Hiện nay, các nhân viên kinh doanh thiết bị y tế là lực lượng chủ chốt trong việc phân phối hàng nghìn thiết bị y tế khác nhau được sử dụng trong các chuyên ngành chăm sóc sức khỏe. Vậy nhân viên kinh doanh thiết bị y tế là gì? Mức lương có cao không?
Bạn đang đọc: Nhân viên kinh doanh thiết bị y tế là gì? Mức lương có cao không?
1. Nhân viên kinh doanh thiết bị y tế là gì?
Hiểu một cách đơn giản, nhân viên kinh doanh thiết bị y tế là những người trực tiếp tiếp thị thiết bị y tế của công ty mình cho các bệnh viện, phòng khám, viện dưỡng lão, trung tâm phẫu thuật, bác sĩ,…
Song song với nhu cầu chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh ngày càng cao thì nhu cầu về các thiết bị y tế cũng tăng nhanh. Để các tổ chức chăm sóc sức khỏe hoạt động hiệu quả, tủ lưu trữ của họ cần phải chứa đầy các thiết bị y tế mà các bác sĩ cần. Điều này kéo theo việc mọc lên hàng nghìn bệnh viện, phòng khách tư nhân hay những công ty sản xuất cũng như kinh doanh thiết bị y tế ngày càng tăng cao.
Khi này, các nhân viên kinh doanh thiết bị y tế là cầu nối để các sản phẩm thiết bị y tế đến gần với các phòng khám và bệnh viện hơn. Các cơ sở chăm sóc sức khỏe sẽ trực tiếp làm việc với các nhân viên kinh doanh để mua các thiết bị y tế với giá cả phù hợp và chất lượng đảm bảo nhất. Các thiết bị y tế có thể bao gồm máy khử rung tim, máy bơm insulin, máy siêu âm, máy tạo nhịp tim,…
2. Ưu – nhược điểm của nhân viên kinh doanh thiết bị y tế
Các nhân viên kinh doanh thiết bị y tế đóng vai trò quan trọng trong ngành chăm sóc sức khỏe bằng việc cung cấp các công cụ thiết bị y tế. Vị trí công việc này đặt ra những ưu điểm và nhược điểm mà mỗi người cần phải cân nhắc cẩn thận trước khi theo đuổi sự nghiệp nhân viên kinh doanh thiết bị y tế.
Ưu điểm:
-
Kinh doanh thiết bị y tế vẫn là một trong những nghề chăm sóc sức khỏe “hot” nhất hiện nay do các bệnh viện, phòng khám ngày càng được mở rộng.
-
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh ngày càng tăng cao tạo nhiều cơ hội việc làm
-
Mức lương tiềm năng với thang lương cao bao gồm những khoản tiền thưởng và hoa hồng hấp dẫn khi bán hàng.
-
Các nhiệm vụ tương đối phù hợp với nhiều người
Nhược điểm:
-
Thường xuyên phải di chuyển để gặp gỡ khách hàng và lắp đặt thiết bị y tế
-
Khả năng để cân bằng giữa công việc và cuộc sống kém
-
Làm việc trong môi trường căng thẳng, áp lực với hơn 40 giờ/tuần.
-
Đối với những nhân viên mới thì có thể khó để bắt đầu do tính chất công việc mang tính đặc thù của ngành Y.
Tóm lại, đối với mỗi nghề thì ưu điểm và nhược điểm luôn đi song song với nhau. Nếu bạn đang mong muốn tìm hiểu nghề kinh doanh thiết bị y tế thì nên đánh giá kỹ lưỡng các kỹ năng, tính cách và ưu tiên của bản thân để xác định xem lĩnh vực năng động và đòi hỏi khắt khe này có phù hợp với nguyện vọng nghề nghiệp của bản thân hay không.
3. Bản mô tả công việc của nhân viên kinh doanh thiết bị y tế
Bản mô tả công việc của nhân viên kinh doanh thiết bị y tế là gì? Đây là một bản mô tả tất cả những nhiệm vụ hằng ngày của một nhân viên cần làm. Đối với mỗi công việc khác nhau, bản mô tả công việc cũng khác nhau.
Với mẫu mô tả công việc của nhân viên kinh doanh thiết bị y tế này, bạn có thể nắm rõ những gì mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm khi tuyển dụng vào vị trí công việc này.
Dưới đây là bản mô tả công việc của nhân viên kinh doanh thiết bị y tế phải thực hiện hằng ngày như sau:
-
Thực hiện quảng cáo các thiết bị y tế của doanh nghiệp trong bệnh viện, phòng khám và các cơ sở y tế khác.
-
Phụ trách giới thiệu và bán các thiết bị y tế và dịch vụ trong khu vực.
-
Phát triển các mối quan hệ với người mua cho các khoa khám và chữa bệnh
-
Sắp xếp lịch hẹn với các bác sĩ, dược sĩ và đội ngũ nhân viên y tế của bệnh viện, phòng khám
-
Tư vấn và cung cấp các thông tin hữu ích cho khách hàng và đưa ra một số điểm cạnh tranh như giá cả thiết bị y tế hay các gói thiết bị tạo hợp đồng
-
Hỗ trợ cài đặt và hướng dẫn thử nghiệm sản phẩm
-
Kiểm tra chất lượng của sản phẩm và kiểm soát quá trình vận chuyển
-
Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tư vấn, bán và vận chuyển thiết bị
-
Thu thập các phản hồi của khách hàng và phân tích ý kiến để đưa ra các chiến lược phát triển cho các sản phẩm thiết bị y tế phù hợp.
-
Thực hiện các báo cáo về công việc trong tháng, quý và năm đối với các cấp trên.
-
Tối đa hóa lợi nhuận bằng cách bán thêm và bán chéo các sản phẩm bổ sung
4. Trình độ học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm của nhân viên kinh doanh thiết bị y tế là gì?
Kinh doanh thiết bị y tế là một ngành cạnh tranh và có phần khốc liệt, đòi hỏi các nhân viên bán hàng phải đối đầu với những thử thách liên tục trong cuộc chơi của họ.
Cho dù bạn chỉ tò mò về lĩnh vực kinh doanh thiết bị y tế hay trau chuốt sơ yếu lý lịch của mình cho cuộc phỏng vấn sắp tới, thì vẫn có những yêu cầu quan trọng để có thể trở thành một nhân viên kinh doanh thiết bị thành công.
Dưới đây là những trình độ học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm để các nhân viên kinh doanh thiết bị y tế có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ dưới đây:
Về trình độ học vấn và kiến thức chuyên môn
-
Có bằng cao đẳng hoặc đại học chuyên ngành Y, Dược, Điều Dưỡng hoặc các lĩnh vực liên quan. Điều này giúp các bạn có thể tư vấn được cho các bác sĩ, nhân viên y tế hiểu được ứng dụng thực tế của sản phẩm và giúp học thực hiện được công việc của mình tốt hơn.
-
Có nền tảng bán hàng vững chắc trong sơ yếu lý lịch đặc biệt là bán thiết bị y tế
-
Có các kiến thức tốt về các thiết bị y tế
-
Thành thạo tin học văn phòng
Tìm hiểu thêm: Trổ tài với cách nấu canh bí đỏ thơm ngon bổ dưỡng
Về kỹ năng:
Dưới đây là 8 kỹ năng bạn cần có để trở thành một nhân viên kinh doanh thiết bị y tế thành công:
-
Kỹ năng 1: Giao tiếp
Nếu bạn không giỏi giao tiếp – đặc biệt là với những người lạ – thì có thể việc trở thành nhân viên kinh doanh thiết bị y tế sẽ không dành cho bạn. Bởi phần lớn các công việc đều là liên lạc với nhân viên y tế và những người chịu trách nhiệm trong bệnh viện.
Kỹ năng này không chỉ là khả năng nói chuyện mà còn là để thu hút nhiều loại đối tượng khác nhau trong những cuộc trò chuyện.
Ngoài ra, một phần của kỹ năng giao tiếp giúp Sales thiết bị y tế thành công chính là khả năng lắng nghe. Trong cuộc trò chuyện của bạn với khách hàng, bạn cần phải là người biết lắng nghe để có thể hiểu được những gì khách hàng mong muốn và bạn có thể giúp đỡ họ như thế nào là tốt nhất.
-
Kỹ năng 2: Sự tự tin
Tính chất công việc của nhân viên kinh doanh thiết bị y tế chính là đi đến những những bệnh viện mới, phòng khám mới và gặp những người mới. Điều cần thiết để các Sales có chìa khóa thành công chính là bạn không nên quá ngại ngùng khi tiếp cận họ.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải có niềm tin mạnh mẽ vào các sản phẩm và kiến thức về sản phẩm mà bạn đang kinh doanh. Chẳng hạn khi bác sĩ hỏi bạn một câu hỏi về cách sử dụng thiết bị, bạn không thể trả lời bằng câu “Tôi không chắc chắn…” Bạn phải tự tin đưa ra các lựa chọn đế khách hàng có thể quyết định.
- Kỹ năng 3: Giải quyết các vấn đề
Giải quyết các vấn đề sẽ phát huy hết các tác dụng trong nhiều tình huống khác nhau. Khi lần đầu tiên gặp bác sĩ, bạn phải lắng nghe những vấn đề họ gặp phải với các sản phẩm y tế và đưa ra các phương án giải quyết tốt nhất.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng sản phẩm, bạn có thể phải giải quyết những feedback của khách hàng về sự trục trặc trong quá trình sử dụng.
-
Kỹ năng 4: Tư duy phản biện
Khi bạn là một người bán các sản phẩm của mình, bạn phải hiểu rõ các thông tin về sản phẩm bạn đang bán. Khi bạn càng nắm bắt được nhiều thông tin về sản phẩm thì bạn sẽ trả lời được nhiều câu hỏi hơn và đưa ra những lý lẽ phản biện cho vô vàn những câu hỏi khó hiểu của khách hàng.
Điều này giúp bạn làm chủ được các sản phẩm của mình và đem lại kết quả tốt cho các cuộc trò chuyện, tư vấn của bạn.
-
Kỹ năng 5: Tự tạo động lực
Mặc dù việc sở hữu các kỹ năng khác có vô cùng tốt nhưng bản thân bạn thiếu động lực thì cũng rất dễ dàng bỏ cuộc. Động lực của bạn chính là điều để thôi thúc bạn đến gặp khách hàng mỗi ngày khi mà bệnh viện, phòng khám là những nơi bạn phải nhìn thấy những ca bệnh nặng, những cuộc nói chuyện nặng nề hay những than thở của người thân bệnh nhân.
-
Kỹ năng 6: Có trách nhiệm
Kỹ năng cuối cùng trong bộ kỹ năng bạn cần để thành công với tư cách là nhân viên kinh doanh thiết bị y tế là có trách nhiệm. Đây là một kỹ năng mềm quan trọng cần bổ sung vào sơ yếu lý lịch của bạn.
Bạn có thể phải làm việc ngoài giờ hành chính hay nhập thông tin khách hàng tiềm năng hàng giờ thậm chí là việc đến những địa điểm xa nơi ở để tư vấn cho khách hàng về thiết bị y tế.
5. Mức lương của nhân viên kinh doanh thiết bị y tế
Với tầm quan trọng của lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe, nhu cầu sử dụng các thiết bị vật tư y tế ngày càng tăng cao. Điều này kéo theo mức thu nhập của nhân viên kinh doanh thiết bị y tế cũng tương đối hấp dẫn. Mức thu nhập này sẽ bao gồm mức lương cứng và mức lương hoa hồng.
-
Đối với mức lương cứng: Dao động từ 5 triệu – 7 triệu đồng/tháng
-
Đối với mức lương hoa hồng: Mức thu nhập đối với những người có kỹ năng và kinh nghiệm có thể lên tới 10 triệu – 30 triệu đồng/tháng. Đối với những sinh viên ra trường hay những người chưa có nhiều kinh nghiệm thì mức lương dao động trong khoảng từ 8 triệu – 12 triệu đồng.
Ngoài ra, mức thu nhập của các sales cũng sẽ vô cùng cao nếu như bạn có kỹ năng và các mối quan hệ tốt trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị y tế này.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách làm kẹo lạc đặc sản dân gian xứ Bắc
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
Tìm hiểu ngay thông tin liên quan đến ngành nghề
Nhân viên kinh doanh thiết bị y tế |
Nhân viên kinh doanh nội thất |
Nhân viên kinh doanh là làm gì |
Nhân viên tư vấn bảo hiểm |
Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu |
Nhân viên kinh doanh bất động sản |
Nhân viên kinh doanh fpt |
Tóm lại, những thông tin liên quan đến nhân viên kinh doanh thiết bị y tế là gì đã được cung cấp đầy đủ và chi tiết trong bài viết trên. Lực lượng này đóng vai trò hết sức quan trọng trong ngành chăm sóc sức khỏe bằng cách đóng vai trò là cầu nối giữa công nghệ y tế tiên tiến và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Và trong tương lai, nghề kinh doanh thiết bị y tế sẽ còn phát triển mạnh mẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm. Bởi vậy, nếu mong muốn trở thành một nhân viên kinh doanh thiết bị y tế thì hãy chuẩn bị cho mình những kỹ năng và kinh nghiệm để tự tin đảm nhiệm công việc này.