Mẫu CV xin việc phổ thông viết thế nào? Việc chuẩn bị một bản CV đầy đủ và chuyên nghiệp là rất quan trọng trong quá trình tìm kiếm việc làm, đặc biệt là đối với những người mới tốt nghiệp hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Bạn có thể tạo CV online cơ bản và chuyên nghiệp để giới thiệu bản thân cho nhà tuyển dụng. Để hiểu rõ hơn cùng tìm hiểu cùng Job3s dưới đây nhé.
1. CV xin việc phổ thông là gì?
Bản CV xin việc dành cho những lao động phổ thông là một bản đánh máy trình bày lai lịch, học vấn, kinh nghiệm làm việc, mục tiêu trong công việc của ứng viên để xin vào làm việc tại vị trí việc làm lao động phổ thông. Top CV nổi bật sẽ được gửi cho nhà tuyển dụng để họ tổng hợp, đánh giá xem có nên liên hệ phỏng vấn với bạn hay không.
Nói không ngoa, bản CV chính là đại diện cho bạn, cho ánh nhìn đầu tiên của nhà tuyển dụng vào bạn. Vì vậy, trình bày một CV phổ thông đẹp, độc đáo sẽ giúp bạn rất nhiều đấy nhé. Và để điều đó trở thành sự thật thì CV lao động phổ thông nên được chuản bị theo những lưu ý dưới đây.
2. Vì sao nên viết CV xin việc phổ thông?
Trước khi tìm hiểu về CV xin việc lao động phổ thông, bạn cần phải biết rõ khái niệm lao động phổ thông là gì. Lao động phổ thông chính là một cụm từ để chỉ những người lao động làm việc chủ yếu bằng sức lực chân tay, không qua trường lớp đào tạo nghề nghiệp nào, đối với họ các kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn sâu dường như là không có. Bên cạnh đó, bằng cấp cao nhất của lao động phổ thông cũng chỉ có tấm bằng tốt nghiệp cấp bậc trung học phổ thông.
Mặc dù có những điểm bất lợi về trình độ, kinh nghiệm như vậy thế nhưng những người lao động phổ thông lại rất được các doanh nghiệp săn đón. Có cơ số lớn các đơn vị chủ yếu cần tuyển dụng lao động phổ thông nhiều hơn các vị trí chuyên môn đòi hỏi bằng cấp khác. Trong cái nhìn tổng thể thì lao động phổ thông chiếm đến 40% nhu cầu tuyển dụng toàn nguồn nhân lực.
Với những chia sẻ vừa nêu, có thể thấy việc làm lao động phổ thông luôn là vị trí tiềm năng, có thể mang đến cho bạn những sự lựa chọn hấp dẫn, phù hợp. Mặc dù vậy thì câu chuyện tìm việc cho đến ứng tuyển việc làm cũng chư bao giờ là việc đơn giản, nhất là khi ở thời buổi hiện nay, dù khát nhân lực thế nhưng những doanh nghiệp vẫn luôn đòi hỏi lao động tuyển về phải có tay nghề và đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của công việc.
Để lọt vào mắt xanh của họ thì buộc mỗi lao động phổ thông phải chuẩn bị tốt cho bản thân mình một bản CV xin việc lao động phổ thông giàu sức cạnh tranh. Có lẽ ở tầng lớp của mình, ít ai hiểu được vai trò của bản CV xin việc quan trọng ra sao và càng không biết nên chuẩn bị nó như thế nào? Vậy cho nên những thông tin dưới đây tiếp tục được chia sẻ đến bạn về các vấn đề liên quan đến CV lao động phổ thông để qua đó có thể đủ kỹ năng tạo cho mình một bản CV xin việc phổ thông hoàn hảo.
3. Bố cục của CV xin việc phổ thông
CV xin việc phổ thông công cụ hữu ích để giúp bạn tạo ra một bản CV cơ bản và chuyên nghiệp để giới thiệu bản thân cho nhà tuyển dụng nhưng bố cục của một mẫu CV đẹp là gì, cùng tìm hiểu nhé.
Thông tin cá nhân
Phần này chứa các thông tin cơ bản về họ và tên, ngày sinh, địa chỉ liên lạc, số điện thoại và địa chỉ email.
Tiêu đề
Tiêu đề của CV là phần quan trọng đầu tiên mà nhà tuyển dụng sẽ đọc. Đây là cơ hội để bạn tạo ấn tượng đầu tiên và làm nổi bật mục tiêu nghề nghiệp của mình. Tiêu đề nên ngắn gọn và súc tích, tập trung vào vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Tóm tắt về bản thân
Phần này là nơi bạn mô tả ngắn gọn về bản thân, kỹ năng và kinh nghiệm của mình. Nên tập trung vào những kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến vị trí công việc đang ứng tuyển.
Học vấn
Trong phần này, bạn nên liệt kê các trình độ học vấn, bao gồm tên trường, chuyên ngành, thời gian học và các chứng chỉ có liên quan.
Kinh nghiệm làm việc
Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc, đây là nơi để bạn mô tả chi tiết về các vị trí công việc trước đây, bao gồm tên công ty, thời gian làm việc và mô tả công việc.
Kỹ năng
Phần này nên liệt kê các kỹ năng mà bạn có, bao gồm cả kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn. Điều quan trọng là liên kết các kỹ năng này với vị trí công việc đang ứng tuyển.
Hoạt động ngoại khóa
Đây là nơi để bạn mô tả các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ hoặc tổ chức mà bạn đã tham gia. Nên tập trung vào những hoạt động có liên quan đến vị trí công việc đang ứng tuyển.
Thông tin liên hệ
Phần này bao gồm thông tin liên hệ của bạn, bao gồm địa chỉ email và số điện thoại liên lạc. Chú ý rằng thông tin này phải chính xác và cập nhật để nhà tuyển dụng có thể
4. Làm thế nào để viết một CV xin việc “vừa lòng” nhà tuyển dụng?
Trong quá trình viết CV xin việc phổ thông, có lẽ điều mà nhiều người vướng mắc nhất chính là phần trình độ học vấn. Tuy nhiên, tạm bỏ qua phần này, nếu bạn trình bày tốt những kỹ năng, kinh nghiệm mà bản thân đã có, bạn vẫn sẽ gây ấn tượng sâu sắc với nhà tuyển dụng. Dưới đây sẽ là những thông tin bạn cần tập trung trình bày trong CV của mình nhé:
4.1. “Một chút thoáng qua” của lý lịch cá nhân
Mặc dù không trình bày tỉ mỉ, chi tiết như bản Sơ yếu lý lịch tự thuật nhưng trong CV phổ thông bạn vẫn cần cung cấp đầy đủ các thông tin về lý lịch của mình tới nhà tuyển dụng. Trong đó cần có đầy đủ họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nhà, số điện thoại để liên lạc,… ngoài ra còn có thể cung cấp thêm các phương thức liên lạc khác như địa chỉ email, skype, facebook,…
cHãy cung cấp những thông tin mới nhất và chính xác nhất của mình trong CV. Và bạn phải kiểm tra lại thật kỹ càng sau khi viết xong bởi vì chỉ cần viết sai một số trong dãy số điện thoại, nhà tuyển dụng sẽ không liên lạc được với bạn.
4.2. Mục tiêu phát triển sự nghiệp
Đây cũng là một mục rất quan trọng trong CV. Hãy tóm tắt mục tiêu nghề nghiệp của bạn bằng 1 đến 2 câu văn. Nếu bạn ứng tuyển với doanh nghiệp nào, bạn phải viết được mục tiêu có điểm chung với hướng phát triển của họ.
Khi viết mục tiêu cho CV xin việc phổ thông, bạn không nên đề cập đến những mục tiêu quá lớn, vượt sức như mong muốn trở thành giám đốc, trưởng phòng,… Điều này sẽ gây ấn tượng xấu trong mắt nhà tuyển dụng, đặc biệt là khi họ chưa được kiểm chứng năng lực làm việc thật sự của bạn.
Việc viết những mục tiêu đơn giản như làm việc chăm chỉ, cống hiến năng lực cho công ty, cố gắng học hỏi,… sẽ là điểm cộng lớn của bạn trong mắt nhà tuyển dụng.
>>> Xem thêm: Mẫu giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc 1 năm đạt chuẩn
4.3. Kỹ năng làm việc
Với một CV xin việc phổ thông, phần kỹ năng chính là phần giúp bạn ghi điểm cực tốt. Nhà tuyển dụng sẽ không quá chú ý đến bằng cấp của các lao động, thay vào đó họ chú ý tới kỹ năng mềm cũng như tay nghề của bạn. Vì vậy, bạn hãy trình bày thật kỹ càng, chi tiết và cẩn thận những kỹ năng mà mình có.
Bạn có thể liệt kê những kỹ năng như sau:
- Kỹ năng chuyên môn như nghề may thêu, sửa chữa, sơ chế thực phẩm,…
- Kỹ năng giao tiếp, làm việc hội nhóm
- Kỹ năng tính toán, tin học (dành cho những công việc như nhân viên bán hàng)
- Sự chăm chỉ, khéo léo cũng như sức khỏe dẻo dai, có thể chất tốt
4.4. Kinh nghiệm làm việc
Mục kinh nghiệm trong CV xin việc phổ thông cũng quan trọng không kém phần kỹ năng. Nếu bạn đã từng đi làm ở nhiều nơi, hãy chỉ ghi lại 2 – 3 kinh nghiệm làm việc nổi bật nhất. Đó có thể là nơi bạn có thành tích làm việc tốt, đã được khen thưởng,…
Trong tình huống bạn đi xin việc ở doanh nghiệp lần đầu, bạn có thể ghi kinh nghiệm làm việc của mình là nội trợ, gia sư,… Điều tối kỵ khi viết CV xin việc là sự gian dối.
Nếu bạn chưa từng đi làm, hãy viết đúng sự thật. Nhà tuyển dụng sẽ đặt ra những câu hỏi về kinh nghiệm làm việc của bạn. Nếu bạn không trả lời được, họ sẽ nghi ngờ bạn nói dối trong CV. Và điều này sẽ khiến bạn bị loại ngay lập tức.
4.5. Trình độ học vấn
Khi tuyển dụng nhân sự lao động phổ thông, các doanh nghiệp thường không quá để ý đến trình độ học vấn. Bạn có thể tốt nghiệp cấp bậc trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông. thậm chí là tốt nghiệp tiểu học (các công việc như nhân viên bốc vác hàng hóa, nghề phụ xây).
5. Những lưu ý khi viết CV xin việc phổ thông
Sau khi hoàn thành việc viết nội dung cho CV, bạn cần kiểm tra lại mọi thứ từ đầu đến cuối. Đầu tiên là phông chữ, cỡ chữ, lỗi sai chính tả, lỗi tương phản giữa màu chữ và màu nền của CV để tránh bị khó nhìn,…
Nếu cẩn thận hơn, sau khi tự mình kiểm tra, bạn có thể nhờ bạn bè hoặc người thân kiểm tra lần thứ hai, thứ ba để chắc chắn không còn mắc các lỗi cơ bản trong CV.
Bạn cũng cần lưu ý rằng câu chữ trong CV của bạn ngắn gọn, dễ hiểu và trình bày khoa học. Bạn không nên viết những câu văn quá dài hay viết tới 2 trang giấy A4. Trong trường hợp đi xin việc lao động phổ thông, một trang A4 là vừa đủ để bạn trình bày CV của mình.
Những bài viết liên quan:
– Nên gửi CV vào thời gian nào để gia tăng cơ hội trúng tuyển cao?
– NR trong CV là gì? Những lưu ý khi viết NR trong CV xin việc
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
Tìm hiểu ngay thông tin liên quan đến Mẫu cv
Mẫu cv xin việc ngành ô tô |
Mẫu CV ứng tuyển MSB |
Mẫu cv tiếng nhật file word |
Mẫu cv tiếng anh bản word |
Mẫu cv xin việc viết tay |
Mẫu cv ngành luật |
Mẫu cv tester |
Mẫu cv xin việc part time cho sinh viên |
Mẫu cv xuất nhập khẩu bằng tiếng anh |
Mẫu CV IT tiếng Anh |
Mẫu cv tiếng anh teaching assistant |
Mẫu cv lễ tân khách sạn bằng tiếng anh |
Mẫu cv tiếng pháp |
Mẫu cv xin việc phổ thông |
Mẫu cv kỹ sư xây dựng |
Mẫu cv quản lý chất lượng |
Mẫu cv cho sinh viên chưa tốt nghiệp |
Trên kia là những kinh nghiệm viết mẫu CV xin việc phổ thông mà Job3s nêu trên chắc chắn sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình xin việc. Hãy áp dụng ngay và Job3s hy vọng bạn sẽ có kết quả tuyển dụng như mong đợi. Chúc bạn sớm có một công việc như ý.