HR Business Partner là gì cùng những thông tin về vai trò, công việc, mức lương và cách để trở thành một HR Business Partner trong tương lai mà bạn muốn biết sẽ được Job3s cung cấp trong bài viết dưới đây.
1. HR Business Partner là gì?
HR Business Partner (viết tắt là HRBP) hay hiểu đơn giản có nghĩa là Nhân sự – Đối tác kinh doanh, là một vị trí cấp cao trong bộ phận nhân sự, chủ yếu làm việc với các giám đốc điều hành/C-suite của một tổ chức để cải thiện các chức năng nhân sự của họ.
HR Business Partner không những là người đại diện cho những người lao động, mà còn là cầu nối giữa các đơn vị kinh doanh với nhau và các phòng ban khác. HRBP luôn hướng tới mục tiêu triển khai chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp để hướng tới mục đích nâng cao hiệu quả công việc.
Hay hiểu đơn giản một Đối tác kinh doanh nhân sự gần như là một nhà tư vấn cho các nhu cầu về nhân sự cụ thể cho từng bộ phận hoặc phòng ban.
Hiện nay tại Việt Nam, đa số các công ty, tập đoàn có quy mô lớn đều đang triển khai mô hình HRBP bởi những câu chuyện hiệu quả mà HRBP đem lại cho doanh nghiệp.
HR Business Partner bắt nguồn từ một ý tưởng của David Ulrich được phổ biến và lan rộng vào cuối những năm 1990 trong cuốn sách “Human Resource Champions”. Khi này, anh ấy coi HRBP như là một nhà cố vấn chiến lược cho doanh nghiệp. David Ulrich đã xác định HRBP sẽ không nhúng tay vào mảng hoạt động của HR.
Ngoài ra, ông còn đưa ra mô hình “Kiềng 3 chân” để khẳng định 3 vai trò cốt lõi của nhân sự trong doanh nghiệp như sau:
-
CoE – Center of Excellent: Là nhóm các chuyên gia sở hữu các kiến thức “gạo cội” về nhân sự và đưa ra các giải pháp về nhân sự tối ưu nhất.
-
Shared Service Center: Là bộ phận cần nhân sự lớn nhất với các nhiệm vụ nhân sự như tuyển dụng, hành chính, C&B,… Cung cấp trung tâm dịch vụ dùng chung
-
HR Business Partner (hay còn được gọi là Embedded HR): Liên kết nhân sự giữa các hoạt động của công ty và mục tiêu mà tổ chức đã đặt ra.
2. Phân biệt HR và HRBP
Nhìn chung, các trách nhiệm liên quan đến các vai trò của HR và HRBP rất khác nhau. Bởi vậy, có thể nhận thấy rằng một HR và một HRBP có thể có cùng một mức độ kinh nghiệm, tuy nhiên tính chất công việc của họ sẽ khác nhau.
Việc có một góc nhìn tổng quát về phân biệt 2 bức tranh HR và HRBP sẽ giúp bạn không còn bị nhầm lẫn và đánh đồng 2 vị trí này với nhau.
Bảng so sánh dưới đây sẽ đề cập đến những điểm phân biệt giữa HR và HRBP để có thể tách rời được hai khái niệm này.
Tiêu chí |
HR |
HRBP |
Tên viết tắt |
HR – Human Resources |
HRBP – Human Resources Business Partner |
Nhiệm vụ công việc |
Đảm nhiệm các trách nhiệm liên quan đến nhân sự. Cụ thể: -Tuyển dụng nhân sự cho các vị trí còn thiếu và nhu cầu tuyển dụng doanh nghiệp của tổ chức. – Tổ chức đào tạo, phát triển nhân sự – Quản lý, giám sát các chính sách, quy trình tổ chức nhân sự – Tạo môi trường làm việc tích cực và điều kiện để nhân viên phát triển – Đảm bảo các quy định pháp luật về lao động |
Tập trung vào các khía cạnh chiến lược bao gồm: – Thiết lập kế hoạch, đưa ra các sáng kiến liên quan đến việc phát triển nhân sự cho hoạt động kinh doanh. -Tư vấn, hướng dẫn các cấp quản lý về chiến lược, kiến thức về quản trị nhân sự -Lên kế hoạch và xây dựng quy định, chính sách nhân sự |
Mục tiêu hướng tới |
Hướng tới việc hỗ trợ cho đội ngũ nhân sự, phát triển các mối quan hệ trong công việc, đồng nghiệp, môi trường làm việc |
Hướng tới việc hỗ trợ cho cơ cấu kinh doanh của công ty bằng cách cung cấp kiến thức chuyên môn. |
Khả năng Teamwork |
Làm việc theo một quy trình nhất định, các nhiệm vụ độc lập và không cần quá nhiều sự hỗ trợ từ teamwork |
Kết hợp với đội ngũ quản lý, lãnh đạo của doanh nghiệp và có thể làm việc với cả nhân viên. Khả năng Teamwork cao, không thể làm việc độc lập |
Cách nâng cao hiệu quả |
Thường sử dụng cách “kiểm soát chi phí” để nâng cao hiệu quả làm việc |
-Nâng cao hiệu quả công việc bằng sáng kiến, ý tưởng, các chiến lược. -Các thành phần tham gia có thể vào cả lĩnh vực nhân sự và kinh doanh |
3. Vai trò của HR Business Partner đối với doanh nghiệp
HR Business Partner đóng vai trò là cố vấn chiến lược, sắp xếp các sáng kiến về nguồn nhân lực với chiến lược kinh doanh tổng thể của tổ chức. Một HRBP thực chất là chuyên viên HR nhưng thay vì làm việc như một người cung cấp dịch vụ nhân sự thì họ sẽ đảm nhận các nhiệm vụ có tầm quan trọng trong chiến lược của công ty.
Một HRBP luôn được kỳ vọng sẽ phát triển các chiến lược để có thể thích nghi được với những thay đổi, chẳng hạn như:
-
Xây dựng quy trình online onboarding cho nhân viên mới trong điều kiện dịch bệnh bùng phát
-
Triển khai các công nghệ HR và quản lý HR để tạo bàn đẩy cho các phương án kinh doanh mới phát triển nhanh chóng.
Ngoài ra, HRBP với sứ mệnh là một người biện hộ cho nhân viên, đảm bảo tiếng nói của họ được lắng nghe và nhu cầu của họ được giải quyết để từ đó có thể thúc đẩy văn hóa, gắn kết và hài lòng đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp.
Cụ thể, vai trò của một HRBP sẽ được thể hiện rõ nét nhất trong doanh nghiệp ở các khía cạnh như sau:
3.1. Strategic Partner – Đối tác chiến lược
Đóng vai trò là một người đối tác chiến lược, các HRBP sẽ là người trực tiếp trao đổi với các phòng ban khác trong công ty. Công việc chính của họ chính là cố vấn, đưa ra các chiến lược để điều chỉnh nhân sự nhằm bám sát và phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Nếu như HR truyền thống chỉ dừng lại ở việc quản lý nhân sự, phát triển nhân sự thì HRBP còn định hướng – xây dựng – đào tạo – phát triển đội ngũ nhân sự để đáp ứng được các mục tiêu chiến lược kinh doanh cụ thể.
Ngoài ra, một HRBP còn như một thang đo và đánh giá năng lực của đội ngũ nhân sự trong tổ chức nhằm đưa ra chiến lược kinh doanh mới, thúc đẩy các hoạt động kinh doanh phát triển.
3.2. Operations Manager – Quản lý hoạt động
Vẫn giữ được đặc trưng của một HR, vai trò của HRBP vẫn liên quan đến việc quản lý, giám sát các hoạt động nhân sự khác nhau trong tổ chức. Họ sẽ có nhiệm vụ tuyên truyền văn hóa công ty, các quy định của công ty, quy trình làm việc cũng như các chính sách tới nhân viên.
Đương nhiên rằng khi xuất hiện những thay đổi trong các quy định này thì HRBP cũng sẽ là người cập nhật đầu tiên và sau đó sẽ truyền tải đến với mọi người. Các quy định, chính sách này có thể bao gồm việc lập kế hoạch, tuyển dụng và lựa chọn, hội nhập và định hướng phát triển, quản lý hiệu suất của nhân viên,…
Thêm vào đó, các hoạt động về giám sát và đưa ra nhận xét về thái độ, phong cách làm việc cũng sẽ do một tay HRBP đảm nhiệm.
3.3. Emergency Responder – Phản ứng khẩn cấp
Môi trường doanh nghiệp như một xã hội thu nhỏ. Và ở xã hội thu nhỏ này không thể tránh được những vấn đề, những tình huống phát sinh. Trong trường hợp này, HR Business Partner sẽ là nơi tiếp nhận các vấn đề này và xử lý chính đáng. Điều này đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn, hạnh phúc và quản lý hiệu quả nhân viên trong thời gian khủng hoảng hay trường hợp khẩn cấp.
Chẳng hạn như khi doanh nghiệp đang có một thông tin quan trọng, HRBP đóng vai trò là điểm liên lạc trung tâm để truyền đạt thông tin quan trọng đến nhân viên trong trường hợp khẩn cấp này, có thể sử dụng các kênh truyền thông khác nhau để cung cấp các cập nhật, chỉ dẫn kịp thời.
3.4. Employee Mediator – Người hòa giải
Từ các vấn đề phát sinh trong xã hội thu nhỏ đó, các mâu thuẫn sẽ không ngừng xuất hiện, các HR Business Partner đảm nhận sứ mệnh hòa giải để giải quyết các vấn đề đó. Trong trường hợp cần thiết, các HRBP cũng có thể đứng ra để kịp thời ứng phó với những thay đổi về cấu trúc nhân sự như xin nghỉ việc, đổi kết cấu các phòng ban cho phù hợp với kế hoạch kinh doanh mới.
Xem thêm: CTO là gì? Làm thế nào để trở thành một CTO?
4. Mô tả công việc của một HR Business Partner trong doanh nghiệp
Như vậy, chính xác thì công việc của một HR Business Partner trong doanh nghiệp là gì? Hằng ngày thì họ cần phải xử lý những công việc nào? Dưới đây là những mô tả chính xác nhất về những công việc chính mà một người HR Business Partner phải làm bao gồm:
4.1. Thiết lập các kế hoạch chiến lược
Thiết lập các kế hoạch chiến lược là nhiệm vụ chính nhất mà một HR Business Partner cần phải thực hiện. Họ sẽ tập trung vào lực lượng lao động đầu não hiện có của doanh nghiệp để đưa ra các chiến lược về nhân sự. Từ việc bám sát các chiến lược này, HRBP có thể thúc đẩy cho tình hình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
Hãy xem những đầu công việc trong nhiệm vụ thiết lập chiến lược nội dung này:
-
Lập kế hoạch chiến lược nhân sự: Lập các kế hoạch về việc đảm bảo đủ nguồn lực cho công ty và các chi phí phù hợp cho các hoạt động về nhân sự
-
Lên các kế hoạch về việc kế nhiệm: Nhiệm vụ chính trong chuỗi nhiệm vụ của HRBP là tìm tòi, tuyển chọn và ươm mầm các tài năng để thực hiện các nhiệm vụ, kế nhiệm những chức vụ cao hơn.
-
Đào tạo và nâng cao các kỹ năng: Thực hiện theo chức năng Learning & Development – Học tập và phát triển, bao gồm việc xác định rõ về nhu cầu đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp.
4.2. Duy trì môi trường, văn hóa cho doanh nghiệp
Một môi trường, văn hóa tại một công ty tốt, có đầy đủ các điều kiện để cho nhân viên phát triển cũng có nghĩa là một doanh nghiệp được yêu thích và nội lực phát triển mạnh mẽ.
Bởi thể, hiển nhiên rằng các HR Business Partner sẽ phải làm mọi điều cần thiết để duy trì văn hóa công ty. Các công việc để duy trì một “văn hóa khỏe” bao gồm:
-
Thực hiện các hoạt động, chính sách liên quan đến sức khỏe nhân viên, sự hòa nhập và hòa thuận của nhân viên
-
Đảm bảo quản lý, trọng dụng và đào tạo được các nhân tài
-
Đề xuất những ý kiến, những lời khuyên nhằm thúc đẩy sức khỏe văn hóa doanh nghiệp.
-
Giải quyết, hòa giải các xung đột xảy ra bên trong nội bộ doanh nghiệp
-
Tạo điều kiện thúc đẩy các mối quan hệ tích cực, đoàn kết và duy trì môi trường làm việc chuyên nghiệp.
4.3. Cố vấn cho các cấp lãnh đạo về các vấn đề nhân sự
Với cương vị là một đối tác cố vấn chiến lược cho doanh nghiệp, các HR Business Partner không trực tiếp triển khai các hoạt động nhưng sẽ đảm nhận việc tư vấn về chiến lược kinh doanh.
Tham gia các cuộc họp định kỳ hàng tuần, hàng tháng với các cấp lãnh đạo. Số lần họp và thời gian họp sẽ còn tùy thuộc vào từng quy định của từng doanh nghiệp.
-
Cung cấp các quy định về việc làm, các yêu cầu pháp lý liên quan đến quá trình quản lý nhân sự, đảm bảo tuân thủ luật pháp
-
Hỗ trợ, trình bày những hướng dẫn cụ thể về việc xây dựng đội ngũ nhân sự, bao gồm các quy trình, chính sách của nhân viên.
-
Hỗ trợ xây dựng và phát triển doanh nghiệp
-
Một doanh nghiệp phát triển vững mạnh rất cần những người chèo lái tốt. HR Business Partner cần phải hỗ trợ, chèo lái doanh nghiệp ngày càng phát triển. Họ sẽ đóng góp những đầu mục công việc bao gồm”
-
Hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến tổ chức, con người
-
Triển khai các chế độ khen thưởng, biện pháp kỷ luật đối với nhân viên
-
Thực hiện cố vấn, huấn luyện, lên kế hoạch nghề nghiệp
-
Kết hợp với phòng nhân sự để lên kế hoạch tuyển dụng.
4.4. Các công việc khác
Ngoài những đầu công việc chính của một HR Business Partner thì họ còn chịu trách nhiệm thực hiện các công việc khác bao gồm:
-
Tiến hành hợp đồng, hoàn thiện thanh toán/thuế/chứng từ cho nhóm đối tượng nhân viên
-
Xử lý các vấn đề về quan hệ nhân viên, vấn đề giữ chân nhân viên và đề xuất giải pháp
>>>Xem thêm:
- Nhân Viên Kinh Doanh Là Làm Gì? Lương Có Cao Không?
- Nhân Viên Kinh Doanh Nội Thất Là Gì? Mức Lương Bao Nhiêu?
5. Mức lương hiện tại của một HR Business Partner là bao nhiêu?
Hiện nay, với làn sóng sa thải nhiều như vũ bão thì vai trò của một HR Business Partner lại càng trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Do đó, mức lương của một HR Business Partner chính hiệu sẽ vô cùng cạnh tranh và hấp dẫn. Đối với các HR truyền thống thì mức lương của HRBP có phần nhỉnh hơn.
Theo thống kê của các trang làm việc như Vietnamwork và Careerbuilder thì mức lương của một HR Business Partner sẽ tùy thuộc vào từng mức độ và rơi vào khoảng dao động như sau:
-
HRBP Specialist: Dao động trong khoảng 700 USD – 1000 USD
-
RBP Supervisor: Dao động trong khoảng 1500 USD – 2000 USD
-
HRBP Manager: Dao động trong khoảng 2000 USD – 3000 USD
Với những người có nhiều năm kinh nghiệm hoặc đang làm việc cho các tập đoàn lớn thì con số này lên tới hàng trăm triệu mỗi tháng.
Với mức lương hấp dẫn cùng vô vàn những đãi ngộ, khen thưởng thì một vị trí HRBP là niềm ao ước của nhiều người. Hãy chuẩn bị cho mình những kinh nghiệm cũng như những kỹ năng cần thiết để có thể mở ra cho mình cơ hội bén duyên với HR Business Partner.
6. Làm thế nào để trở thành HR Business Partner?
Đương nhiên với sự cạnh tranh và mức lương cực kỳ hấp dẫn như hiện nay thì để có thể trở thành một HR Business Partner thì bạn sẽ cần có năng lực và kinh nghiệm. Vậy có những điều kiện về năng lực và kinh nghiệm cần thiết nào? Hãy tham khảo các yêu cầu cần thiết của một HR Business Partner dưới đây:
6.1. 7 năng lực cần có của một HRBP Manager
Dựa theo khung tiêu chuẩn của một HRBP Manager thì muốn trở thành một HRBP Manager, ít nhất bạn phải đạt được 7 năng lực cần có của một HRBP Manager. Dưới đây thứ tự 7 năng lực cần có của một HRBP theo từng mức độ.
Cấp độ HRBP Specialist: Bao gồm đầy đủ 3 năng lực
-
Năng lực 1: Nắm bắt về mô hình kinh doanh
-
Năng lực 2: Tư vấn về việc thiết lập cấu trúc tổ chức và chiến lược của nguồn lực
-
Năng lực 3: Xây dựng kế hoạch về nguồn lực, các vấn đề về phỏng vấn tuyển dụng
Cấp độ HRBP Supervisor: Bao gồm đầy đủ cả từ năng lực 1 đến năng lực 5
-
Năng lực 4: Tư vấn xây dựng hệ thống quản lý các thành tích
-
Năng lực 5: Xây dựng về hệ thống Career Development.
Cấp độ HRBP manager: Bao gồm đầy đủ 7 năng lực từ năng lực 1 đến năng lực 7
-
Năng lực 6: Hiểu và vận dụng Total Reward (Các chế độ lương thưởng, phúc lợi)
-
Năng lực 7: Xây dựng một đối tác vững mạnh
Như vậy, tùy vào từng mức độ từ HRBP Specialist đến HRBP Supervisor và HRBP manager thì bạn sẽ phải đạt được các mức độ năng lực tương đương. Để có thể trở thành một HRBP thì bạn hãy bám “sâu” và “sát” các khung năng lực này và xây dựng cho mình một lộ trình phát triển vững chắc.
6.2. Đảm bảo kiến thức nền tảng (Human Resource Base)
Để đạt được vị trí HRBP mà ai cũng mong muốn cần đảm bảo rằng bạn đã trang bị đầy đủ các kiến thức về quản lý nhân sự và kinh doanh. Các HRBP là một nhà tư vấn chiến lược cho các kế hoạch phát triển nguồn nhân lực hướng tới mục tiêu kinh doanh. Do đó, họ cần một vai trò chuyên biệt hơn trong bộ máy chức năng nhân sự và đòi hỏi phải đảm bảo kiến thức về kinh doanh và nhân sự.
Họ cần phải quản lý các vấn đề về quan hệ nhân viên, giám sát quy trình quản lý. Ngoài ra, họ cần phải phát triển và thực hiện các chiến lược nhân sự hỗ trợ mục tiêu kinh doanh tổng thể của tổ chức.
6.3. Những kỹ năng quan trọng đối với một HR Business Partner
Vậy các kỹ năng cần có để trở thành một HR Business Partner là gì? Dưới đây là những kỹ năng cần có của một HR Business Partner như sau:
-
Kỹ năng tổ chức (Organizational Skills)
Kỹ năng tổ chức rất quan trọng đối với Đối tác kinh doanh nhân sự để quản lý hiệu quả các chức năng nhân sự khác nhau và đóng góp vào sự thành công của tổ chức. Kỹ năng này liên quan đến quản lý thời gian và kỹ luật bản thân trong môi trường làm việc của doanh nghiệp.
Một HRBP cần phải lên lịch một cách cẩn thận, tuần tự các bước, các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch. Ngoài ra, kỹ năng này còn giúp cho các chiến lược phát triển chung được kết hợp tuần tự và phát triển nhanh chóng.
Những kỹ năng tổ chức cần thiết cho một HRBP có thể như quản lý thời gian, lập kế hoạch và điều phối, quản lý nguồn lực, lưu trữ tài liệu, phát triển quy trình quản lý nhân viên, quản lý sự kiện và cuộc họp,…
- Kỹ năng giao tiếp (Communication Skill)
James Hume đã từng nhận định “The art of communication is the language of leadership.” Tạm dịch nôm na sang tiếng Việt có nghĩa là “Nghệ thuật giao tiếp là ngôn ngữ của lãnh đạo”. Trên thực tế, có một sự thật rằng kỹ năng giao tiếp là kỹ năng cần thiết nhất trong bất cứ loại ngành nghề nào. Và đối với vị trí HRBP cũng đòi hỏi kỹ năng giao tiếp thành thục. Bởi rằng lĩnh vực nhân sự liên quan mật thiết đến con người và nhu cầu của con người chính là giao tiếp.
Các HRBP chính là sợi dây liên kết các tổ chức và bộ phận nhân viên. Họ cần phải có khả năng diễn đạt, đàm phán để duy trì mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới và các hoạt động kinh doanh của công ty.
- Kỹ năng kết nối các mối quan hệ (Partnership Skill)
Chất lượng cuộc sống của bạn chính là chất lượng của các mối quan hệ của bạn. Khi bạn xây dựng được mối quan hệ tốt đối với những người xung quanh thì bạn sẽ luôn cảm thấy vui vẻ. Đối với doanh nghiệp cũng vậy, mối quan hệ giữa các nhân viên tốt, không xảy ra xung đột thì doanh nghiệp sẽ có tiềm lực phát triển mạnh mẽ.
Để xây dựng các mối quan hệ đòi hỏi HRBP cần phải đưa ra các chiến lược thông minh nhằm thiết lập mối quan hệ giữa các nhân viên và giữa các khách hàng.
- Năng lực kỹ thuật số (Digital Competence)
Trong bối cảnh số hóa hiện nay thì việc hiểu biết về các nền tảng kỹ thuật số của một HRBP vô cùng quan trọng. Đây là một yếu tố trong khung năng lực của BRBP. Một HRBP được kỳ vọng có thể thành thạo các công cụ như:
-
Công cụ cộng tác (Collaboration tool): Hỗ trợ các hoạt động đào tạo, tuyển dụng và tìm kiếm nhân tài
-
Công cụ phát triển (Development tool): Hỗ trợ các HR đánh giá các hiệu suất, quản lý các thống kê lao động
-
Công cụ quản lý phần mềm (Software management tool): Phục vụ các công tác quản lý nhóm
-
Công cụ phân tích kỹ thuật số (Digital analysis tool): Phân tích hiệu suất và các dữ liệu khác của người lao động.
- Năng lực phân tích
Các HRBP cần phải phân tích xu hướng thị trường cùng các cách thức hoạt động của các đối thủ để đưa ra chiến lược phát triển cho công ty.
Sau đây là một số năng lực phân tích cần thiết với HRBP như sau:
-
Nghiên cứu (Research): Phục vụ hoạt động phân tích và nắm bắt các xu hướng.
-
Khai thác các dữ liệu: Kỹ năng này giúp HRBP có thể dễ dàng thu nhập thông tin về các chỉ số như: nhu cầu lao động, tỷ lệ nộp đơn,… nhằm đưa ra định hướng sản xuất kinh doanh và hiệu quả lợi nhuận cho công ty.
-
Khắc phục các sự cố: Bằng cách phân tích các dữ liệu và vấn đề, HRBP có thể “gỡ rối những khó khăn của ban lãnh đạo và hoạt động kinh doanh của công ty trong các vấn đề về quản lý nhân tài, quản trị rủi ro và điều hành doanh nghiệp.
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
Như vậy, trong bài viết này, Blogduhoc.edu.vn đã cùng bạn tìm hiểu HR Business Partner là gì, vai trò của HR Business Partner, mức lương cũng như cách để trở thành một HR Business Partner. Tóm lại, HR Business Partner chính là Nhân sự – Đối tác kinh doanh, chủ yếu hướng đến mục tiêu tư vấn và triển khai các chiến lược tổng thể về nguồn nhân sự để bám sát mục tiêu kinh doanh. Để trở thành một HRBP cần đạt đủ 7 khung năng lực cần có, trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng quan trọng nhất.