Nhân viên mua hàng là gì? Mô tả công việc, mức lương và KPI

Nhân viên mua hàng là gì? Mô tả công việc, mức lương và KPI

Nhân viên mua hàng là gì? Để đảm nhận được vị trí này bạn cần phải hiểu rõ trách nhiệm và đáp ứng được những yêu cầu cơ bản mà công việc đề ra. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin về mô tả công việc, KPI và mức lương phù hợp của ngành nghề này.

1. Nhân viên mua hàng là gì?

Nhân viên mua hàng là gì? Nhân viên mua hàng có tên tiếng Anh là Purchasing Officer, là người chịu trách nhiệm tìm kiếm và đảm bảo nguồn nguyên liệu trong công ty luôn duy trì tình trạng đầy đủ và có thể sử dụng sản xuất bất cứ lúc nào.

Nhân viên mua hàng là những người sẽ tham gia trực tiếp trong khẩu nhập nguyên liệu đầu vào. Do đó, họ cần phải cẩn thận và có tính tỉ mỉ trong công việc. Bên cạnh đó, họ còn có nhiệm vụ tìm các đầu thu uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm được sản xuất.

Nhân viên mua hàng là gì? Mô tả công việc, mức lương và KPI

Nhân viên mua hàng là gì? Nhân viên mua hàng là người chịu trách nhiệm tìm kiếm và đảm bảo nguồn nguyên liệu trong công ty

2. Mô tả công việc của nhân viên mua hàng

Hiểu cơ bản về khái niệm nhân viên mua hàng là gì, bạn sẽ phần nào biết được công việc chính mà ngành nghề này phải thực hiện. Để hiểu rõ hơn về công việc của nhân viên mua hàng, bạn có thể đọc mô tả công việc dưới đây:

2.1. Đưa ra quy tắc lựa chọn sản phẩm và nhà cung cấp

Đây là một việc rất cần thiết trong quản lý mua hàng của một công ty, giúp đảm bảo các sản phẩm được mua đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng, cùng với giá cả phù hợp với ngân sách của công ty. Ngoài ra, quy tắc này còn giúp cho nhân viên mua hàng hiểu rõ hơn về quy trình mua sắm của công ty và có thể đưa ra những quyết định chính xác hơn khi lựa chọn nhà cung cấp.

2.2. Tìm hiểu mức giá thị trường

Tìm hiểu mức giá thị trường sẽ giúp cho nhân viên mua hàng có thể đưa ra quyết định mua sắm hợp lý về mặt giá cả, và đưa ra đàm phán giá với nhà cung cấp một cách hiệu quả, đảm bảo rằng công ty sẽ mua được sản phẩm phù hợp với ngân sách. Để có thể tìm hiểu mức giá thị trường, bạn cần:

  • Thường xuyên phối hợp với bộ phận nghiên cứu thị trường của phòng Marketing đẻ nghiên cứu giá cả hàng hoá hoặc vật tư.

  • Cập nhật biến động về giá và báo cáo cho trưởng phòng mua hàng.

  • Liên hệ với nhà cung cấp để cập nhật tình hình, giá cả thực tế.

  • So sánh giá mà nhà cung cấp với giá thị trường dựa trên khảo sát.

  • Cân nhắc, tính toán và đưa ra các phương án, nên tiếp tục mua hàng của nhà cung cấp cũ hay đàm phán với nhà cung cấp mới.

2.3. Tìm kiếm nguồn cung cấp cho sản phẩm

Để công việc tìm kiếm nguồn cung cấp cho sản phẩm được hiệu quả, bạn có thể:

  • Tạo danh sách các nhà cung cấp uy tín

  • Lập các chủ đề tiêu chuẩn để lựa chọn nhà cung cấp dựa trên biểu mẫu của công ty.

  • Đề xuất thông tin nhà cung cấp để cấp trên xem xét và phê duyệt.

  • Lưu trữ đầy đủ thông tin về nhà cung cấp theo quy định của doanh nghiệp.

  • Thường xuyên theo dõi, đánh giá hiệu suất của nhà cung cấp.

Nhân viên mua hàng là gì? Mô tả công việc, mức lương và KPI

Công việc cụ thể của nhân viên mua hàng

2.4. Liên hệ, đàm phán mua nguyên vật liệu, thành phẩm

Công việc của nhân viên mua hàng là gì? Liên hệ, đàm phán mua nguyên vật liệu, thành phẩm có mục đích giúp cho nhân viên mua hàng tìm được sản phẩm với giá cả hợp lý và phù hợp với ngân sách của công ty. Hơn nữa, việc này cũng giúp cho công ty có thể tạo ra mối quan hệ đối tác lâu dài với các nhà cung cấp, từ đó đảm bảo rằng nguồn cung đáp ứng các yêu cầu sản xuất.

2.5. Kiểm tra, đánh giá nhà cung cấp trong quá trình cung ứng

Việc này rất cần thiết bởi nó giúp bạn đánh giá được chất lượng dịch vụ và sản phẩm của nhà cung cấp, từ đó đưa ra quyết định có nên tiếp tục hợp tác với họ không. Đồng thời, kiểm tra và đánh giá cũng giúp cho công ty có thể phát hiện các vấn đề liên quan đến chất lượng dịch vụ hoặc sản phẩm và đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời, đảm bảo sản phẩm đáp ứng được yêu cầu.

3. Kỹ năng và tố chất cần thiết của nhân viên mua hàng là gì?

Kỹ năng của nhân viên mua hàng là gì? Bên cạnh những công việc của nhân viên mua hàng, thì người đảm nhận vị trí này cần phải có những kỹ năng sau đây:

3.1. Kỹ năng nghiên cứu thị trường

Kỹ năng này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về xu hướng và thị trường hiện tại. Khi có kiến thức về các sản phẩm, dịch vụ, giá cả, đối thủ cạnh tranh và yêu cầu của khách hàng, nhân viên mua hàng có thể đưa ra quyết định mua sắm chính xác hơn và tối ưu hoá được quy trình mua hàng của công ty.

3.2. Kỹ năng đàm phán

Kỹ năng đàm phán giúp cho nhân viên mua hàng có thể đưa ra những đề nghị, điều kiện một cách rõ ràng và thuyết phục. Nó cũng sẽ giúp bạn đề xuất các giải pháp đảm phán linh hoạt, tối ưu hoá quá trình mua hàng của công ty.

3.3. Kỹ năng đưa ra quyết định

Việc sở hữu kỹ năng này sẽ giúp bạn trở thành một nhân viên mua hàng chuyên nghiệp. Khi đứng trước nhiều sự lựa chọn về nhà cung cấp, bạn cần phải chọn ra một đơn vị cung ứng phù hợp với công ty, tối ưu các quyền lợi về giá, thời gian giao, số lượng,… để đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho công ty.

Nhân viên mua hàng là gì? Mô tả công việc, mức lương và KPI

Nhân viên mua hàng cần phải có những kỹ năng nhất định đáp ứng tốt cho công việc

3.4. Khả năng lập kế hoạch

Sở hữu khả năng lập kế hoạch sẽ giúp bạn có thể lên lịch trình công việc, đảm bảo rằng sản phẩm được mua đúng thời điểm và đáp ứng được các yêu cầu của công ty. Việc lập kế hoạch mua hàng cũng giúp bạn đưa ra dự báo kinh phí chính xác và đảm bảo ngân sách của công ty được sử dụng một cách hiệu quả nhất.

3.5. Năng lực tạo dựng và duy trì mối quan hệ

Năng lực này sẽ giúp bạn xây dựng được mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp. Từ đó, công ty có thể nhận được các ưu đãi từ các nhà cung cấp như giảm giá, hỗ trợ kỹ thuật, các dịch vụ khuyến mãi,… Hơn thế, nhân viên mua hàng sẽ có được sự tin tưởng, tôn trọng từ các đối tác và tạo ra sự hợp tác lâu dài.

4. KPI của nhân viên mua hàng

Bên cạnh việc nắm vững nhân viên mua hàng là gì thì bạn cũng cần phải hiểu rõ KPI của bộ phận này. KPI được hiểu là chỉ số đo lường hiệu quả của công việc. Mỗi phòng ban đều có một KPI riêng, và không có một tiêu chí đánh giá cố định nào để xác định KPI mà nó có thể thay đổi theo thời gian. Đối với nhân viên mua hàng có một số chỉ tiêu KPI như sau:

  • Đúng thời gian (On time)

  • Chất lượng (Quality)

  • Chi phí (Cost)

  • Độ hài lòng của khách hàng (Nội bộ)

  • Độ tuân thủ

Nhân viên mua hàng là gì? Mô tả công việc, mức lương và KPI

KPI của nhân viên mua hàng dựa trên nhiều tiêu chí để đánh giá

5. Mức lương nhân viên mua hàng có cao không?

Mức lương của nhân viên mua hàng có cao không? Mức lương của vị trí này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, công việc cụ thể của từng vị trí, tuỳ vào công ty, bằng cấp,… Nhưng nhìn chung thì mức lương trung bình của nhân viên mua hàng như sau:

  • Nhân viên mua hàng trong nước, không yêu cầu ngoại ngữ: 7 – 9 triệu đồng.

  • Nhân viên mua hàng nước ngoài (Anh, Nhật, Hàn, Trung,…): 9 – 20 triệu đồng.

6. Tổng hợp câu hỏi phỏng vấn nhân viên mua hàng

Đây là những câu hỏi mà bạn sẽ thường gặp nhất khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên mua hàng:

  • Giới thiệu thông tin về bản thân bạn

  • Bạn đã từng làm vị trí này ở công ty nào chưa? Tại sao lại nghỉ việc ở đó?

  • Bạn hiểu gì về công việc nhân viên mua hàng? Theo bạn, vị trí này sẽ đảm nhận nhiệm vụ gì?

  • Điểm mạnh của bạn có liên quan gì đến công việc này?

  • Hãy kể về một tình huống khó khăn của bạn và cách bạn giải quyết vấn đề?

Nội dung bài viết trên đây đã giới thiệu cụ thể nhân viên mua hàng là gì, giúp các ứng viên quan tâm đến vị trí này có cái nhìn tổng quát hơn. Nếu như bạn là một người yêu thích công việc này thì có thể truy cập vào Blogduhoc.edu.vn.vn để được kết nối với những doanh nghiệp chất lượng, uy tín.

Tìm hiểu ngay các thuật ngữ được sử dụng trong ngành cung ứng

Nhân viên xuất nhập khẩu là gì

Logistics là gì

Warehouse là gì

Supply Chain là gì

Procurement là gì

Nhân viên mua hàng là gì

Purchasing là gì

Wholesale là gì

Bưu cục là gì

Tìm hiểu các bài viết liên quan:

>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu đơn xin nghỉ việc

Xem thêm:

  • Nhân Viên R&D Là Gì? Những Điều Cần Biết Để Trở Thành Một Nhân Viên R&D

  • Nhân Viên Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Làm Những Gì, Lương Cao Không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *