồn kinh phí cần bỏ ra.
Thứ nhất, về kế hoạch đào tạo cần đảm bảo có đầy đủ các mục như:
-
Mục tiêu đào tạo
-
Thời gian đào tạo chi tiết gồm số buổi, thời gian của mỗi buổi, nội dung chi tiết cho từng buổi và người phụ trách đào tạo
-
Kinh phí cho mỗi đợt đào tạo
Thứ hai, sau khi đã lên kế hoạch đầy đủ cần chuẩn bị và xây dựng tài liệu, giáo trình training
Đây là tài liệu tổng hợp các thông tin, kiến thức và nội dung đào tạo chi tiết cho mỗi buổi. Nhà hàng/khách sạn có thể xây dựng một bộ tài liệu chuẩn và sử dụng cho nhiều đợt, thế nhưng cần thường xuyên cập nhật để thay đổi nội dung cho phù hợp với sự thay đổi và phát triển của thực tế ngành nghề cũng như thị trường.
Sau khi đã xây dựng được kế hoạch và tài liệu, nhà hàng cử người đào tạo cho nhân viên, hoạt động là sự kết hợp cả lý thuyết và thực hành.
3.2. Training kiến thức, kỹ năng cho nhân viên
Ở bước này, người chịu trách nhiệm đào tạo phải giảng dạy, hướng dẫn cho nhân viên cả kiến thức lý thuyết và thực hành. Kiến thức lý thuyết thường được đào tạo trước để nhân viên nắm được nền tảng cơ bản nhất và áp dụng trong công việc.
Đối với đào tạo thực hành, mỗi nhà hàng sẽ có cách hướng dẫn riêng, có thể bao gồm:
-
Hướng dẫn 1 – 1 trực tiếp
-
Làm mẫu để nhân viên thực hành theo
-
Tạo môi trường để nhân viên trực tiếp thực hiện, sau đó kết hợp luôn yếu tố giảng dạy khi thực hành
Nhìn chung đối với hình thức đào tạo thực hành, nhân viên sẽ được trực tiếp thực hiện nội dung đã được học, người chịu trách nhiệm đào tạo cũng chỉ ngay ra các vấn đề chưa ổn và hướng dẫn cách xử lý tình huống sao cho phù hợp.
3.3. Giải đáp các thắc mắc của nhân viên về quy trình phục vụ nhà hàng
Trong quá trình đào tạo nhân viên phục vụ nhà hàng, người hướng dẫn cũng cần thường xuyên tương tác, trao đổi với nhân viên, giải đáp các thắc mắc của họ về quy trình phục vụ khách hàng. Điều này vừa thể hiện sự tôn trọng đối với nhân viên vừa khích lệ tinh thần chủ động của nhân viên. Cách đào tạo này cũng sẽ giúp cho họ hứng thú và ghi nhớ lâu hơn so với việc chỉ học lý thuyết thông thường.
3.4. Liên tục đặt câu hỏi cho nhân viên trong quá trình đào tạo nhân viên phục vụ nhà hàng
Cùng với việc giải đáp thắc mắc, người đào tạo cũng thường xuyên đặt ra các câu hỏi cho nhân viên phục vụ trong các buổi học, luyện tập hay huấn luyện. Đây cũng là cách thức để nhân viên chủ động tương tác, ghi nhớ thông tin tốt hơn. Đặc biệt việc này sẽ giúp cho người quản lý nhà hàng đưa ra được đánh giá về năng lực của nhân viên.
3.5. Tạo không gian để phục vụ nhà hàng chuyên nghiệp để nhân viên có thể thực hành
Với ngành nghề phục vụ thì môi trường thực hành chuyên nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi vậy mà nhà hàng nên kết hợp giữa giảng dạy và thực hành, tạo ra môi trường phù hợp để nhân viên có thể áp dụng các kiến thức đã được chỉ dạy.
3.6. Luôn kèm cặp và theo sát nhân viên phục vụ bàn
Cùng với việc để cho nhân viên thực hành các nội dung đã được đào tạo, cũng cần có bộ phận giám sát công việc. Điều này sẽ giúp cho nhà hàng quản lý được nhân viên thực hiện công việc có đúng hay không.
Dù vậy cần phải đảm bảo rằng việc theo dõi và giám sát nhân viên chỉ nhằm mục đích phục vụ công việc, tránh trường hợp quá đà mà vô hình trung tạo áp lực cho nhân viên.
3.7. Tổ chức đánh giá cho nhân viên sau thời gian đào tạo
Để việc đào tạo nhân viên phục vụ trở nên hiệu quả, nhà hàng cũng cần kết hợp với việc đánh giá, kiểm tra thường xuyên. Việc tổ chức đánh giá trước tiên sẽ giúp cho người đào tạo nắm được năng lực, khả năng tiếp thu và vận dụng của từng nhân viên, từ đó có thể điều chỉnh kế hoạch đào tạo sao cho sát với thực tế để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra việc tổ chức kiểm tra, đánh giá cho sau thời gian đào tạo cũng là một cách để tăng tinh thần học hỏi của nhân viên, tránh tình trạng chỉ học để đối phó.
Việc đánh giá quá trình đào tạo cần đảm bảo có các nội dung sau:
-
Đánh giá xem mục tiêu đào tạo đã được thực hiện theo đúng yêu cầu chưa.
-
Đánh giá ưu và nhược điểm trong quá trình đào tạo, từ đó đưa ra phương pháp cải thiện cho những đợt đào tạo tiếp theo.
-
Đánh giá nhân viên qua các tiêu chí như mức độ tiếp thu, kỹ năng thực hành và khả năng vận dụng để từ đó có kế hoạch sắp xếp, phân bổ nhân sự cho hợp lý.
Xem thêm: Quy trình đào tạo nhân viên mới hiệu quả cho doanh nghiệp
4. Thời điểm đào tạo nhân viên phục vụ
Hoạt động đào tạo nhân viên phục vụ thường được thực hiện trong hai trường hợp là:
Đào tạo nhân viên phục vụ mới
Hầu hết các hoạt động đào tạo tại nhà hàng/khách sạn thường diễn ra khi có nhân viên mới. Đây là điều vô cùng quan trọng bởi, đối với những nhân viên chưa từng có kinh nghiệm thì đây là cơ hội để họ học hỏi, việc đào tạo cũng sẽ đảm bảo họ có những kiến thức cơ bản để có thể làm việc, sau đó tiếp tục nâng cao trong quá trình làm việc. Thời gian đào tạo đối với nhân viên chưa từng có kinh nghiệm có thể sẽ dài hơn do phải truyền đạt kiến thức lại từ đầu.
Còn đối với các nhân viên đã có kinh nghiệm, thời gian có thể sẽ rút ngắn hơn do họ hầu hết đã nắm được các kiến thức cơ bản. Việc đào tạo sẽ giúp cho những nhân viên này làm quen với môi trường mới, các quy tắc và nội quy của nhà hàng.
Đào tạo định kỳ cho nhân viên của nhà hàng
Ngoài việc đào tạo cho người mới, nhiều nhà hàng hiện nay còn tổ chức các đợt đào tạo định kỳ cho những nhân viên đang làm việc. Điều này giúp nâng cao tay nghề của nhân viên, bắt kịp với những yêu cầu mới của thị trường để chất lượng của nhà hàng luôn được tốt nhất. Đồng thời cách làm này cũng sẽ giúp tinh thần làm việc của nhân viên tăng cao, luôn sẵn sàng học hỏi những điều mới.
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
Đào tạo nhân viên phục vụ nhà hàng là một trong những hoạt động quan trọng, tùy vào nhu cầu và tình hình mà mỗi nhà hàng sẽ xây dựng kế hoạch sao cho phù hợp. Đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của Blogduhoc.edu.vn và nhận tin về cơ hội việc làm nhân viên phục vụ nhà hàng.