Lễ tân tiếng anh là gì? Định nghĩa, cách dùng và các từ vựng liên quan bạn cần biết

Lễ tân tiếng anh là gì? Định nghĩa, cách dùng và các từ vựng liên quan bạn cần biết

Lễ tân tiếng Anh là gì? Theo từ điển Anh – Việt, lễ tân là Receptionist. Đây là một danh từ và có cách phát âm là “/ri’sepʃənist”. Dưới đây là một số cách dùng và những từ vựng liên quan mà bạn có thể tham khảo.

1. Lễ tân tiếng Anh là gì? Ví dụ về cách dùng mà bạn cần biết

Hầu hết các ngành nghề và các vị trí việc làm đều sẽ được quy ước bởi một thuật ngữ tiếng anh. Thuật ngữ này thường được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu như một quy ước chung và với vị trí lễ tân cũng vậy.

1.1. Lễ tân tiếng Anh là gì?

Trước khi biết thuật ngữ tiếng anh thì ta cần hiểu lễ tân là gì. Theo các chuyên gia tuyển dụng, thì lễ tân là người chịu trách nhiệm đón tiếp khách ở khu vực tiền sảnh các công ty, doanh nghiệp hay các đơn vị kinh doanh dịch vụ.

Vậy thì lễ tân tiếng Anh là gì? Theo từ điển Anh – Việt, lễ tân là Receptionist. Đây là một danh từ và có cách phát âm là “/ri’sepʃənist”.

Ngoài receptionist thì trong tiếng Anh, lễ tân còn được gọi với nhiều thuật ngữ khác như front desk clerk hay front office clerk. Tuy nhiên nhìn chung thì receptionist vẫn là từ ngữ thông dụng và được dùng phổ biến nhất.

Lễ tân tiếng anh là gì? Định nghĩa, cách dùng và các từ vựng liên quan bạn cần biết

Lễ tân tiếng anh được gọi với thuật ngữ receptionist

1.2. Ví dụ cách dùng lễ tân tiếng Anh

Tương tự như các thuật ngữ khác trong tiếng Anh, receptionist cũng được sử dụng khá linh hoạt. Và để có thể hiểu rõ về ngữ nghĩa cũng như cách dùng của khái niệm này thì bạn cần đặt vào đúng ngữ cảnh.

Receptionist có thể đứng sau một số từ chỉ địa điểm để chỉ lễ tân của từng đơn vị đó. Ví dụ như:

  • Lễ tân làm việc tại khách sạn được gọi là Hotel Receptionist

  • Nhân viên lễ tân của nhà hàng sẽ được gọi là Restaurant Receptionist

  • Nhân viên lễ tân của các spa sẽ được gọi với thuật ngữ Spa Receptionist…

Lễ tân tiếng anh là gì? Định nghĩa, cách dùng và các từ vựng liên quan bạn cần biết

Một số ví dụ về cách dùng từ lễ tân tiếng Anh

Ngoài việc để chỉ nhân viên lễ tân của một lĩnh vực nhất định, thuật ngữ “Receptionist” còn được sử dụng trong việc để chỉ các chức vụ trong bộ phận lễ tân. Một số ví dụ về cách sử dụng receptionist có thể kể đến như:

  • We are seeking a new receptionist for our restaurant

Tạm dịch: “Chúng tôi đang cần tuyển lễ tân mới cho nhà hàng của mình”.

  • She is employed in Hanoi as a spa receptionist.

Tạm dịch: “Cô ấy làm việc ở Hà Nội như một nhân viên lễ tân của spa”.

  • This place’s receptionist was just let go due to several errors made when collecting visitors. We are trying to find a substitute.

Tạm dịch: “Nhân viên lễ tân tại đây vừa bị sa thải vì gặp quá nhiều sai sót trong quá trình đón khách. Chúng tôi đang cố gắng tìm phương án thay thế”.

  • If there are any issues, kindly get in touch with our receptionist so they can be resolved right away.

Tạm dịch: “Nếu gặp bất cứ vấn đề gì, bạn có thể liên hệ với nhân viên lễ tân của chúng tôi và họ sẽ hỗ trợ bạn xử lý kịp thời”.

