Cách viết mục tiêu nghề nghiệp rất dễ mắc lỗi và khiến nhà tuyển dụng đánh giá sai về năng lực và sự cầu tiến của bạn trong sự nghiệp. Mỗi nghề nghiệp ứng tuyển theo thời gian sẽ có các mốc thăng tiến quan trọng mà bạn cần nắm được để ghi vào CV. Hãy đọc bài viết sau của Job3s để có góc nhìn đúng về phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV.
Bạn đang đọc: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp [Kèm VD từng ngành]
>>> Xem thêm: Tải CV Xin Việc Online Miễn Phí Cho Mọi Ngành Nghề
1. Nhà tuyển dụng tìm kiếm gì ở phần mục tiêu nghề nghiệp
- Tính cách của ứng viên
Mỗi ứng viên sẽ có mục tiêu khác nhau trong nghề nghiệp mà mình đang theo đuổi. Người có sự tham vọng, cầu tiến, thích trải nghiệm những điều mới sẽ có mục tiêu được ghi với ngôn từ dứt khoát, rõ ràng và mạch lạc. Ngược lại, những người chỉ muốn cuộc sống bình yêu sẽ có mục tiêu muốn tích lũy kinh nghiệm, cảm xúc khi đọc các từ ngữ diễn đạt rất nhẹ nhàng. Dựa vào đây, nhà tuyển dụng sẽ biết cách phân loại ứng viên phù hợp.
- Sự phù hợp với công việc
Vì đã thấy được một phần tính cách của ứng viên ở cách viết mục tiêu nghề nghiệp nên nhà tuyển dụng sẽ chọn nhanh được ứng viên đáp ứng với yêu cầu công việc đang tìm nhân tài. Nếu tính chất công việc luôn đổi mới và nhiều thách thức sẽ phù hợp với người bản lĩnh, thích trải nghiệm và ngược lại.
- Có thể gắn bó lâu dài với công ty
Nhà tuyển dụng không muốn tuyển một ứng viên thích bay nhảy không gắn bó công ty nào. Họ rất quan ngại ứng viên đã qua quá trình đào tạo bài bản ở công ty sau khi làm một thời gian “đủ lông đủ cánh” và bị công ty khác mang về. Do đó, cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong cv ngắn hạn và dài hạn đều cần phải liên quan đến các vị trí cao hơn trong công ty bạn ứng tuyển.
- Tư duy lập kế hoạch
Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người có kế hoạch hay không trong phần mục tiêu nghề nghiệp để xác định khả năng lập kế hoạch trong quá trình làm việc. Vì bạn đã xác định rõ hướng đi trong tương lai thì không có cớ nào lại là một người không logic và khoa học trong công việc sắp tới.
>>> Xem thêm: Bật mí cách viết mục tiêu nghề nghiệp IT trong CV kèm mẫu
2. Xác định mục tiêu theo phương pháp SMART
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV theo phương pháp SMART khá phổ biến và mang lại nhiều kết quả thực tế cho từng ứng viên. Đây là một trong những phương pháp giúp ứng viên xác định chính xác mục tiêu của mình dựa vào năng lực hiện có, tránh những cảm xúc thất vọng vì đặt mục tiêu không đúng với hoàn cảnh của bản thân.
Dựa vào mô hình SMART, bạn có thể tham khảo đặt mục tiêu nghề nghiệp theo các ví dụ sau:
- Specific – tính cụ thể: Bạn cần đặt mục tiêu có con số cụ thể như kiếm được 100 triệu trước tuổi 30, trở thành nhân viên xuất sắc sau 1 năm làm nhân viên bán hàng,…
- Measurable – tính đo lường: Ví dụ: Bạn cần bán được 7 đơn hàng trong 1 ngày để không bị lỗ,…
- Attainable – tính khả thi: Ví dụ: Có khả năng liên hệ với 10 khách hàng mới dựa vào năng lực bản thân và các mối quan hệ sẵn có.
- Relevant – tính ràng buộc: Ví dụ: Mục tiêu nghề nghiệp phù hợp với sự phát triển chung của công ty.
- Time-Bound – tính thực tế, về thời gian: Ví dụ: Trở thành quản lý bán hàng khu vực trong 5 năm tới.
3. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV
Để viết đúng và đủ phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV, bạn cần hiểu rõ mong muốn của bản thân và xác định rõ tình hình thực tế là mình vừa mới ra trường hay là một nhân viên đã có kinh nghiệm đi xin việc.
3.1. Mục tiêu ngắn hạn trong CV
Trong tương lai gần từ 6 tháng đến 1 năm, bạn muốn trở thành người như thế nào, có tham gia học thêm khóa học nào không,… là những dự định liên quan đến vị trí bạn muốn ứng tuyển. Nếu vẫn chưa biết bản thân muốn gì hãy dựa vào bản mô tả công việc và nghiên cứu thêm về ngành để viết mục tiêu cụ thể vào trong CV. Lưu ý, bạn không nên ghi bản thân chưa biết làm gì trong thời gian tới nhé, vì bạn sẽ bị loại ngay lập tức.
3.2. Mục tiêu dài hạn trong CV
Tầm nhìn xa hơn, bạn muốn trở thành trưởng nhóm, giám đốc chi nhánh, trưởng phòng dịch vụ,… trong khoảng 2 đến 5 năm tới. Cách tốt nhất, bạn nên đưa ra mục tiêu gắn liền với tầm nhìn phát triển của công ty giúp nhà tuyển dụng thấy được bạn là người có óc nhìn xa, trông rộng, nắm chắc tương lai trong lòng bàn tay.
Tìm hiểu thêm: Cách viết CV PVcomBank đúng chuẩn để gây ấn tượng với HR
3.3. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường
Bạn là người mới ra trường chưa có bất cứ kinh nghiệm nào đáp ứng vị trí ứng tuyển. Do đó, bạn cần thể hiện bản thân là một người ham học hỏi, muốn phát triển bản thân trong tương lai như 6 tháng tới đăng ký khóa học thuyết trình, học tiếng Anh, trau dồi kỹ năng nói chuyện lưu loát,… Còn mục tiêu dài hạn ví dụ: trở thành nhân viên chính thức sau 3 tháng thực tập, 1 năm sau làm vinh dự được nhận giải nhân viên xuất sắc năm.
3.4. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho người đã có kinh nghiệm
Khác với người chưa có kinh nghiệm, bạn là một ứng viên đã dày dặn kinh nghiệm ở vị trí bạn muốn ứng tuyển trong môi trường làm việc của doanh nghiệp. Điều nhà tuyển dụng cần là một sự quyết tâm, rõ ràng trong từng mục tiêu cụ thể. Ví dụ: Trong vòng 3 năm tới, phát triển thương hiệu thời trang A lớn mạnh thống lĩnh thị trường miền Bắc,…
>>> Xem thêm: Tổng Hợp Mẫu Bìa CV Đẹp Xu Hướng 2023
4. Lỗi cần tránh khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV
- Mục tiêu chung chung
Hầu hết các ứng viên chưa có kinh nghiệm thường đưa ra những mục tiêu chung chung, khá mơ hồ khiến nhà tuyển dụng rất khó chịu. Ví dụ: thay vì viết “tôi muốn sử dụng kiến thức đã học được trong trường đóng góp vào sự phát triển của công ty” hãy viết “tôi muốn sử dụng kiến thức đã học được trong trường để giúp công ty tiếp cận thêm 10 khách hàng mới trong 1 tháng.”
- Không tạo giá trị cho công ty
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp đến từ phía bạn nhưng bạn không thể ích kỷ đưa những mục tiêu mang giá trị cá nhân mà quên đưa mục tiêu tạo giá trị cho công ty. Điều này khiến nhà tuyển dụng thấy bạn là một cống hiến hết mình vì mục đích chung. Chính vì thế, bạn cần nhấn mạnh đến việc nhờ kinh nghiệm, khả năng của bản thân sẽ giúp công ty như thế nào.
- Mục tiêu không thực tế
Bạn không thể ghi mục tiêu của mình trong vòng 3 năm tới trở thành giám đốc khu vực miền Bắc trong khi năng lực và mối quan hệ của bạn không có. Điều này chỉ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người không có năng lực nhìn nhận và giải quyết vấn đề. Bạn không thể thoát khỏi đôi mắt tinh tường của nhà tuyển dụng chỉ bằng những thông tin quá viển vông.
- Sai chính tả
Điều tối kỵ nhất là sai chính tả trong viết cv xin việc nói chung và mục tiêu nghề nghiệp nói riêng. Nếu bạn diễn đạt lủng củng, câu từ ngữ pháp không mạch lạc cộng với sai chính tả khá nhiều thì nhà tuyển dụng sẽ loại bạn ngay lập tức. Do vậy, bạn nên chú ý đọc đi đọc lại nhiều lần hoặc nhờ người thân, bạn bè kiểm tra trước khi quyết định bấm gửi CV cho nhà tuyển dụng.
5. Ví dụ cách viết mục tiêu nghề nghiệp từng ngành nghề
- Cách viết mục tiêu ngành ngân hàng
“Tôi được đào tạo bài bản chuyên ngành Ngân hàng của trường Học viện Ngân hàng, mong muốn trở thành chuyên viên tư vấn tài chính cho công ty A với những kiến thức đã tích lũy được trong quá trình đi học.”
- Mục tiêu nghề nghiệp trong CV ngành marketing
“Tôi tốt nghiệp ngành chuyên ngành Marketing và có 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Content Marketing. Tôi muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên Content Writer của công ty để sử dụng và phát huy những kỹ năng nghề nghiệp của mình đóng góp vào kết quả doanh thu cuối năm của doanh nghiệp. Mục tiêu đặt ra trong vòng 02 năm tới sẽ trở thành một Leader Content chuyên nghiệp”.
- Mục tiêu nghề nghiệp ngành quản trị kinh doanh
“Với kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy được trong suốt 2 năm đi làm, tôi mong muốn trở thành trưởng phòng kinh doanh trong vòng 3 năm tới.”
- Mục tiêu trong CV lập trình viên
“Tôi may mắn được nhận vào thực tập cho công ty lập trình B và được nhận đánh giá là hoàn thành tốt kỳ thực tập. Mong muốn 6 tháng tới trở thành nhân sự chính thức cho công ty lập trình B”.
- Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành giáo viên
“Tôi tốt nghiệp loại Giỏi, khoa Toán trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 và đã có kinh nghiệm giảng dạy 2 năm ở trường quốc tế A, mong muốn phát triển nghề giáo ở môi trường chuyên nghiệp hơn để tiếp tục sự nghiệp trồng người.”
- Mục tiêu trong CV ngành nhân sự
“Là sinh viên năm 3 khoa Quản trị kinh doanh trường Học viện Tài chính. Với những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm được tích lũy qua quá trình học tập tại trường, tôi mong muốn tạo ra cách thức tuyển nhân sự mới cho công ty.”
>>>>>Xem thêm: Cách nấu cháo thịt bằm rau củ cho ngày ốm yếu
Những bài viết liên quan:
– Hướng Dẫn Cách Trình Bày Bố Cục CV Chuẩn
– Điểm Mạnh Điểm Yếu Trong CV Nên Ghi Gì Để Thu Hút?
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
Nếu không biết cách viết mục tiêu nghề nghiệp thì bạn rất dễ để nhà tuyển dụng đánh giá sai về bản thân mình. Hy vọng Job3s đã giúp bạn có thêm góc nhìn đúng đắn để khi bạn bắt đầu viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV và các mục khác tự tin hơn.