Layoff là gì? Trong những năm gần đây, làn sóng layoff đã diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, gây ra nhiều hệ luỵ cho người lao động. Vậy nguyên nhân của làn sóng layoff là gì? Làm thế nào để ứng phó với layoff? Bài viết này của Blogduhoc.edu.vn sẽ giúp bạn giải đáp cụ thể những thắc mắc trên.
- 5.2.1. Giải pháp cho người lao động
- 5.2.2. Giải pháp cho doanh nghiệp
1. Layoff là gì?
Cùng tìm hiểu khái niệm Layoff là gì và làn sóng Layoff là gì?
1.1. Layoff là gì?
Layoff là một thuật ngữ trong tiếng Anh, thường được sử dụng để chỉ việc sa thải hoặc giảm bớt số lượng nhân viên trong một tổ chức, công ty, doanh nghiệp. Làn sóng Layoff có thể là một quá trình tạm thời hoặc dài hạn, và nó gây ra tác động lớn đối với các nhân viên bị ảnh hưởng và cả nền kinh tế trên toàn cầu.
1.2. Làn sóng Layoff là gì?
Làn sóng Layoff là tình trạng nhiều doanh nghiệp sa thải nhân viên trong một thời gian dài. Thực trạng khủng hoảng kinh tế kéo dài, lạm phát tăng nhanh khiến các doanh nghiệp lớn nhỏ ngày càng gặp nhiều khó khăn. Sau hơn 2 năm, tình trạng cắt giảm nhân sự vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm, ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đối với cá nhân người lao động bị layoff, công ty và cả toàn xã hội.
2. Nguyên nhân dẫn đến Layoff
Làn sóng Layoff (sa thải) diễn ra ngày càng nhiều hơn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính mà bạn có thể tham khảo:
2.1. Nguyên nhân khách quan
-
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu: Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế của nhiều quốc gia, trong đó phải kể đến Việt Nam. Chính điều này đã làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về tài chính và phải cắt giảm chi phí, trong đó có chi phí nhân sự.
-
Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ: Việc phát triển công nghệ có thể làm thay đổi yêu cầu công việc. Những người không có kỹ năng kỹ thuật hoặc không sẵn sàng học hỏi và thích nghi có thể bị đào thải.
-
Sự canh tranh gay gắt trên thị trường: Điều này đã buộc các doanh nghiệp phải thay đổi cơ cấu tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động, dẫn đến việc một số vị trí công việc bị loại bỏ.
2.2. Nguyên nhân đến từ doanh nghiệp
-
Sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh: Một doanh nghiệp có thể cần điều chỉnh chiến lược hoặc tập trung vào các lĩnh vực mới. Điều này có thể dẫn đến tình trạng sa thải nhân viên không còn phù hợp với chiến lược mới.
-
Tái cơ cấu tổ chức: Khi một doanh nghiệp quyết định xây dựng lại cơ cấu tổ chức thì có thể dẫn đến việc cắt giảm nhân viên.
-
Sự cắt giảm chi phí: Doanh nghiệp có thể quyết định cắt giảm chi phí bằng cách sa thải nhân viên, thay vì việc tìm giải pháp tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty.
-
Khả năng thay thế: Nếu doanh nghiệp đang có nhiều ứng viên tài năng cho một vị trí thì doanh nghiệp đó có thể dễ dàng sa thải nhân viên làm việc không hiệu quả và tìm người thay thế vào.
2.3. Nguyên nhân đến từ nhân viên
-
Hiệu suất làm việc của nhân viên không đạt yêu cầu: Những nhân viên không đạt được hiệu quả công việc như mong muốn hoặc không cải thiện trong thời gian dài có thể đối mặt với nguy cơ bị sa thải.
-
Thái độ làm việc không chuyên nghiệp: Thái độ không tôn trọng đồng nghiệp hay không tuân thủ quy tắc và chuẩn mực của công ty thì có thể bị sa thải.
-
Không phù hợp với vị trí của công việc: Có nhiều trường hợp nhân viên có kỹ năng nhưng lại không phù hợp hoặc không phát triển tốt trong vị trí công việc đó. Điều này có thể dẫn đến việc sa thải để tìm người phù hợp hơn cho vị trí đó.
3. Thực trạng Layoff hiện nay
Do ảnh hưởng sau dịch Covid-19, tình hình kinh tế suy thoái, hiện nay, tình trạng Layoff đang diễn ra ở nhiều công ty trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam.
3.1. Thực trạng Layoff tại Việt Nam
Trước diễn biến của làn sóng Layoff trên toàn thế giới, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam cũng đã phải cắt giảm nhân sự, sai thải hàng loạt nhân viên để bảo toàn vốn đầu tư.
Theo VnExpress, đối với thị trường Việt Nam, các chính sách Layoff làm ảnh hưởng đến ngân sách tuyển dụng cho năm 2023, với 79% công ty cắt giảm chi phí tuyển dụng và chỉ 6% công ty đầu tư nhiều hơn vào quy trình tuyển dụng mới. Bên cạnh đó, nhiều công ty gia công nước ngoài phải cắt giảm 90% biên chế.
Theo khảo sát của Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân, số lượng doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô, tạm ngừng kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh trong các tháng còn lại của năm 2023 chiếm khoảng 82.3%. Cuộc khảo sát các công ty trong các ngành ngân hàng, vận tải, vật liệu xây dựng, dược phẩm, bảo hiểm và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ phải giảm dưới 25% nhân viên. Các doanh nghiệp dịch vụ tài chính và tư vấn, chứng khoán, dệt may và giày da giảm từ 25 – 50% số lượng nhân viên của họ.
Mặc dù làn sóng Layoff có dấu hiệu giảm nhiệt từ Quý III/2023, gần 60% doanh nghiệp được khảo sát cho biết, năm 2024 họ sẽ tuyển dụng thêm khoảng 25% lao động. Gần 100 công ty muốn tuyển thêm từ 25 – 50% nhân viên. Một số cá nhân cần lao động thời vụ hoặc tự do. Chỉ 1% đơn vị muốn tuyển dụng nhiều hơn 75% nhân viên.
3.2. Thực trạng Layoff trên thế giới
Tình trạng Layoff diễn ra phổ biến nhất ở các tập đoàn công nghệ lớn. Số lượng nhân viên đã bị cắt giảm đều thuộc những tập đoàn lớn được thống kê như sau:
-
Twitter sa thải gần 50% nhân sự trên toàn cầu, rơi vào khoảng 3.700 nhân viên.
-
Meta (Facebook) sa thải 13% nhân sự với số lượng khoảng 11.000 nhân viên.
-
Snapchat đã sa thải 20% nhân sự, tương ứng với 1.200 nhân viên.
-
Microsoft sa thải gần 1.000 nhân viên.
-
Lyft cắt giảm 13% nhân sự, khoảng 700 nhân viên.
-
Netflix cắt giảm nhân sự 2 đợt với tổng 450 nhân viên.
-
Amazon đã sa thải lên đến hơn 10.000 người, chiếm khoảng 3% nhân sự toàn cầu.
-
Sea – Công ty mẹ của Shopee, SeaMoney và Garena cắt giảm khoảng 7.000 vị trí, tương đương với 10% nhân sự trong tháng 6/2022.
Theo báo cáo của Randstad RiseSmart, 92% người sử dụng lao động đang chuẩn bị cho việc sa thải vào năm 2024 để giải quyết tác động kinh tế của Covid-19 và khả năng dư thừa nhân sự. Điều này làm cho chúng ta nhận ra được nền kinh tế năm mới sẽ vẫn chưa được phục hồi.
Một số nguyên nhân được đưa ra để giải thích cho tình trạng Layoff này là do nhu cầu của con người đã có nhiều thay đổi sau đại dịch Covid-19, tình hình chiến tranh tại Nga – Ukraina, sự biến đổi của giá dầu, thị trường chứng khoán có nguy cơ sụp đổ, chính sách đóng cửa của Trung Quốc,…
4. Quy trình Layoff
Cách sa thải nhân viên đúng luật theo Điều 122, Bộ luật lao động 2029 và Điều 70, Nghị định 145/2020/NĐ-CP tại doanh nghiệp bao gồm những lưu ý sau đây:
4.1. Về thời gian thực hiện
Theo điều 123, Bộ luật Lao động đã ban bố quy định sa thải nhân viên yêu cầu doanh nghiệp cần có khoảng thời gian đánh giá và nhận xét, cụ thể:
-
Hình thức vi phạm thông thường: Có thời hiệu bằng 6 tháng kể từ khi người lao động có hành vi vi phạm.
-
Hình thức vi phạm gây tổn thất tài sản, tài chính, tiết lộ bí mật của doanh nghiệp liên quan đến công nghệ và kinh doanh: Có thời hiệu bằng 12 tháng kể từ khi người lao động vi phạm.
-
Trong một số trường hợp, thời hiệu có thể kéo dài hơn nhưng không được phép quá 60 ngày tính từ ngày doanh nghiệp phát hiện nhân viên của mình vi phạm.
4.2. Quy trình sa thải nhân viên đúng luật
Khi tiến hành sa thải nhân viên, các doanh nghiệp cần tuân thủ đúng trình tự và thủ tục sa thải nhân viên được quy định tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động gồm các bước sau:
Bước 1: Phát hiện và lập biên bản về hành vi vi phạm kỷ luật lao động
Thủ tục sa thải nhân viên khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm đó là doanh nghiệp. Phòng nhân sự sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm ngay lập tức. Sau đó, thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động trong trường hợp chưa đủ 15 tuổi.
Trong trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì cần thực hiện thu thập chứng cứ xác minh lỗi của người lao động.
Bước 2: Chuẩn bị họp xử lý luật lao động
Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, 2 Điều 123 của Bộ luật Lao động, quy trình sa thải nhân sự ở bước 2 diễn ra như sau:
-
Ít nhất 5 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, người lao động thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần phải tham dự cuộc họp theo điểm b, khoản c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động. Những thành phần tham dự họp này sẽ nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp.
-
Khi nhận được quyết định sa thải nhân viên của người sử dụng lao động, các thành viên phải tham dự họp cần phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động.
-
Nếu một trong các thành phần phải tham dự vắng mặt, không thể tham dự theo thời gian, địa điểm trong thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động sẽ cùng nhau thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được hoặc một trong các bên vẫn vắng mặt thì người sử dụng lao động sẽ quyết định thời gian, địa điểm họp và tiến hành phiên họp kỷ luật theo đúng thủ tục sa thải nhân viên.
Bước 3: Mở phiên họp xét kỷ luật
Người sử dụng lao động tiến hành mở phiên họp xét kỷ luật áp dụng hình thức sa thải đối với người lao động có hành vi vi phạm. Thủ tục sa thải nhân viên trong phiên họp này có một số lưu ý sau:
-
Người sử dụng lao động tiến hành kiểm tra thành phần người tham dự, đảm bảo tất cả những người liên quan có mặt tại cuộc họp.
-
Trong quá trình họp, doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ chứng cứ chứng minh được lỗi vi phạm của người lao động.
-
Nội dung cuộc họp kỷ luật, sa thải nhân viên phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp. Trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản phải nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.
Bước 4: Ban hành quyết định sa thải nhân viên
Trong thời hạn xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động ra quyết định áp dụng biện pháp kỷ luật hoặc sa thải đối với người lao động và phải gửi các quyết định này cho các bên liên quan.
Trường hợp người xử lý kỷ luật sa thải hoặc người ký quyết định sa thải không đúng thẩm quyền thì việc sa thải nhân viên của doanh nghiệp đối với người lao động là không đúng quy định. Doanh nghiệp có thể bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và phải chịu trách nhiệm bồi thường khi sa thải nhân viên không đúng quy định.
Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề
5. Cách đối mặt với Layoff
Làm sao để ứng phó với tình trạng Layoff? Đó có phải là điều hoàn toàn xấu không?
5.1. Layoff có hoàn toàn là xấu không? Thách thức hay cơ hội
Layoff có thể được coi là một thách thức, nhưng đồng thời cũng mang lại cơ hội. Cách mà một người nhìn nhận Layoff sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm: Tình hình cá nhân, tâm lý, ngành nghề và khả năng thích nghi, thay đổi.
Một số thách thức của làn sóng Layoff:
-
Mất việc và không có thu nhập: Gây ra sự bất định và khó khăn tài chính cho người lao động khi họ bị mất việc làm và thu nhập.
-
Không đảm bảo về tương lai: Điều này sẽ khiến cho người lao động mất đi sự an toàn và khả năng dự đoán về tương lai và sự nghiệp của mình.
-
Ảnh hưởng tâm lý và sự tự tin: Có thể sẽ gây ra tình trạng căng thẳng, sự lo lắng và sự thiếu tự tin trong việc tìm kiếm việc làm mới.
Tuy nhiên, Layoff cũng có thể mang lại nhiều cơ hội mới:
-
Thay đổi và định hình bản thân: Đây là cơ hội để tự đánh giá lại sự nghiệp và mục tiêu cá nhân. Từ đó xác định được hướng đi mới và phát triển các kỹ năng mới.
-
Khám phá thêm cơ hội mới: Giúp bạn có thể khám phá ra những cơ hội mới mà trước đây bạn chưa từng nghĩ đến. Điều này có thể bao gồm việc thử sức trong các ngành nghề khác, chẳng hạn như khởi nghiệp hoặc làm việc tự do.
-
Phát triển kỹ năng và học hỏi: Bạn sẽ có thêm thời gian và cơ hội để nâng cao kỹ năng, tham gia vào các khoá học, đào tạo hoặc tái đào tạo. Từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động.
Tóm lại, Layoff có thể mang lại thách thức nhưng đồng thời cũng đem đến thách thức. Quan trọng là người bị ảnh hưởng phải tiếp nhận và tận dụng các cơ hội có sẵn để vượt qua khó khăn và phát triển sự nghiệp.
5.2. Cách vượt qua tình trạng Layoff
Ứng phó với làn sóng Layoff đòi hỏi cần có một kế hoạch chặt chẽ. Dưới đây là một số cách ứng phó mà cả người lao động và doanh nghiệp có thể tham khảo:
Giải pháp cho người lao động
Đối với người lao động, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để ứng phó với tình huống này. Dưới đây là những cách mà người lao động ứng phó với làn sóng sa thải:
Đảm bảo quyền lợi của bản thân
Layoff có thể đi kèm với một số hình thức hỗ trợ tài chính như:
-
Trợ cấp thôi việc: Được thanh toán 1 lần hoặc một số khoản thanh toán cách nhau vài tuần, hay vài tháng.
-
Trợ cấp thất nghiệp: Nộp đơn yêu cầu tại thành phố nơi bạn làm việc để nhận được trợ cấp.
Quản lý tài chính một cách nghiêm túc
Để vượt qua tình trạng Layoff đột ngột, bạn cần kiểm tra lại tình hình tài chính của mình để xem có cần thiết phải lập ngân sách mới phù hợp với tình hình chi tiêu hiện tại hay không. Chẳng hạn như xem xét các quỹ tiết kiệm, quỹ khẩn cấp, trợ cấp thất nghiệp, thôi việc,…
Chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân
Người lao động bị sa thải đột ngột thường dễ bị mất cần bằng cảm xúc và sức khoẻ đi xuống. Hãy chia sẻ cởi mở với bạn bè, người thân, gia đình về việc bạn mới vừa mất việc. Họ có thể giới thiệu cho bạn những cơ hội việc làm mới hấp dẫn hơn trong lúc bạn không có việc làm. Và việc tiếp theo là hãy tập trung vào những suy nghĩ tích cực để thể chất lẫn tinh thần trở nên tốt hơn.
Tận dụng thời gian để tìm kiếm các mối quan hệ mới
Có thể các mối quan hệ xung quanh bạn sẽ mang lại cơ hội việc làm cho bạn. Hãy tận dụng khoảng thời gian này để nghỉ ngơi và mở rộng các mối quan hệ chất lượng.
Ngoài ra, bạn có thể tham gia các hoạt động tình nguyện, các câu lạc bộ, các khóa học kỹ năng mang tính chất thư giãn, giải trí,… Tại những nơi đó, bạn có thể mở rộng các mối quan hệ, cho phép bản thân kết nối với mọi người trong cộng đồng.
Học thêm một kỹ năng mới để phục vụ cho công việc
Trong thời gian nghỉ việc, có thời gian rảnh thì bạn hãy học thêm một kỹ năng mới nhằm phục vụ cho công việc. Bởi muốn tìm kiếm một công việc mới tiềm năng hơn, với mức lương cao hơn và có lộ trình thăng tiến rộng mở hơn thì bạn nên dành thời gian học kỹ năng mới, học ngoại ngữ hay thi chứng chỉ.
Tập trung tìm kiếm công việc mới
Hãy bắt đầu bằng việc cập nhật hồ sơ xin việc trên các nền tảng tìm việc làm trực tuyến hoặc trên các nền tảng mạng xã hội. Khi tìm được những việc làm phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của bản thân, bạn chỉ cần nộp hồ sơ trực tuyến, gửi kèm CV đã tạo trên trang web tuyển dụng thì nhà tuyển dụng sẽ nhận được thông tin của bạn. Nếu thấy kinh nghiệm và học vấn của bạn đáp ứng yêu cầu công việc thì họ sẽ liên hệ ngay.
Giải pháp cho doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, cần có những giải pháp để hạn chế tối đa việc sa thải nhân viên. Dưới đây là một số cách ứng phó với làn sóng Layoff:
Trong quá trình tuyển dụng:
-
Doanh nghiệp cần đảm bảo quy trình tuyển dụng nghiêm ngặt và hiệu quả để lựa chọn ứng viên phù hợp. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng những phương pháp đánh giá năng lực như các bài test năng lực ứng viên, hay phỏng vấn cơ bản.
-
Áp dụng hệ thống với các tiêu chí rõ ràng và phân loại năng lực cần thiết cho từng vị trí công việc. Điều này sẽ giúp cho việc đánh giá các ứng viên có phù hợp với công việc hay không. Đây cũng là cơ hội cho họ thể hiện năng lực thật sự.
Trong việc quản lý hiệu suất, đào tạo và phát triển
-
Thực hiện đánh giá năng lực nhân viên định kỳ và cung cấp phản hồi xây dựng cho nhân viên. Việc này giúp nhận biết và giải quyết sớm các vấn đề về hiệu suất trước khi chúng trở nên nghiệm trọng.
-
Thúc đẩy sự phát triển cá nhân và sự nghiệp của nhân viên, giúp họ cảm thấy được động viên và có trách nhiệm hoàn thành xuất sắc công việc.
-
Xây dựng các quy trình đào tạo nhân sự để cải thiện năng lực của họ và đáp ứng nhu cầu của công việc. Điều này có thể giúp cải thiện khả năng làm việc của nhân viên và giảm nguy cơ sa thải.
Trong bối cảnh đầy thách thức của làn sóng sa thải tại Việt Nam, việc ứng phó hiệu quả và giảm thiểu tác động đến cả doanh nghiệp và nhân viên đòi hỏi sự chuẩn bị và kiến thức chính xác. Hy vọng bài viết này của Blogduhoc.edu.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Layoff là gì để đối phó với làn sóng này một cách hiệu quả nhất.
Tìm hiểu ngay kiến thức cơ bản liên quan đến ngành nghề
Học xuất nhập khẩu ở đâu |
Bài phát biểu cho giám đốc dịp tất niên |
Sourcing-la-gi |
Sẽ gầy |
Vnedu tra cứu điểm |
Lợi nhuận gộp |
Vi Thần là ai |
Layoff |
Các ngành nghề dễ và khó xin việc hiện nay |
Xem thêm:
-
Thất Nghiệp Là Gì? Nên Làm Gì Khi Thất Nghiệp?
-
Cách Viết Email Gửi CV Chuyên Nghiệp Tạo Sự Thu Hút Tức Thì
Các ngành nghề phổ biến | |
Báo chí – Truyền hình | Môi trường – Xử lý chất thải |
Bảo hiểm | Mỹ phẩm – Thời trang – Trang sức |
Bảo vệ | Ngân hàng |
Biên – Phiên dịch | Nghệ thuật – Điện ảnh |
Bưu chính viễn thông | Nhân sự |
Chăm sóc khách hàng | Nhân viên kinh doanh |
Cơ khí – Chế tạo | Nhập liệu |
Kế toán – Kiểm toán | Nông – Lâm – Ngư – Nghiệp |
Khách sạn – Nhà hàng | Ô tô – Xe máy |
Công chức – Viên chức | Phát triển thị trường |
Dầu khí – Địa chất | Phục vụ – Tạp vụ – Giúp việc |
Dệt may – Da giày | Quan hệ đối ngoại |
Dịch vụ | Quản lý điều hành |
Du lịch | Quản trị kinh doanh |
Freelancer | Sinh viên làm thêm |
Giáo dục – Đào tạo | Sinh viên mới tốt nghiệp |
Giao thông vận tải | Thẩm định – Quản lý chất lượng |
Hành chính – Văn phòng | Thể dục – Thể thao |
Hóa học – Sinh học | Thiết kế – Mỹ thuật |
In ấn – Xuất bản | Thiết kế web |
IT Phần cứng – mạng | Thư ký – Trợ lý |
IT phần mềm | Thực phẩm – Đồ uống |
KD Bất Động Sản | Thương mại điện tử |
Khu công nghiệp | Tư vấn |
Kiến Trúc – TK Nội Thất | Vận hành sản xuất |
Kỹ thuật | Vận tải – Lái xe |
Kỹ thuật ứng dụng | Vật tư – Thiết bị |
Làm bán thời gian | Việc làm bán hàng |
Làm đẹp – Spa | Việc làm thêm tại nhà |
Lao động phổ thông | Xây dựng |
Luật – Pháp lý | Xuất – Nhập khẩu |
Marketing – PR | Y tế – Dược |
Điện – Điện tử |