CTO là gì? Trong những năm gần đây, cơn lốc công nghệ thông tin đã thổi một làn gió mới vào nền kinh tế, buộc các doanh nghiệp phải dấn thân vào “cuộc chơi công nghệ” này. Và các CTO trong doanh nghiệp chính là những người đương đầu, chèo lái doanh nghiệp để có thế sống sót và phát triển doanh nghiệp một cách mạnh mẽ. Vậy CTO là gì và họ làm những công việc gì?
1. CTO là gì?
Với sự phát triển không ngừng nghỉ của công nghệ thông tin thì khái niệm CTO đã không còn là một vị trí quá mới lạ với tất cả mọi người nói chung và với cộng đồng IT nói riêng. Nhiều người mong muốn bén duyên và gắn bó với CTO nhưng vẫn còn mông lung hoặc bị nhầm lẫn với các vị trí khác.
Vậy CTO là gì? CTO (tên viết tắt của một cụm từ tiếng Anh Chief Technology Officer) là Giám đốc công nghệ hay Giám đốc kỹ thuật của một doanh nghiệp. Đây là một vị trí quản lý cấp cao, chuyên đảm nhận, điều hành và chịu trách nhiệm cho các vấn đề liên quan đến công nghệ hay kỹ thuật của công ty.
Khái niệm này đã trở nên phố biết kể từ thời kỳ bùng nổ Dotcom vào những năm 1990 khi nhiều cá nhân và tổ chức đăng ký sở hữu website và chú trọng vào các hoạt động kinh doanh trên internet. Có một sự thật rằng các CTO không chỉ xuất sắc về coding mà còn sở hữu các kỹ năng quản trị cũng như tầm hiểu biết “sâu” và “sát” về doanh nghiệp.
CTO đóng vai trò thiết yếu giúp công ty giữ được lợi thế cạnh tranh và duy trì, phát triển công nghệ và kỹ thuật. Từ đó có thể tạo ra sợi dây vô hình liên kết với hội đồng quản trị và gia tăng doanh số.
2. Vai trò của một CTO – Từ nhà điều hành IT đến nhà chiến lược kinh doanh
Vai trò của một CTO thường khác biệt đáng kể dựa trên quy mô và từng giai đoạn phát triển của công ty. Vai trò này càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn đối với các công ty công nghệ, phần mềm và kỹ thuật số.
Nói một cách đơn giản thì một CTO sẽ chịu trách nhiệm giám sát sự phát triển và phổ biến của công nghệ cho khách hàng, nhà cung cấp và khách hàng bên ngoài để giúp cải thiện và tăng cường kinh doanh.
Tầm quan trọng của một CTO đối với sự phát triển của doanh nghiệp sẽ xuyên suốt trong những điểm chính dưới đây:
- Xây dựng chiến lược công nghệ
- Các CTO là người đảm nhiệm việc xây dựng các kế hoạch và chiến lược công nghệ để phù hợp với mục tiêu kinh doanh cũng như phát triển sản phẩm của doanh nghiệp.
- Để xây dựng được các chiến lược công nghệ phù hợp nhất thì ngoài việc cần có kiến thức chuyên sâu về công nghệ thì các CTO còn phải có một cái đầu lạnh để bao quát được các vấn đề có thể xảy ra và nắm vững được các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xây dựng được đội ngũ nhân viên công nghệ mạnh
- Là một người quản lý cấp cao, việc tuyển chọn nhân sự và xây dựng đội ngũ nhân viên IT chất lượng cũng là vai trò quan trọng của CTO.
Một đội ngũ nhân viên được hướng dẫn, đào tạo từ một CTO có tâm và có tầm thì ắt hẳn đây sẽ là một đội ngũ nhân sự mạnh mẽ. Khi một đội ngũ nhân viên giỏi và được kết nối chặt chẽ sẽ mang lại hiệu quả to lớn trong quá trình làm việc.
Với những vị trí tuyển dụng quan trọng, CTO sẽ đóng vai trò là người trực tiếp tham gia vào quá trình tuyển dụng.
Nâng cao hiệu quả hệ thống công nghệ
Có một sự thật rằng một công ty áp dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh từ sớm và có một hệ thống công nghệ chất lượng thì đó là một công ty phát triển nhanh chóng.
Do đó, để một hệ thống công nghệ phát triển mạnh mẽ thì vai trò của người đứng đầu, CTO, là cần thiết. CTO sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, nâng cấp và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống công nghệ.
Quản lý ngân sách dành cho hệ thống công nghệ
Ngoài luồng những vai trò cần đến chuyên môn thì CTO còn giữ vai trò đảm nhận ngân sách dành cho công nghệ của doanh nghiệp. Các chi phí này sẽ bao gồm việc mua hoặc bán sản phẩm công nghệ, phí dịch vụ, tiền mua bản quyền, phần cứng,…
Như vậy, CTO đóng vai trò là người đứng sau, lựa chọn và phát triển các giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp góp phần nâng cao năng suất làm việc và thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Đối với sức bật của các doanh nghiệp trong việc triển khai công nghệ trong 5 – 10 năm tới thì vai trò của các CTO lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
>>>Xem thêm: Mô Tả Công Việc Giám Đốc Kinh Doanh Trong Mỗi Doanh Nghiệp
3. Công việc chính hằng ngày của một CTO là gì?
Bạn mong muốn trở thành một CTO và muốn bén duyên nhanh chóng với vị trí CTO nhưng bạn lại không biết công việc của một CTO là gì? Hằng ngày họ xử lý những vấn đề nào?
Hãy theo dõi một ngày làm việc chính thức của một CTO dưới đây và hình dung về công việc của vị trí này.
3.1. Phát triển các khía cạnh công nghệ nằm trong chiến lược của công ty
Vấn đề cốt lõi của một Giám đốc công nghệ chính là các khía cạnh công nghệ trong doanh nghiệp. CTO khi này sẽ đảm nhận các vấn đề và giải quyết các vấn đề xoay quanh những khía cạnh công nghệ của trong chiến lược của công ty.
CTO trực tiếp lựa chọn platform và thiết kế kỹ thuật cũng như tham dự vào toàn bộ các dự án của công ty liên quan đến kỹ thuật.
Đối với những công ty đa quốc gia thì CTO sẽ thuộc các cấp quản lý và không trực tiếp việc chăm sóc kỹ thuật hằng ngày. Nhưng đối với các công ty startup và quy mô nhỏ thì CTO sẽ lo liệu luôn các tác vụ về tech và phần iteration của sản phẩm đầu tiên. Đôi khi họ còn phải xây dựng luôn phần tech của sản phẩm khi mới triển khai bao gồm các tính năng, script, tương tác máy chủ, map giai đoạn triển khai và SSH. Backup quy trình công nghệ cũng rơi vào phần công việc của CTO
3.2. Tìm kiếm và phát triển những kỹ thuật công nghệ mới
Đứng trước sự cạnh tranh mạnh mẽ trong sự phát triển nhanh như vũ bão của công nghệ thì CTO luôn phải tìm kiếm, thử nghiệm và cải tiến các kỹ thuật công nghệ mới. Điều này giúp cho doanh nghiệp không bị thụt lùi lại so với sự phát triển vượt trội của công nghệ.
3.2. QA và thử nghiệm sản phẩm
QA và thử nghiệm sản phẩm là bước quan trọng trong việc đưa sản phẩm mới ra thị trường, đặc biệt đối với công ty startup. Trách nhiệm của CTO sẽ là người đưa ra quyết định ai sẽ chịu trách nhiệm cho debug.
Ngoài ra, công việc của CTO cũng bao gồm các hướng dẫn để ghi chép cho việc fix bug cụ thể. CTO sẽ phải phát triển một hệ thống thử nghiệm các bản cập nhật và việc build các sản phẩm mới .
Hơn nữa, hầu hết những câu hỏi liên quan đến việc quản lý QA và ngân sách kỹ thuật sẽ được gửi đến họ.
3.4. Hỗ trợ tuyển dụng nhân sự IT
Thỉnh thoảng, CTO lại đảm nhiệm công việc của một nhà tuyển dụng khi trực tiếp lựa chọn các lập trình viên – các teammate phù hợp. Quá trình onboarding sẽ được các CTO giám sát chặt chẽ nhằm mục đích tìm kiếm được những người tài và phù hợp cho vị trí đang trống.
3.5. Hỗ trợ và đào tạo đội ngũ nhân sự chất lượng
Bất cứ đội ngũ nhân viên nào cũng cần có sự gắn kết và chuyên môn giỏi, nhiệm vụ của CTO chính là hỗ trợ các vấn đề mà các nhân viên của mình gặp phải. CTO còn cần xây dựng các buổi đào tạo nội bộ công việc, đào tạo khi xây dựng sản phẩm mới, đào tạo để tiếp nhận công nghệ mới vào công việc,…
3.6. Hỗ trợ các phòng ban sử dụng công nghệ hiệu quả hơn
Bất cứ bộ phận phòng ban nào cũng cần thiết phải tiếp cận công nghệ, công việc của CTO lúc này chinh là phối hợp và hỗ trợ các phòng ban trong quá trình sử dụng công nghệ nhằm tránh sự thụt lùi và thiếu linh hoạt trong đội ngũ nhân viên của công ty.
3.7. Các công việc khác
Ngoài những công việc kể trên thì CTO còn đảm nhận các công việc khác có thể kể đến như:
-
Trao đổi về chiến lược công nghệ với các đối tác và các nhà đầu tư
-
Sử dụng ý kiến phản hồi của các nhà đầu tư, các đối tác để đưa ra các thông báo cải tiến cần thiết và các thay đổi công nghệ cần có
-
Quản lý KPIs và ngân sách IT để đánh giá hiệu quả công nghệ
Lưu ý: Công việc của một CTO trong công ty sẽ tùy thuộc nhiều các yếu tố khác nhau như quy mô hoạt động của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, nhân sự làm việc tại công ty hay nhân lực outsource,… Khi đó, CTO sẽ chịu trách nhiệm các đầu việc khác nhau.
Xem thêm: Area Sales Manager là gì? Tất tần tật điều bạn cần biết về ASM
4. Mức lương hiện tại của một Giám đốc công nghệ đang bao nhiêu?
Hiện tại, mức lương ngành công nghệ thông tin hiện tại đang nằm trong Top 10 ngành nghề có mức lương cao nhất. Trong báo cáo thống kê của Salary Explorer về mức lương ngành công nghệ thông tin, trung bình một nhân viên IT có thể nhận được mức lương trung bình là 17,4 triệu đồng/tháng.
Và Giám đốc công nghệ (CTO) là vị trí “bội tiền” khi dẫn đầu bảng xếp hạng với mức lương cao nhất. Mức lương của một Giám đốc công nghệ (CTO) đang dao động trung bình từ 100 – 140 triệu đồng/tháng đối với công ty có quy mô lớn và CTO kinh nghiệm “lão làng” với nghề, thấp nhất cũng dao động từ 40 – 62 triệu đồng/tháng đối với các công ty có quy mô vừa và nhỏ.
Mức lương này thậm chí còn cao hơn rất nhiều khi các Giám đốc công nghệ có nhiều năm kinh nghiệm và làm việc cho các tập đoàn đa quốc gia hoặc doanh nghiệp nước ngoài, có thể cao gấp 2 – 3 lần sau khi đã cộng thêm các khoản thưởng.
Với mức thu nhập trong mơ và nhiều đãi ngộ hấp dẫn, vị trí CTO là niềm mơ ước và mục tiêu của nhiều người. Tuy nhiên, để đạt được những con số này, bạn sẽ phải chuẩn bị một lộ trình thăng tiến tốt trong nghề cùng những trách nhiệm, áp lực phải đảm đương trong quá trình làm việc.
5. Làm thế nào để có thể trở thành một CTO?
Cựu kỹ sư phần mềm Ellen Ullman có hơn 29 năm kinh nghiệm với nghề đã từng nhận định rằng: “We build our computer (Systems) the way we build our cities: over time, without a plan, on top of ruins.” Dịch nôm na sang tiếng Việt có nghĩa là “Chúng ta tạo nên máy tính (hệ thống) như xây dựng một thành phố vậy: trải qua thời gian, không có kế hoạch cụ thể, bắt đầu từ các phân loại.”
Cũng giống như việc xây dựng hệ thống máy tính, để trở thành một CTO thực thụ cũng cần có kiến thức chuyên môn, kỹ năng và thái độ nhất định.
5.1. Những kiến thức, năng lực cần có của một CTO là gì?
- Hiểu về chuyên môn nghiệp vụ
Bước đầu tiên để trở thành một người CTO giỏi cần phải giỏi về công nghệ. Thực tế có nhiều dự án tại startup, CTO chính là người code từ những dòng đầu tiên: Dev, QA, DevOOps. Sau khi nhân sự đáp ứng được vị trí code này, CTO sẽ tập trung hơn vào công việc quản lý, dẫn dắt. Bởi vậy, giỏi về công nghệ là một điều tất yếu.
Bên cạnh việc thể hiện qua số năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực làm việc, khả năng thấu hiểu về chuyên môn nghiệp vụ còn thể hiện qua các 5 mức độ:
-
Mức độ 1: Chủ động tìm hiểu, ghi nhớ các khái niệm, lý thuyết
-
Mức độ 2: Tổng hợp và hệ thống hóa số lượng các lý thuyết
-
Mức độ 3: Vận dụng các kiến thức vào công việc
-
Mức độ 4: Đánh giá hiệu quả và phân tích các trường hợp phát sinh.
-
Mức độ 5: Có khả năng đào tạo người mới về các kiến thức chuyên môn, rút ra được những phương pháp mới bổ ích và khả năng xử lý hiệu quả trong các tình huống phát sinh công việc.
-
Có trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh)
Với sự hội nhập và chuyển giao công nghệ nhanh chóng ngày nay thì tiếng Anh chính là cầu nối để phá bỏ mọi rào cản hội nhập. Tiếng Anh được coi là ngôn ngữ chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Việc có tiếng Anh giúp CTO có thể đọc hiểu tài liệu sử dụng ngôn ngữ lập trình, giao tiếp với các chuyên gia, đối tác nước ngoài.
Khả năng sử dụng tiếng Anh được chia thành 6 mức độ chuẩn quốc tế bao gồm:
-
BEGINNER (TOEFL 0 – 31 | IELTS 0 – 3.5 | TOEIC 0 – 400): Nói và hiểu tiếng Anh ở mức cơ bản
-
ELEMENTARY (TOEFL 32 – 45 | IELTS 3.5 – 4.0 | TOEIC 405 – 600): Giao tiếp được những tình huống đơn giản, quen thuộc nhưng hạn chế ngữ pháp
-
INTERMEDIATE (TOEFL 46 – 59 | IELTS 4.0 – 5.0 | TOEIC 501 – 700): Có khả năng giao tiếp với người bản xứ tình huống quen thuộc
-
UPPER INTERMEDIATE (TOEFL 60 – 78 | IELTS 5.5 – 6.0 | TOEIC 705 – 780): Giao tiếp và hiểu người bản xứ nhưng còn mắc lỗi ngữ pháp
-
ADVANCED (TOEFL 79 – 93 | IELTS 6.5 – 7.5 | TOEIC 785 – 900): Có thể giao tiếp với người bản xứ trong hầu hết các tình huống với độ chính xác về mặt ngữ pháp cao.
-
PROFICIENT (TOEFL 94 – 120 | IELTS 8.0 – 9.0 | TOEIC 905 – 990): Trình độ tiếng Anh cao nhất, sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác với người bản xứ.
Như vậy, theo khung quy đổi như trên thì để trở thành một CTO thì bạn phải có khả năng tiếng Anh tốt và thông thường mức tối thiểu cần đạt được là trình độ Upper Intermediate với TOEFL từ 60 đến 78, IELTS từ 5.5 đến 6.0 hoặc TOEIC từ 705 đến 780.
Một lời khuyên dành cho dân IT mong muốn trở thành CTO trong tương lai là hãy dành thời gian mỗi ngày để rèn luyện ngữ pháp, từ vựng, tham khảo nhiều những tài liệu chuyên ngành công nghệ thông tin,…Lên kế hoạch học tiếng Anh phù hợp và thông minh không chỉ giúp bạn đạt được mục tiêu mà còn giúp bạn rất nhiều trong con đường sự nghiệp của mình.
5.2. Những kỹ năng cần có của CTO là gì?
Bên cạnh những yếu tố về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ thì để trở thành một CTO có “tâm” và có “tầm” cần phải có những kỹ năng bao gồm:
- Kỹ năng giao tiếp
Có một sự thật rằng các nhà quản lý, lãnh đạo có năng lực thuyết trình, giao tiếp, phân tích và đàm phán cực kỳ tốt. Trong quá trình làm việc và xây dựng đội IT của mình hay giao tiếp với nhiều bộ phận khác trong doanh nghiệp thì một CTO có kỹ năng giao tiếp tốt là cần thiết.
- Kỹ năng đàm phán, thuyết phục
Kỹ năng đàm phán thuyết phục là khả năng đưa ra phương án để thống nhất các tình huống mâu thuẫn. Điều này giúp giảm thiểu xung đột lợi ích giữa các bên của một CTO để được kết quả tốt nhất và giữ vững mối quan hệ làm việc và hợp tác.
- Kỹ năng phân tích, xử lý tình huống và ra quyết định
Trong quá trình làm việc sẽ phát sinh ra nhiều vấn đề, trường hợp này CTO sẽ là người tìm kiếm và đưa ra các giải pháp khắc phục, hỗ trợ kỹ thuật.
- Kỹ năng tư duy chiến lược
Là một CTO thì việc xác định được các kế hoạch, mục tiêu và theo sát từng bước thực hiện chiến lược là cực quan trọng. Cá nhân CTO khi sở hữu kỹ năng tư duy chiến lược sẽ luôn xác định được thứ tự ưu tiên của các mục tiêu, có định hướng phát triển tổ chức và có khả năng truyền đạt được mục tiêu, dẫn dắt tổ chức đi theo chiến lược.
- Kỹ năng quản trị xung đột
Việc quản lý một đội ngũ nhân viên sẽ còn bao gồm cả việc phát hiện, giải quyết, ngăn chặn hoặc tận dụng xung đột.
- Kỹ năng xây dựng và phát triển đội nhóm
Là người nắm giữ và quyết định các vấn đề về công nghệ trong doanh nghiệp, CTO đóng vai trò là người truyền cảm hứng, có khả năng thuyết phục, thúc đẩy sự phát triển của đội nhóm và tìm kiếm các tài năng để đào tạo và phát triển.
- Kỹ năng tập trung vào kết quả
Tư duy chỉ tập trung vào kết quả rất cần thiết đối với một CTO. Khi một CTO quan trọng vào kết quả thì họ sẽ tập trung hết sức để có thể thiết lập kế hoạch và đạt được mục tiêu. Họ luôn luôn tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng, dịch vụ và năng suất để có thể đạt được con số cuối cùng đang mong đợi.
- Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian
CTO cần có khả năng sắp xếp hiệu quả nguồn lực và thời gian giới hạn để đảm bảo hoàn thành công việc. Cá nhân chủ động vận dụng được kỹ năng này trong các tình huống khó nhất bao gồm sắp xếp hệ thống công việc ở quy mô chiến lược và luôn giữ được mọi việc trong tầm kiểm soát.
- Kỹ năng tạo sức ảnh hưởng
Để đội ngũ nhân sự IT của bạn khâm phục và hết lòng hoàn thành các công việc mà bạn đã giao cho thì bạn cần có một sức ảnh hưởng nhất định. Sự uy tín và thuyết phục sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ, ủng hộ từ nhiều người khác.
5.3. Những thái độ quyết định việc trở thành CTO là gì?
Một nhà lãnh đạo có tâm giống như một ngọn hải đăng trong bóng tối, hướng dẫn người khác bằng sự trong sáng và trí tuệ. Muốn trở thành một CTO có tâm nhất định phải là những người có đầy đủ những thái độ dưới đây:
- Attitude – Nhạy bén
Một nhà CTO có đầu óc nhạy bén sẽ không chỉ nhìn thấy bức tranh toàn cảnh kinh doanh mà còn hiểu được những chi tiết phức tạp nhất. Từ đó, họ có thể nắm bắt, phát hiện và thích ứng nhanh chóng với những thay đổi mới, cơ hội mới.
- Attitude – Tinh thần khởi nghiệp, dấn thân
Mang trong mình tố chất của một người quản lý, lãnh đạo thì tinh thần dấn thân, khởi nghiệp là hết sức quan trọng. Họ có thể sẵn sàng vượt lên số phận, tinh thần đổi mới và chấp nhận những rủi ro trong kinh doanh.
Biểu hiện của tinh thần này ở mức độ xuất sắc nhất có thể bao gồm:
-
Có khả năng kiến tạo cơ hội kinh doanh
-
Có đam mê cháy bỏng thực hiện những cái mới
-
Có tầm nhìn và chiến lược
-
Luôn sẵn sàng thử nghiệm nhiều lần và không ngại khó khăn, thất bại
-
Tôn vinh đạo đức kinh doanh và có trách nhiệm với xã hội.
6. Triển vọng phát triển CTO trong tương lai
Với làn sóng công nghệ và chuyển đổi kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì triển vọng công việc của các CTO vẫn vô cùng mạnh mẽ. Nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm những thần đồng trong làng công nghệ thông tin để về dẫn dắt hệ thống công nghệ của công ty với mức lương và đãi ngộ khủng.
Aksakal cho biết thị trường việc làm CTO đang “cực kỳ nóng”. Tính nóng và linh hoạt này tạo cho CTO nhiều cơ hội thăng tiến lên các cấp cáo nhất của tổ chức.
Bởi vậy, đây là một vị trí mà rất nhiều người muốn đạt đến. Để trở thành một CTO trong tương lai, hãy xây dựng lộ trình phát triển ngay từ bây giờ để tạo nền móng vững chắc, bước đệm cho vị trí công việc này.
>>>Xem thêm: Mô Tả Công Việc Giám Đốc Điều Hành Và Vai Trò, Yêu Cầu
7. Sự khác biệt giữa CIO và CTO là gì?
Khi đề cập đến CTO, nhiều người vẫn đang lầm tưởng giữa CIO (Chief Information Officer hay Giám đốc tài chính) và CTO và đánh đồng hai công việc này chính là một. Tuy nhiên, trên thực tế thì hai vị trí công việc này hoàn toàn khác nhau.
Dưới đây là bảng so sánh giữa CIO và CTO để có thể phân biệt tách tời hai khái niệm này với nhau.
Tiêu chí |
CIO |
CTO |
Khái niệm |
Là Giám đốc thông tin lên kế hoạch chiến lược cũng như điều hành những hoạt động của công nghệ thông tin (IT) |
Là Giám đốc công nghệ chuyên đảm nhận và chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến công nghệ và kỹ thuật của công ty |
Tên viết tắt |
Chief Information Officer – Giám đốc CNTT |
Chief Technology Officer – Giám đốc công nghệ |
Mục tiêu |
Cố vấn, lên các kế hoạch phát triển nhanh mảng công nghệ thông tin cho doanh nghiệp |
Định hướng lên chiến lược công nghệ của công ty với vai trò hỗ trợ sự phát triển công nghệ của doanh nghiệp trong tương lai |
Vai trò, nhiệm vụ |
– Đảm nhận việc thiết kế hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp Đề xuất và quản lý chi tiêu ngân sách cho các dự án, nâng cấp thiết bị – Quản lý, giám sát đội ngũ nhân viên IT |
Đảm nhận việc tìm tòi, nghiên cứu chiến lược, giải pháp công nghệ nhằm hướng tới mục tiêu là phát triển doanh nghiệp Đại diện cho công ty trong những buổi hội thảo về công nghệ Đảm bảo sự dẫn đầu về công nghệ của công ty bằng cách dự đoán những xu hướng công nghệ mới |
Phạm vi hoạt động |
Chủ yếu hoạt động nội bộ doanh nghiệp, hạ tầng và kỹ thuật bên trong doanh nghiệp |
Chủ yếu làm việc với khách hàng bên ngoài bao gồm những người đã, đang và sẽ mua sản phẩm và dịch vụ của công ty. Hướng đến những công nghệ mới |
Công việc hằng ngày |
Phát triển, triển khai và bảo trì hệ thống ứng dụng Thiết kế hệ thống thông tin cho công ty Tích hợp nhiều hệ thống nền như ERP, CRM, HRM, SCM và BI Hoạch định và xây dựng hệ thống kho dữ liệu, hệ thống ứng dụng công ty |
Xây dựng các khía cạnh công nghệ nằm trong kế hoạch của công ty Hỗ trợ các phòng ban sử dụng công nghệ Tìm kiếm những kỹ thuật công nghệ mới mang đến lợi thế cạnh tranh và dẫn đầu Quản lý KPIS của đội ngũ nhân viên IT để đánh giá hiệu quả công việc Trao đổi các chiến lược công nghệ với bên đối tác và các nhà đầu tư |
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu đơn xin nghỉ việc
CTO đóng vai trò then chốt trong việc định hình tầm nhìn công nghệ của tổ chức, thúc đẩy đổi mới và đảm bảo thực hiện hiệu quả các hoạt động công nghệ. Bằng cách đảm nhận vai trò này với tư cách là nhà lãnh đạo công nghệ và kỹ thuật , CTO có thể giúp công ty đạt được thành công trong bối cảnh kỹ thuật số luôn thay đổi, thúc đẩy tăng trưởng và duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường.