Quy cách là gì? Cách xác định quy cách hàng hoá chuẩn như thế nào? Đây đều là những câu hỏi được không ít người quan tâm đến. Xây dựng quy cách hàng hoá chuẩn là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1. Khái niệm quy cách là gì?
Quy cách là gì? Quy cách là một thuật ngữ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, với ý nghĩa chung là các tiêu chuẩn, đặc tính hoặc thông số kỹ thuật của một sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,…
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, quy cách hàng hóa được hiểu là các thông tin mô tả về hàng hóa, bao gồm tên hàng, nhãn hiệu, thông số kỹ thuật, thành phần cấu tạo, model, ký/mã hiệu, đặc tính, công dụng,… Quy cách hàng hóa được sử dụng để xác định mã HS Code, tính thuế, kiểm tra chất lượng,…
Trong lĩnh vực sản xuất, quy cách là gì? Quy cách sản phẩm được hiểu là các yêu cầu về chất lượng, kích thước, mẫu mã, kiểu dáng,… mà sản phẩm cần phải đáp ứng. Quy cách sản phẩm được sử dụng để kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Trong lĩnh vực dịch vụ, quy cách dịch vụ được hiểu là các tiêu chuẩn về chất lượng, thời gian, chi phí,… mà dịch vụ cần phải đáp ứng. Quy cách dịch vụ được sử dụng để đảm bảo chất lượng dịch vụ, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Thông thường những quy cách này sẽ do chính Nhà nước, cụ thể là do Sở giao dịch hàng hóa đưa ra. Ngoài ra, những quy cách này cũng có thể đến từ khách hàng và thông qua sự trao đổi, thống nhất giữa hai bên trong hợp đồng.
>>> Xem thêm: Mẫu Mô Tả Công Việc Kế Toán Kho Trong Doanh Nghiệp Đầy Đủ, Chi Tiết
2. Điểm danh những quy định cần biết về quy cách là gì và quy cách hàng hóa
Sau khi tìm hiểu quy cách là gì, chúng ta hãy cùng khám phá sâu hơn về những quy định trong quy cách hàng hóa mà các doanh nghiệp nên biết. Quy cách hàng hóa sẽ dựa trên những quy định cụ thể sau: (Theo Wikipedia, hàng hóa, 19/09/2023)
2.1. Quy định về số lượng
Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu và cần làm rõ trong các hợp đồng mua bán chính là số lượng hàng hóa. Dưới đây là những điều khoản liên quan đến quy định về số lượng hàng hóa mà các bên cần thực hiện:
- Theo như quy định, số lượng hàng hóa phải được xác định rõ ràng, cụ thể và chính xác. Bạn không được phép sử dụng những từ ngữ mang tính chất tương đối như khoảng, trên, dưới… khi nói về số lượng hàng hóa mà không đi kèm với bất kỳ phân số hay tỉ lệ cụ thể nào.
- Đối với những mặt hàng có sự hao hụt trong quá trình vận chuyển và lưu trữ, hai bên cần trao đổi rõ ràng với nhau về độ giãn nở và được quy định chính xác trong hợp đồng.
2.2. Quy định về tên gọi hàng hoá
Khi đặt tên cho hàng hóa, doanh nghiệp cần sử dụng những từ ngữ khiến người nghe, người đọc và người nhìn dễ dàng hình dung về loại hàng hóa mà bạn đang bán. Khi diễn tả tên gọi hàng hóa, bạn hãy tránh sử dụng những từ ngữ phi thực tiễn, xáo rỗng mà cần phối hợp với yếu tố thực tiễn để tiến hành đặt tên hàng hóa.
2.3. Quy định về chất lượng
Ngoài quy định về số lượng và tên gọi hàng hóa, quy định về chất lượng cũng là một trong những yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp cần lưu tâm. Đa phần các công ty sẽ sử dụng các sản phẩm trưng bày để đưa ra những nhận định chính xác về chất lượng của sản phẩm.
Bên cạnh đó, các công ty cũng sẽ sử dụng những tiêu chí của đất nước nhập khẩu để làm tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của sản phẩm. Dưới đây là những tiêu chuẩn về chất lượng mà hàng hóa phải đạt được:
- Các điều khoản liên quan đến chất lượng hàng hóa phải được thể hiện cụ thể, rõ ràng và đúng đắn, không sử dụng những từ ngữ không rõ nghĩa, mơ hồ.
- Khi nêu những điều khoản về quy cách chất lượng hàng hóa, các doanh nghiệp hãy trích dẫn những điều luật có liên quan để những bên dễ dàng xem xét và làm theo.
- Trong quá trình làm việc, các bên sẽ có sự trao đổi thỏa thuận và thống nhất với nhau về những quy định riêng.
>>> Khám phá: Sale Admin Là Gì? Bảng Mô Tả Công Việc Sale Admin Chi Tiết
2.4. Quy định về việc đóng gói
Ngoài những thông tin quy cách là gì hay quy định liên quan đến chất lượng, số lượng và tên gọi sản phẩm, doanh nghiệp cũng cần biết và hiểu rõ về quy định đóng gói. Cụ thể:
Loại sản phẩm | Yêu cầu đóng gói |
Sản phẩm trong chai/lọ | Phần nắp sản phẩm cần được cố định chắc chắn bằng keo. Toàn bộ sản phẩm cần bọc 1 lớp giấy chống thấm và tối thiểu 2 lớp bóng khí. Cần chèn mút cố định hoặc miếng xốp dày từ 3 đến 5cm xung quanh sản phẩm. |
Hàng dễ vỡ | Đối với những sản phẩm này cần quấn tối thiểu 2 lớp bóng khí và chèn xốp dày từ 3 đến 5 cm trước khi đóng vào thùng carton. Ngoài ra, bên ngoài hợp bạn cũng cần ghi chú hoặc dán tem về hàng dễ vỡ. |
Hàng thông thường |
Những mặt hàng thông thường nên được quấn từ 2 đến 3 lớp bóng khí và bọc lại bằng túi ni lông hoặc đóng vào thùng. Nếu là sản phẩm đồ khô và có mùi cần được hút chân không, sau đó quấn 2 đến 3 lớp bóng khí để tránh những tác động bên ngoài làm hư hỏng hàng hóa. |
Tìm hiểu ngay các thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong nhóm quản lý
Back office là gì |
Qa qc là gì |
FTE là gì |
QC là gì |
Mẫu kế hoạch là gì |
Payslip là gì |
IQC là gì |
Operation là gì |
Headhunter là gì |
Talent acquisition là gì |
Mô hình Ask là gì |
|
Quản trị là gì |
Expat là gì |
Onboarding là gì |
Quy trình làm việc là gì |
Bom là gì |
|
Headhunter là gì |
Quy cách là gì |
Turnover rate là gì |
Ma trận Eisenhower là gì |
Work from home là gì |
|
HR admin là gì |
Ngành quản trị kinh doanh là gì |
Nguyên tắc 80/20 là gì |
Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì |
Chạy deadline là gì |
Trên đây là những thông tin cơ bản về quy cách là gì và quy cách hàng hóa cũng như cách xác định quy cách hàng hóa chuẩn xác. Hy vọng bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy cách hàng hóa và có thể áp dụng để xây dựng quy cách hàng hóa phù hợp với sản phẩm của mình.
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu đơn xin nghỉ việc