Trên đây chỉ là một số ví dụ về cách dùng của thuật ngữ receptionist trong các trường hợp khác nhau. Trong các trường hợp cụ thể thì thuật ngữ này cũng sẽ có những cách kết hợp sao cho phù hợp.

2. Một số từ vựng chuyên ngành lễ tân liên quan và ví dụ về cách dùng

Ngoài lễ tân tiếng anh, các thuật ngữ khác liên quan cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Dưới đây là một số từ vựng tiếng anh chuyên ngành liên quan và ví dụ về cách dùng mà bạn đọc có thể tham khảo.

2.1. Nghiệp vụ lễ tân tiếng Anh là gì?

Một trong những khái niệm quan trọng cần biết chính là nghiệp vụ lễ tân tiếng Anh là gì. Nghiệp vụ lễ tân trong tiếng Anh cũng được gọi là receptionist. Chính vì thế mà trong một số trường hợp, thuật ngữ lễ tân và nghiệp vụ lễ tân có thể bị nhầm lẫn. Bạn cần căn cứ theo bối cảnh sử dụng để xác định ngữ nghĩa sao cho chính xác nhất.

Lễ tân tiếng anh là gì? Định nghĩa, cách dùng và các từ vựng liên quan bạn cần biết

Nghiệp vụ lễ tân tiếng anh cũng là receptionist

Xem thêm: Nghiệp Vụ Lễ Tân Khách Sạn Là Gì? Lương Lễ Tân Khách Sạn Bao Nhiêu?

2.2. Các chức vụ của bộ phận lễ tân tiếng anh là gì?

Bộ phận lễ tân là một trong những bộ phận giữ vai trò rất quan trọng đối với các công ty, doanh nghiệp, nhất là các đơn vị kinh doanh trong ngành dịch vụ như nhà hàng, khách sạn… Và trong tiếng anh, bộ phận lễ tân được gọi là Front Office Department.

Và trong bộ phận lễ tân, trưởng bộ phận và nhân viên lễ tân là yếu tố không thể thiếu. Vậy thì trưởng bộ phận lễ tân tiếng anh là gì? Cùng với đó thì thuật ngữ nhân viên lễ tân tiếng anh là gì?

Trưởng bộ phận lễ tân là người chịu trách nhiệm phân công, kiểm soát và điều phối công việc của cả bộ phận. Trong tiếng anh, trưởng bộ phận lễ tân được gọi là Front Office Manager hay viết tắt là FOM.

Dưới trưởng bộ phận là các quản lý và giám sát, trong đó có:

  • Rooms Division Manager hay RDM có nghĩa là Quản lý phòng khách sạn

  • Lobby Manager hay chính là LM – là các Quản lý của khu vực tiền sảnh

  • Duty Manager hay DM là các Quản lý ca trực – người phân công ca làm việc cho các nhân viên lễ tân.

  • Assistant Front Office Manager được biết đến là Trợ lý trưởng bộ phận lễ tân – người hỗ trợ trưởng bộ phận trong công việc thường ngày.

Ngoài các vị trí trên thì còn có các giám sát viên. Vậy giám sát lễ tân tiếng anh là gì? Thuật ngữ để chỉ vị trí này trong tiếng anh chính là Front Office Supervisor.

Lễ tân tiếng anh là gì? Định nghĩa, cách dùng và các từ vựng liên quan bạn cần biết

Mỗi chức vụ trong bộ phận lễ tân được quy ước với một thuật ngữ tiếng anh riêng

Ngoài ra thì mỗi vị trí nhân viên trong bộ phận cũng được gọi với những thuật ngữ riêng. Hãy theo dõi tiếp bài viết để biết nhân viên lễ tân tiếng anh là gì nhé.

Trong bộ phận lễ tân, mỗi nhân viên sẽ chịu trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ riêng. Và thuật ngữ tiếng anh để chỉ vị trí của từng nhân sự cũng sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Receptionist có nghĩa là nhân viên lễ tân nói chung.

  • Reservation là khái niệm để chỉ nhân viên đặt phòng.

  • Concierge được biết đến là thuật ngữ chỉ nhân viên hỗ trợ khách hàng.

  • Bellman là từ để chỉ các nhân viên hành lý.

  • Doorman/ Doorgirl là thuật ngữ chỉ các nhân viên phụ trách mở cửa.

  • Operator chính là thuật ngữ chỉ nhân viên trực tổng đài.

  • Business center/ Tour Desk là từ để chỉ nhân viên phụ trách dịch vụ văn phòng hay nhân viên tại quầy tour.

  • Gift shop là khái niệm để chỉ các nhân viên bán hàng lưu niệm.

  • Driver là thuật ngữ chỉ nhân viên lái xe.

  • Guest Relation Officer là khái niệm để chỉ các nhân viên phụ trách quan hệ khách hàng.

Một số ví dụ về cách dùng các danh xưng tiếng anh về chức vụ như sau:

“The Front Office Manager here is a friendly and gifted individual”- Trưởng bộ phận lễ tân tại đơn vị này rất thân thiện và tài giỏi.

“When you are not at the hotel, you can ask the operator to take calls.” – Trong thời gian bạn không ở tại khách sạn, bạn có thể nhờ nhân viên trực tổng đài nhận điện thoại giúp…

Lễ tân tiếng anh là gì? Định nghĩa, cách dùng và các từ vựng liên quan bạn cần biết

Các lĩnh vực khác trong ngành nhà hàng, khách sạn cũng được quy ước bằng thuật ngữ tiếng anh

2.3. Một số thuật ngữ khác

Ngoài các thuật ngữ được dùng để chỉ nhân viên trong bộ phận lễ tân, còn một số thuật ngữ khác để chỉ các bộ phận cũng như vật dụng hay hoạt động thường dùng. Có thể kể đến như sau.

Các bộ phận trong các đơn vị nhà hàng, khách sạn

Các đơn vị như nhà hàng, khách sạn nói riêng và bất kỳ đơn vị kinh doanh nào nói chung đều bao gồm rất nhiều bộ phận. Ngoài lễ tân thì các bộ phận này cũng được quy ước theo tiếng Anh như sau:

  • Manager là khái niệm để chỉ Bộ phận quản lý điều hành của nhà hàng, khách sạn. Đây cũng là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc vận hành và quản lý hoạt động của nhà hàng, khách sạn.

  • Housekeeping hay còn được hiểu là Bộ phận buồng phòng. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm chính để đảm bảo duy trì tiêu chuẩn lưu trú tại khách sạn.

  • Food & Beverage được biết đến là thuật ngữ chỉ Bộ phận ẩm thực. Đây cũng là bộ phận chịu trách nhiệm tiếp nhận và xử lý các yêu cầu về ẩm thực của khách lưu trú.

  • Kitchen hay còn gọi là Bộ phận bếp. Bộ phận này chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện các món ăn trong nhà hàng của khách sạn hay các dịch vụ phòng về ẩm thực.

  • Sales & Marketing là thuật ngữ dùng để chỉ Bộ phận kinh doanh tiếp thị. bộ phận này chịu trách nhiệm chính trong việc lên kế hoạch marketing cũng như tạo ra doanh số cho khách sạn.

  • Finance là khái niệm dùng để chỉ Bộ phận tài chính – kế toán. Đây cũng được biết đến là bộ phận chịu trách nhiệm chính đối với mảng tài chính của doanh nghiệp.

  • Administration/ Human Resource hay được gọi là Bộ phận hành chính – nhân sự. Đây là bộ phận có thể nói là rất quan trọng, bảo vệ một phần quyền lợi của người lao động tại doanh nghiệp.

  • IT hay chính là Bộ phận công nghệ thông tin. Đây là đội ngũ chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến công nghệ, bảo mật dữ liệu.

  • Engineering là khái niệm để chỉ Bộ phận kỹ thuật. Bộ phận này là người sẵn sàng hỗ trợ nếu trang thiết bị gặp các vấn đề.

  • Security hay còn được biết là Bộ phận an ninh. Đội ngũ này là người trực tiếp và duy trì vấn đề an ninh trật tự của khách sạn.

Lễ tân tiếng anh là gì? Định nghĩa, cách dùng và các từ vựng liên quan bạn cần biết

Mỗi bộ phận, phòng ban đều sẽ được gọi với một thuật ngữ riêng

Một số ví dụ về cách sử dụng các thuật ngữ tiếng anh như:

“The upkeep of the hotel’s standard of living is the responsibility of the housekeeping department” – Việc duy trì tiêu chuẩn lưu trú của khách sạn là trách nhiệm của bộ phận buồng phòng.

“To ensure productivity, the security department frequently divides its staff into shifts” – Để đảm bảo hiệu quả công việc thì nhân viên của bộ phận an ninh thường được chia ca làm việc.

Một số thuật ngữ chỉ các hoạt động, tình trạng phòng thường gặp

Ngoài ra thì còn một số thuật ngữ chỉ hoạt động, tình trạng phòng khách sạn thường gặp như:

  • Book có nghĩa là đặt phòng

  • Check-in/ check-out có nghĩa là nhận hoặc trả phòng

  • Pay the bill có nghĩa là thanh toán

  • MU (Make up room) có nghĩa là phòng đang cần làm sạch

  • OC (Occupied clean) để chỉ phòng sạch nhưng đã có khách

  • OD (Occupied dirty) có nghĩa là phòng bẩn, cần dọn nhưng có khách

  • OOO (Out of order) dùng để chỉ những phòng không sử dụng …

Ngoài ra còn rất nhiều thuật ngữ khác sử dụng trong các trường hợp khác nhau. Nhân viên lễ tân khách sạn cần nắm bắt được điều này để không gặp khó khăn khi trao đổi với các vị khách là người nước ngoài.

Xem thêm: Nhân Viên Dọn Phòng Khách Sạn Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Vị Trí Nhân Viên Dọn Phòng Khách Sạn

3. Tìm hiểu về nghề lễ tân khách sạn

Lễ tân là vị trí quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp, đơn vị trong đó có khách sạn. Vậy nghề lễ tân khách sạn hiện nay có mức lương thế nào và liệu đâu là điều giúp nhân viên sở hữu mức lương đó?

3.1. Mức lương hiện nay của lễ tân khách sạn là bao nhiêu?

Lễ tân khách sạn hiện là vị trí mà nhiều ứng viên quan tâm và theo đuổi. Một trong những lý do dẫn đến điều đó chính là mức thu nhập khá ấn tượng so với mặt bằng chung thị trường.

Lễ tân tiếng anh là gì? Định nghĩa, cách dùng và các từ vựng liên quan bạn cần biết

So với mặt bằng chung, mức lương của lễ tân khách sạn ở mức khá

Theo thống kê của một website uy tín về việc làm khách sạn thì mức lương của nhân viên lễ tân thuộc mức khá. Và mức lương này phụ thuộc vào quy mô kinh doanh của khách sạn cũng như chức vụ của nhân viên. Ngoài ra thì năng lực cũng như địa điểm làm việc cũng là yếu tố có thể ảnh hưởng tới mức lương này.

Trung bình, một nhân viên lễ tân sẽ nhận được mức lương từ 3,5 đến 8 triệu đồng/tháng. Cấp bậc quản lý sẽ nhận mức lương dao động trong khoảng từ 7 đến 20 triệu/tháng. Ngoài ra, ở một số khách sạn quốc tế hoặc khi vào mùa cao điểm du lịch thì mức lương này có thể cao hơn nữa.

Bên cạnh đó, với đặc thù của ngành khách sạn thì nhân viên lễ tân không chỉ nhận được mức lương cơ bản mà còn có các khoản phụ thu khác. Một số khoản thu nhập bên ngoài lương cứng có thể kể đến như hoa hồng dịch vụ, tiền tip của khách hàng, các khoản thưởng theo thỏa thuận…

Nhờ vậy nên nhìn chung, mức thu nhập mỗi tháng của nhân viên lễ tân sẽ dao động trên dưới 10 triệu đồng. Đối với các vị trí cao hơn như quản lý, giám sát hay trưởng bộ phận thì mức thu nhập còn ấn tượng hơn nhiều.

Xem thêm: Tổng hợp mẫu lời khen tiếng anh hay nhất bạn nên biết

3.2. Đâu là lý do giúp nhân viên lễ tân sở hữu mức lương ấn tượng như hiện nay?

So với mặt bằng chung trên thị trường lao động thì mức lương của nhân viên lễ tân không hề thấp. Vậy đâu là lý do giúp nhân viên lễ tân nhận được mức lương hấp dẫn như vậy?

  • Là yếu tố ảnh hưởng đến phần lớn hình ảnh của khách sạn

Có thể nói với các đơn vị kinh doanh dịch vụ như khách sạn thì nhân viên lễ tân là vị trí rất quan trọng. Không hề quá khi nói bộ phận lễ tân là yếu tố ảnh hưởng đến phần lớn hình ảnh của khách sạn. Đây là bộ phận tiếp xúc đầu tiên với các khách hàng. Vì thế nên ấn tượng mà bộ phận lễ tân để lại ảnh hưởng rất nhiều tới sự đánh giá của khách hàng với khách sạn.

Lễ tân tiếng anh là gì? Định nghĩa, cách dùng và các từ vựng liên quan bạn cần biết

Có nhiều lý do giúp nhân viên lễ tân sở hữu mức lương ấn tượng

  • Phải đảm nhiệm khối lượng công việc lớn

Nhân viên lễ tân chịu trách nhiệm thực hiện khá nhiều đầu việc khác nhau. Số lượng khách hàng mà bộ phận này tiếp nhận và phục vụ cũng không hề nhỏ. Đặc biệt, nếu vào mùa cao điểm du lịch thì số lượng khách hàng mà bộ phận lễ tân phải phục vụ còn tăng cao hơn nhiều. Chính vì thế nên việc bộ phận lễ tân nhận được mức lương cao là điều khá dễ hiểu.

  • Thường xuyên phải làm việc với cường độ cao và áp lực lớn

Nhân viên lễ tân thường được chia ca để làm việc. Họ cũng giữ vai trò như cầu nối giữa khách lưu trú với các bộ phận khác của khách sạn. Vì thế nên việc tăng ca, làm việc cường độ cao hay áp lực lớn là điều khá thường gặp. Và đây cũng là một trong những lý do đem lại mức lương khá cao cho các nhân viên lễ tân.

  • Ảnh hưởng nhiều đến uy tín của khách sạn

Nhân viên lễ tân là người giới thiệu và bán dịch vụ của khách sạn cho khách hàng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chất lượng dịch vụ tốt sẽ giúp uy tín của khách sạn tăng cao và ngược lại.

Hiểu theo một cách khác thì chính bộ phận lễ tân là người bán dịch vụ, mang lại doanh thu cũng như duy trì uy tín cho khách sạn.

3.3. Tìm việc lễ tân khách sạn ở đâu uy tín, lương cao?

Nhân viên lễ tân hiện là một trong những vị trí có nhu cầu tuyển dụng khá cao trên thị trường. Vậy thì các ứng viên có thể tìm kiếm cơ hội việc làm uy tín, chất lượng tại đâu?

Các ứng viên của thể theo dõi các website, fanpage của các khách sạn để chờ các đợt tuyển dụng nhân sự. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cân nhắc việc tìm kiếm trên các diễn đàn, group tìm việc.

Đặc biệt, với sự phát triển của công nghệ như hiện nay thì tìm việc trên các website chuyên về tuyển dụng như Blogduhoc.edu.vn.vn sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức. Tích hợp tới hơn 20 loại AI cùng công nghệ hiện đại, Blogduhoc.edu.vn.vn sẽ giúp bạn tìm kiếm được cơ hội việc làm phù hợp chỉ với 3 giây.

Lễ tân tiếng anh là gì? Định nghĩa, cách dùng và các từ vựng liên quan bạn cần biết

Ứng viên có nhiều cơ hội để tìm kiếm việc làm uy tín, chất lượng

Tìm hiểu các bài viết liên quan:

Trên đây là một số thông tin về lễ tân tiếng anh, các từ ngữ liên quan cũng như các thông tin về vị trí lễ tân của khách sạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có được những thông tin bổ ích và chọn được cơ hội nghề nghiệp phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *