Nếu bạn đang theo đuổi một công việc đáng mơ ước về thực phẩm mà chưa biết trình này CV ngành công nghệ thực phẩm thế nào thì nội dung sau là dành cho bạn. Cùng tham khảo một số mẫu, cách viết CV công nghệ thực phẩm và một số thông tin đi kèm về ngành nghề thú vị này nhé!
>>> Xem thêm: Mẫu CV Online Miễn Phí Cho Mọi Ngành Nghề
1. Ngành công nghệ thực phẩm là gì?
Công nghệ thực phẩm là nhóm ngành chuyên về việc bảo quản thực phẩm, chế biến nông sản. Ngành này sẽ chuyên về lĩnh vực ăn uống, an toàn thực phẩm là chủ yếu, nhằm tối ưu dinh dưỡng có trong thực phẩm cho con người.
Ngành công nghệ thực phẩm sẽ đào tạo những kiến thức chuyên sâu về dinh dưỡng, cụ thể là hoá học, sinh học; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích chất lượng thực phẩm. Đồng thời cũng cần tìm hiểu về nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt vận hành dây chuyền máy móc sản xuất trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm.
Ứng dụng của ngành công nghệ thực phẩm trong đời sống hiện nay là rất cao. Ở mọi nơi con người đều cần đến thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm sạch, chất lượng trong cuộc sống môi trường hiện nay. Có thể nói ngành công nghệ thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng.
Xem thêm: Tổng hợp 50 mẫu CV Logistics mà được giới trẻ quan tâm nhất
2. CV ngành công nghệ thực phẩm có gì khác?
Đối với ngành nghề nào cũng vậy, nó đều yêu cầu những nét đặc thù riêng mà không phải khi download CV xin việc nói chung nào cũng có. Cái riêng của một CV là thứ để tạo nên sự khác biệt giữa bạn và người khác.
CV cần nhấn mạnh chuyên môn:
Vì mục đích đặc thù nên CV ngành công nghệ thực phẩm cần đặc biệt nhấn mạnh vào phần chuyên môn, kinh nghiệm sau đó đến kỹ năng phục vụ cho công việc và những kinh nghiệm bạn đã có.
CV cần có phần Học vấn rõ ràng:
Ngành công nghệ thực phẩm sẽ đòi hỏi các ứng viên trình bày đầy đủ về quá trình học tập. Vì vốn nó đã là một ngành nghề cần có sự giám sát cao đối với vấn đề an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng.
Đừng chủ quan rằng CV nào cũng có những mục bắt buộc phải có thì không còn gì để lưu ý, bạn đã nắm rõ hết rồi. Đây là một sai lầm nếu bạn không chỉnh đốn lại ngay thì bạn đã bị loại ngay từ vòng chuẩn bị rồi. Đi vào chi tiết của một CV ngành công nghệ thực phẩm bạn sẽ khám phá ra được rất nhiều điều thú vị hơn.
>>> Xem thêm: Top 30+ mẫu CV giáo viên mầm non đẹp và sáng tạo
3. Mẫu CV ngành công nghệ thực phẩm
Dưới đây là 10 mẫu CV xin việc ngành công nghệ thực phẩm. Bạn có thể tham khảo và tùy chỉnh cho phù hợp với bản thân mình và vị trí công việc đang muốn ứng tuyển nhé!
>>> Xem thêm: Hướng Dẫn Viết CV Bác Sĩ Chuẩn Yêu Cầu Ngành Y
4. Cách viết CV ngành công nghệ thực phẩm
Khi xem các mẫu CV ngành công nghệ thực phẩm ở trên, bạn có nhận ra điều gì không? Chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về cách viết CV cho ngành công nghệ thực phẩm chi tiết từng mục thế nào nhé!
4.1. Thông tin cá nhân
Như trong mọi CV khác thì yếu tố tiên quyết đầu tiên bạn bắt buộc phải ghi là thông tin cá nhân. Thông tin cá nhân bao gồm: Họ tên, Ngày sinh, Giới tính, Số điện thoại, Email liên hệ, Địa chỉ. Đây là những thông tin định danh cơ bản về một người để nhà tuyển dụng biết được bạn là ai.
Bạn nên sử dụng một email chuyên nghiệp chứ đừng lấy những email từ hồi “trẻ trâu” như: boycodontimgirlcung thế, mất điểm ngay tức khắc trong mắt nhà tuyển dụng đó nha. Bên cạnh đó thì nên để thêm một bức ảnh chụp rõ khuôn mặt thật sáng sủa, trang phục nghiêm túc, tránh ảnh selfie.
4.2. Mục tiêu nghề nghiệp
Bạn sẽ được đánh giá cao nếu như có một mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai rõ ràng. Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là một người cầu tiến, có ý chí làm việc. Một người có mục tiêu rõ ràng cho cuộc đời mình sẽ được đánh giá cao hơn là một người không biết bản thân muốn gì.
Bạn có thể tách biệt ra mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Nhưng hãy nhớ mục tiêu của bạn có liên quan đến việc phát triển trong ngành công nghệ thực phẩm. Đó là thể những cống hiến bạn muốn đóng góp, những vị trí bạn muốn đạt được trong tương lai. Đây sẽ là điểm khác biệt trong CV công nghệ thực phẩm của bạn so với những đối thủ khác.
4.3. Học vấn
Phần học vấn của CV ngành công nghệ thực phẩm đòi hỏi bạn phải nêu khái quát về quá trình học tập của mình tại bậc đại học. Vì đây là môi trường rèn luyện chuyên môn và nghiệp vụ cho chính bạn. Bạn cần phải nêu theo thứ tự thời gian, chuyên ngành học, trường đại học theo học.
Đối với phần học vấn này bạn nên nhớ là chỉ đề cập đến cấp bậc bạn đang theo học cao nhất tính đến thời điểm hiện tại thôi.
Đối với ngành công nghệ thực phẩm là ngành có tính chuyên môn và đặc thù cao nên đòi hỏi kỹ hơn thì bạn sẽ cần thêm phần chứng chỉ và các bằng cấp đã đạt được. Chính vì vậy, nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên những người có kinh nghiệm và học đúng chuyên ngành.
Quá trình học tập cần được viết ngắn gọn, xúc tích nhất có thể. Nếu bạn có điểm GPA cao thì nên ghi vào. Việc viết lan man, dài dòng kể chi tiết từ các cấp học sẽ khiến CV của bạn dài đến vài mặt giấy mà không gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
4.4. Kinh nghiệm làm việc
Khi bạn tải CV miễn phí chuyên nghiệp, việc viết quá trình và kinh nghiệm làm việc theo thứ tự thời gian, ưu tiên là rất cần thiết. Bạn hãy sắp xếp nội dung công việc đã làm trước kia, tóm tắt mô tả công việc và điểm nổi bật trong công việc bạn đạt được. Đừng liệt kê các hoạt động bạn làm trong công việc đó mà hãy vị trí làm việc kèm thành tích chính.
Như trong ngành công nghệ thực phẩm bạn có thể ghi là: Lãnh đạo một nhóm 5 người nghiên cứu dự án liên quan đến dinh dưỡng của thực phẩm, phát triển và nghiên cứu kiểm nghiệm phòng lab,.. Hãy chỉ tập trung vào những công việc liên quan đến ngành công nghệ thực phẩm.
Còn nếu bạn là sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm thì có thể ghi các hoạt động đã từng tham gia tại trường lớp có mục đích phát triển ngành công nghệ thực phẩm hoặc các hoạt động đoàn đội.
4.5. Kỹ năng của bản thân
Để nói về kỹ năng chuyên môn mà một người chuẩn bị theo nghề công nghệ thực phẩm cần có, bạn nên tìm hiểu từ trước. Vì đã xác định theo ngành nghề này, bạn cần hiểu được những giá trị cốt lõi và điểm khác biệt mà không phải ngành nghề nào cũng có.
Cái mà nhà tuyển dụng muốn thấy nhất trong phần này của bạn đó chính là khả năng tư duy và tính sáng tạo của các nhà công nghệ thực phẩm tương lai, khả năng nghiên cứu và phân tích tuyệt vời, có đam mê với công việc mà mình theo đuổi cũng như khả năng chịu được áp lực cao của công việc.
Bạn nên nhấn mạnh kỹ năng và phẩm chất của bản thân như:
– Các chứng chỉ phục vụ cho công việc
– Cẩn thận, tỉ mỉ, trong công việc
– Yêu thích, đam mê lĩnh vực thực phẩm, công nghệ
– Có khả năng kiên trì phân tích
– Tinh thần và trách nhiệm cao trong công việc công nghệ thực phẩm
Bạn có thể có nhiều kỹ năng hơn thế, nhưng giống như mục kinh nghiệm việc làm, hãy chỉ chú tâm những kỹ năng nào phục vụ công việc công nghệ thực phẩm thôi nhé.
4.6. Dự án và giải thưởng bạn đã đạt được
Sẽ thật tuyệt vời nếu như bạn có những giải thưởng được công nhận liên quan đến công nghệ, hoá học, sinh học,.. Đây sẽ là điểm nổi bật của bạn so với hàng nghìn CV ngành công nghệ thực phẩm khác. Bên cạnh đó nếu bạn đã từng tham gia những dự án như những cuộc thi, chương trình hoạt động thì cũng đừng ngần ngại ghi vị trí và kết quả dự án vào nhé.
4.7. Những mục khác
Công nghệ thực phẩm là ngành yêu cầu tính cẩn thận tỉ mỉ cao, nên bạn có thể khéo léo lồng ghép thêm phần các giải thưởng đạt được, các chứng chỉ đã cấp có hiệu lực và có liên quan chuyên môn.
Tất cả những giải thưởng này sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng như là một ứng viên sáng giá của họ.
Bạn có thể ghi thêm phần sở thích của bạn nếu cảm thấy giúp ích cho quá trình xin việc của mình. Ví dụ như yêu thích việc nghiên cứu về thực phẩm dinh dưỡng và các yếu tố tăng cường đề kháng cho con người,…
5. Những lưu ý khi viết CV ngành công nghệ thực phẩm.
Để hoàn thiện được CV ngành công nghệ thực phẩm và tăng cơ hội việc làm cho mình bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
Chọn mẫu CV phù hợp ngành công nghệ thực phẩm:
Hãy đảm bảo rằng bạn chọn được cho mình một mẫu CV ưng ý và hợp với phong cách của của người làm về công nghệ thực phẩm. Với một mẫu CV bắt mắt và cách trình bày khoa học bạn đã có một điểm cộng to lớn rồi.
Trình bày ngắn gọn:
Thông tin trình bày trong CV cần ngắn gọn, súc tích, tránh dài dòng lan man và không đúng trọng tâm. Nó sẽ khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy nhạt nhẽo và sẵn sàng bỏ qua bạn để tìm đến ứng viên tiềm năng hơn.
Trình bày CV đẹp mắt:
Một bản CV xin việc ngành công nghệ thực phẩm chuyên nghiệp thì ngoài việc thông tin đầy đủ thì việc trình bày khoa học cũng rất hợp lý. Các đầu mục của thông tin nên được bôi đậm và in hoa. Các dòng trình bày rõ ràng, bôi đậm các thông tin quan trọng.
Đưa ra thông tin trung thực:
Các thông tin trong CV cần được viết một cách trung thực và đứng với định dạng, nên sử dụng kiểu chữ dễ nhìn và được nhiều người sử dụng. Đương nhiên các thông tin trong CV cũng cần chính xác 100% về độ đúng đắn.
Tránh sai chính tả:
Hãy nhớ rằng, sai chính tả là điều cấm kỵ trong viết CV. Hãy rà soát lại lỗi chính tả nhiều lần trước khi quyết định nộp CV cho nhà tuyển dụng.
6. Cơ hội việc làm trong ngành công nghệ thực phẩm hiện nay
Trong bối cảnh dân số và thu nhập của người dân đều tăng lên, nhu cầu về thực phẩm, chế biến thực phẩm đang nóng hơn bao giờ hết. Việt Nam là một trong những thị trường được tờ Vietnam Report đánh giá có sức tiêu thụ thực phẩm – đồ uống tiềm năng và sẽ còn tăng trưởng trong thời gian sắp tới.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có nguồn nguyên liệu, thực phẩm dồi dào phong phú. Đây là một trong những bước đệm khiến ngành công nghệ thực phẩm trở lên phát triển trong thời gian tới.
Có rất nhiều vị trí có mức lương tốt trong ngành công nghệ thực phẩm như: việc làm nhân sự kiểm định chất lượng, việc làm kỹ sư công nghệ thực phẩm, chuyên gia dinh dưỡng, việc làm nhân viên phòng thí nghiệm, nhân viên vận hành máy cho đến các chức vụ cao hơn là chuyên gia nghiên cứu và tạo ra sản phẩm,.. Mức lương khởi điểm trong ngành này đối với những lính mới cũng tầm 6-7 triệu đồng/tháng. Với mới có bằng cấp cao và kinh nghiệm lâu năm thì có thể lên đến vài nghìn đô.
Những bài viết liên quan:
– Tuyệt chiêu viết CV nhân viên thu mua hút hồn nhà tuyển dụng
– Download mẫu CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp độc đáo
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
Mong rằng với những nội dung mẫu, cách viết và một số thông tin về CV ngành công nghệ thực phẩm đã giúp bạn chuẩn bị một chiếc CV ghi điểm tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng. Job3s chúc các bạn đạt được công việc yêu thích với chiếc CV xin việc ngành công nghệ thực phẩm hoàn hảo!