Độc đáo với cách làm mứt dừa đậu biếc cho ngày Tết

Độc đáo với cách làm mứt dừa đậu biếc cho ngày Tết

Mứt dừa là một trong những loại mứt Tết không thể thiếu trên bàn chưng mâm quả của mỗi gia đình. Thời gian gần đây, các hội nhóm ẩm thực hay các chị em nội trợ thường truyền tai nhau cách làm mứt dừa đậu biếc thơm ngon, độc đáo. Sự kết hợp đặc biệt giữa dừa và hoa đậu biếc sẽ tạo nên món mứt thật hấp dẫn cho ngày Tết. Vào bếp cùng Ngon Online để thực hiện ngay nhé!

  • Cách làm mứt dừa truyền thống thơm ngon ngày Tết
  • Hướng dẫn cách làm mứt dừa viên lạ miệng

Độc đáo với cách làm mứt dừa đậu biếc cho ngày Tết

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 500g cùi dừa (chọn loại bánh tẻ, không quá non hoặc không quá già)
  • 5g hoa đậu biếc khô
  • 50g sữa đặc
  • 200g đường trắng.

Mẹo chọn được dừa bánh tẻ: Dừa sau khi đẽo vỏ cứng sẽ thấy một lớp vỏ màu nâu nhạt, có thể bấm được bằng móng tay. Loại dừa này rất dễ cho việc nạo thành sợi, có độ cứng và dai vừa phải.

Các bước thực hiện

Bước 1: Hãm hoa đậu biếc

  • Hãm hoa đậu biếc trong 350 ml nước sôi, để khoảng 5 – 10 phút để cho ra nước hoa đậu biếc có màu xanh biếc tuyệt đẹp.

Độc đáo với cách làm mứt dừa đậu biếc cho ngày Tết

Bước 2: Thái và ngâm dừa

  • Cùi dừa mang đi rửa sạch, có thể thái sợi khoảng 1 – 2cm hoặc nạo theo vòng tròn xung quanh cùi dừa thành sợi dài mỏng.
  • Xả dừa đã thái dưới vòi nước chảy mạnh từ 3 – 4 lần.
  • Ngâm dừa trong nước nóng (80 độ) cho đến khi dừa hết dầu hoàn toàn.

Độc đáo với cách làm mứt dừa đậu biếc cho ngày Tết

Mẹo kiểm tra dừa hết dầu: Xả dừa lại với nước, nếu nước xả trong vắt là dừa đã hết dầu.

Bước 3: Nhuộm màu và ướp dừa

  • Ngâm dừa cùng nước đậu biếc trong 2 giờ để dừa có màu xanh dương đẹp mắt.
  • Vớt ra để cho thật ráo nước, cho đường vào đảo đều, ướp dừa với đường trong 1 giờ.

Lưu ý, 500g cùi dừa ướp với 200g đường là phù hợp. Nếu ướp với lượng đường nhiều quá, đường sẽ kết tinh vón cục, khi đó mứt dừa vừa nhìn không đẹp mắt vừa bị cứng. Nếu ít đường quá thì không thể kết tinh, mứt dừa không ngon ngọt.

Độc đáo với cách làm mứt dừa đậu biếc cho ngày Tết

Phần nước đậu biếc đã ngâm dừa, cho thêm sữa đặc vào, khuấy đều cho tan sữa.

Bước 4: Sên mứt

  • Bắc chảo lên bếp, cho phần dừa ngâm đường vào sên. Ban đầu bật lửa vừa để nước đường nhanh sôi. Sau đó hạ lửa nhỏ, đảo đều tay.
  • Sên đến khi mứt có độ sền sệt thì cho hỗn hợp nước hoa đậu biếc và sữa vào.
  • Bật lại lửa vừa để nước sôi thì vặn lửa nhỏ nhất, liên tục đảo đều tay để mứt dừa không cháy khét. Khi thấy miếng dừa có đường trắng bám lên tạo thành một lớp mỏng mịn thì tắt bếp.

Độc đáo với cách làm mứt dừa đậu biếc cho ngày Tết

Mứt dừa đậu biếc đạt chuẩn có màu xanh bắt mắt, vị ngọt dịu của dừa và vị béo ngậy từ sữa.

Vì sao khi sên mứt, đường cứ bị keo lại nhưng không kết tinh được?

– Nếu bật lửa to liên tục, đường sẽ không kết tinh được và mứt sẽ nhanh cháy. Cách làm mứt dừa đậu biếc cần tuân theo nguyên tắc khi sên là để lửa vừa và nhỏ dần. Càng về sau thì tay cần đảo nhiều hơn.

– Ít đường cũng là lý do khiến mứt không kết tinh được.

– Trường hợp mứt bị hỏng, bạn có thể rửa lớp đường keo đó đi. Sau đó tiếp tục ngâm đường và sên lại.

Độc đáo với cách làm mứt dừa đậu biếc cho ngày Tết

Bí quyết làm mứt dừa đậu biếc ngon bất bại

  • Dừa càng non, thời gian ướp đường càng lâu hơn, nhằm để dừa non tiết ra nhiều nước hơn, khi sên thì mứt sẽ nhanh khô hơn.
  • Khi sên mứt, nên dùng chảo chống dính, kích thước lớn và đáy dày để chất lượng mứt đạt được tốt nhất. Trường hợp dùng chảo mỏng thì nên đun lửa nhỏ.
  • Trung bình thời gian sên mứt khoảng 1.5 – 2 giờ. Sên mứt càng kỹ thì càng bảo quản được lâu.
  • Sau khi bắc chảo xuống bếp vẫn phải đảo liên tục để mứt nguội và tơi hơn, không bị dính. Thực hiện nhẹ tay để mứt dừa không bị đứt.

Cách bảo quản mứt dừa không bị chảy nước

  • Sau khi hoàn thành, để mứt nhanh nguội và đảm bảo không sợi nào dính hay chảy nước, bạn có thể cho vào lò sấy (sấy ở nhiệt độ 100 độ C) hoặc hong trước quạt. Tuy nhiên, để mứt không bám bụi, bạn cần để ở trên cao, sạch sẽ và thoáng mát.

Độc đáo với cách làm mứt dừa đậu biếc cho ngày Tết

  • Khi mứt đã khô, bạn cho vào lọ thủy tinh có nắp đậy kín hoặc túi zip để bảo quản lâu dài (thường trên 1 tháng) trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu không, bạn có thể dùng giấy ăn bọc mứt và cho vào túi nilon, không nên dùng giấy báo in vì có nhiều chì không tốt cho sức khỏe.
  • Nếu đựng mứt trong lọ, bạn nên cho thêm một ít đường xuống đáy lọ để lớp đường này hút ẩm, tránh làm mứt bị ướt.
  • Khi lấy mứt từ trong túi hoặc lọ ra, nên dùng đũa hoặc dụng cụ thật sạch, lấy một lượng vừa phải, sau đó buộc kín túi hoặc đậy nắp kín ngay. Không dùng tay lấy trực tiếp, nếu có nên sử dụng găng tay nilon để đảm bảo vệ sinh.

Độc đáo với cách làm mứt dừa đậu biếc cho ngày TếtCách làm mứt khoai lang hấp dẫn cho ngày Tết sum vầy

Khoai lang là một loại thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng cũng như được dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau trong gia đình. Một trong những món ăn phổ biến từ khoai lang chính là mứt khoai dành cho ngày Tết, vừa ngon miệng…

Cách làm mứt dừa đậu biếc trên đây khá đơn giản, chỉ với vài thao tác là bạn đã có ngay món mứt độc đáo để mời khách ngày Tết rồi nhé! Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *