Hiểu được backend là gì giúp bạn có thêm nhiều thông tin về một vị trí làm việc quan trọng trong ngành công nghệ thông tin. Qua đó có thể nắm bắt cơ hội và trau dồi kiến thức để có được một công việc tốt với mức lương hấp dẫn hơn.
1. Backend là gì?
Nhiều người quan tâm đến nghề lập trình viên nhưng lại chưa biết cụ thể backend là gì để biết được các công việc cụ thể hơn về nghề này. Theo đó, backend được hiểu là tất cả các phần hỗ trợ hoạt động của website hoặc những ứng dụng mà người dùng không thể nhìn thấy được.
Backend giống như não của con người giúp xử lý yêu cầu, câu lệnh và lựa chọn ra những thông tin chính xác để hiển thị lên màn hình.
Backend được cấu thành từ 3 phần là máy chủ, ứng dụng và cơ sở dữ liệu. Do đó mà website được hoạt động hiệu quả và cung cấp thông tin chính xác với tốc độ nhanh chóng cho người sử dụng.
2. Ngành lập trình BackEnd là gì?
Sau khi đã biết Backend là gì, bạn chắc chắn sẽ tò mò về ngành lập trình backend. Đây là những người đảm nhiệm công việc viết code và chương trình để vận hành ứng dụng của website. Họ chịu trách nghiệm tối ưu tốc độ và hiệu suất của website cũng như ứng dụng, xây dựng logic để người dùng có trải nghiệm tốt hơn. Các lập trình viên Backend thường phối hợp làm việc với bộ phận FrontEnd để cung cấp dữ liệu cho máy chủ. Công việc của Backend không thể thấy rõ ràng nhưng lại có vai trò quan trọng vì nếu thiếu nó ứng dụng và cả website sẽ không vận hành được.
Xem thêm: APK Là Gì? Hướng Dẫn Cài Đặt Nhanh Chóng, Thành Công Ngay Từ Lần Đầu Tiên
3. Nhiệm vụ chính của một lập trình viên BackEnd
Song song với việc tìm hiểu backend là gì, bạn có thể biết thêm được về những nhiệm vụ chính của một lập trình viên backend để hiểu rõ hơn về công việc này.
3.1. Logic phía máy chủ
Nhiệm vụ của lập trình viên backend là lập trình hoạt động và chương trình chạy được trên máy chủ gồm có: xác thực tài khoản, đảm bảo các chi tiết thông tin tài khoản của người dùng được chính xác; kiểm soát và đảm bảo trình tự xử lý và không để xảy ra một sai sót nào; tối ưu hóa mọi hoạt động để tốc độ hoạt động trở nên nhanh chóng hơn.
3.2. Thông báo tự động
Công việc này khá đặc trưng của backend giúp tự động hoá một số hoạt động được hỗ trợ từ hệ thống cơ sở dữ liệu hạn chế các thao tác thủ công lặp đi lặp lại. Bên cạnh đó còn có nhiệm vụ thông báo tự động, thông báo khi có tính năng mới hay các chương trình quan trọng mà người dùng quan tâm.
3.3. Xác nhận cơ sở dữ liệu
Ứng dụng và thông tin cần được xác minh bằng mã code trước khi chính thức được cập nhật vào cơ sở dữ liệu của hệ thống website. Các mã code này sẽ được viết bởi backend để tạo ra các quy trình giúp đảm bảo thông tin xác nhận hợp lệ trước khi bắt đầu thực hiện các lệnh khác từ máy chủ.
3.4. Truy cập cơ sở dữ liệu
Ngoài ra, backend còn có nhiệm vụ truy cập vào cơ sở dữ liệu và viết các mã lệnh khiến hệ thống máy chủ thực hiện các yêu cầu. Bên cạnh đó, họ còn phải hợp lý hoá quá trình truy cập hệ thống cơ sở dữ liệu giúp website tải với tốc độ nhanh, đưa ra kết quả chính xác cho người sử dụng.
3.5. API
API chính là giao diện lập trình ứng dụng mà hệ thống máy tính hay ứng dụng cung cấp để cho phép thực hiện các yêu cầu dịch vụ có thể được tạo ra từ các chương trình máy tính khác, điều này cho phép dữ liệu có thể được trao đổi qua lại giữa chúng.
Làm việc với API là nhiệm vụ quan trọng đối với backend do đó cần làm quen và học hỏi sớm.
4. Công cụ cần thiết cho lập trình viên Backend
Không chỉ tìm hiểu về backend là gì mà bạn cần phải biết thêm một số công cụ mà một lập trình viên backend cần để nâng cao kỹ năng và giải quyết công việc một cách nhanh chóng hơn, cụ thể là:
4.1. Ngôn ngữ lập trình phía máy chủ
Hay còn gọi là ngôn ngữ lập trình server, đây là những ngôn ngữ được các lập trình viên sử dụng để viết chương trình, câu lệnh cho việc vận hành ứng dụng, phần mềm, website. Một số công cụ và ngôn ngữ phổ biến là:
-
HTML: Đây là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản được thiết kế để tạo nên các trang web trên World Wide Web. Nó không được coi là ngôn ngữ lập trình. Công dụng của HTML là định dạng trang web và bố cục.
-
CSS (Cascading Style Sheets): Là đoạn ngôn ngữ tạo ra phong cách cho website. Cụ thể CSS được dùng để tìm và định dạng lại các phần tử tạo ra bởi HTML.
-
PHP (Hypertext Preprocessor): Là loại ngôn ngữ lập trình kịch bản hay một loại mã lệnh để phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ, mã nguồn mở, phù hợp với website và có thể dễ dàng để nhúng vào trang HTML.
-
Node.js: Đây là hệ thống phần mềm dùng JavaScript để viết ra các ứng dụng internet với khả năng mở rộng như là máy chủ. Chương trình này sử dụng kỹ thuật nhập/xuất không đồng bộ, điều khiển theo sự kiện để giúp tối đa khả năng mở rộng và tối thiểu chi phí.
-
Python: Là ngôn ngữ lập trình bậc cao với mục đích lập trình đa năng ra mắt lần đầu vào năm 1991. Ưu điểm là dễ đọc, dễ học và dễ nhớ.
4.2. Hệ thống cơ sở dữ liệu
Hệ thống cơ sở dữ liệu gồm các cơ sở dữ liệu, DBMS và các ứng dụng có liên quan.
-
Khung framework: Là đoạn code được viết sẵn để cấu thành nên một khung mà ứng dụng web có thể xác định cấu trúc website. Giao diện lập trình ứng dụng API cho phép tính năng sử dụng trong các sản phẩm khác cũng như sử dụng mã code ở nơi khác.
-
Framework cho Node.js: Ở khung framework ứng dụng web nên dùng là Express.js, tuy nhiên cũng có một số tùy chọn khác nhưng Express là phổ biến nhất.
-
Framework cho PHP: Ở PHP có 2 khung framework và một CMS được xây dựng. Trong trường hợp trang web bạn làm liên quan đến WorldPress thì cần một số kiến thức về PHP để tùy chỉnh các plugin khi cần thiết.
-
Framework cho Python: Bạn cần học thêm về web framework Django nếu chọn Python để framework hoạt động hiệu quả hơn.
Xem thêm: Anonymous Là Gì? Những Bí Ẩn Chưa Ai Có Thể Lý Giải Về Tổ Chức Này
5. Một Backend Developer cần những kỹ năng gì?
Ngoài việc tìm hiểu backend là gì, bạn cũng nên biết các kỹ năng cần thiết của vị trí này để thành công hơn, cụ thể là:
-
Kỹ năng về ngôn ngữ lập trình: Một số ngôn ngữ lập trình cơ bản được sử dụng phổ biến mà các backend cần nắm gồm: PHP, Ruby; Java, Python, ASP.NET.
-
Hiểu rõ các kiến thức về cơ sở dữ liệu: Dữ liệu của khách hàng là phần quan trọng của mỗi website. Do đó cần có cơ sở dữ liệu để xử lý. Hiện có 2 loại cơ sở dữ liệu có sẵn trên thị trường là SQL và NoSQL.
-
Nắm được về API: API là phương tiện giúp hai phần mềm máy tính có thể giao tiếp với nhau dễ dàng. Vậy nên backend developer cần có kiến thức sâu rộng về API để hỗ trợ tốt cho việc kết nối và truyền dữ liệu.
-
Có kiến thức về Server: Cần phải có website chạy trên máy chủ thì web mới hoạt động, máy chủ được dùng để chỉ hệ thống máy tính tiếp nhận yêu cầu từ các tệp trên web như HTML, CSS, javascript,…và thực hiện gửi các tệp đó đến máy chủ của khách hàng.
-
Kiến thức về thuật toán: Đây là nền tảng cần thiết giúp các backend giải quyết được vấn đề. Không biết kiến thức về thuật toán sẽ hạn chế khả năng trong công việc của backend. Một số thuật toán mà bạn cần biết là Depth First Search và Breadth-First Search, bubble sort, selection sort, insertion sort, thuật toán đệ quy và lặp,…
-
Hiểu về cấu trúc dữ liệu: Dựa vào đó có thể giúp backend tạo được cơ sở dữ liệu cho việc tổ chức, truy cập và sửa đổi dữ liệu trong lập trình được dễ dàng hơn.
-
Một số kỹ năng khác: Bên cạnh các kỹ năng lập trình trên, backend cần phải có các kỹ năng khác như: kỹ năng quản lý môi trường lưu trữ với CSDL, kiến thức về các ứng dụng mở rộng, kiến thức về kiểm soát Git và GitHub.
Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề
6. Mức lương cho vị trí Backend Developer
Bên cạnh việc biết backend là gì, nhiều bạn cũng thắc mắc về mức lương của vị trí này là bao nhiêu? Theo đó, mức lương của một lập trình viên backend sẽ dao động từ 14.000.000 – 24.000.000 đồng/ tháng. Cụ thể:
-
Mức lương trung bình: 19.000.000 đồng/tháng
-
Mức lương phổ biến: 14.000.000 – 24.000.000 đồng/tháng.
Với mức lương ở trên sẽ áp dụng đối với các ứng viên có kinh nghiệm từ 1-4 năm.
Tìm hiểu ngay các thuật ngữ được sử dụng trong nghành IT
IT Helpdesk là gì |
Devops là gì |
Front End là gì |
Software Engineer là gì |
Backend là gì |
IT là gì |
Coder là gì |
Developer là gì |
IT là gì |
Data analyst intern là gì |
Full stack developer là gì |
7. Phân biệt Frontend, Backend, Fullstack
Song song với việc tìm hiểu backend là gì, bạn cũng có thể biết thêm về các vị trí khác cũng liên quan đến lập trình như Frontend, Fullstack. Dưới đây là bảng phân biệt giữa các vị trí công việc này cho bạn tham khảo:
Vị trí |
Tính chất công việc |
Ngôn ngữ lập trình |
Nhiệm vụ |
Frontend |
Công việc chính là tập trung vào mảng phát triển, xây dựng giao diện website và đem đến những trải nghiệm khác biệt cho người dùng nghiệm khác biệt cho người dùng |
Có ba ngôn ngữ lập trình chủ đạo bao gồm: HTML, CSS và JavaScript. Ngoài ngôn ngữ lập trình, Frontend cần làm quen với các framework như: Bootstrap, Foundation, Backbone, AngularJS và EmberJS |
Thực hiện tối ưu hóa hình ảnh và tính năng cho website |
Backend |
Đảm bảo các tác vụ quản trị web, dữ liệu từ phía máy chủ diễn ra trơn tru |
Các ngôn ngữ lập trình cơ bản được sử dụng phổ biến mà lập trình backend cần nắm bao gồm: PHP, Python, Ruby, Java, ASP.NET |
Chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý hệ thống |
Full stack |
Có thể thực hiện các công việc liên quan đến frontend và backend |
Thông thạo ngôn ngữ HTML, CSS, JavaScript và những framework liên quan |
Có nhiệm vụ chính trong việc quản lý toàn bộ vòng đời của dự án |
Tóm lại, việc biết backend là gì giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về một vị trí làm việc liên quan đến lập trình website. Từ đó có thể trau dồi thêm các kiến thức, kỹ năng cần có để trở thành một lập trình viên backend trong tương lai.