Truyền thông đa phương tiện là gì? Con gái có nên học truyền thông đa phương tiện không? Truyền thông đa phương tiện học trường nào? Lương của ngành truyền thông đa phương tiện
Hiện nay, nhiều người tìm hiểu ngành truyền thông đa phương tiện là gì? Học ngành truyền thông đa phương tiện ra trường làm gì và triển vọng nghề nghiệp ngành này như thế nào? Hãy tham khảo thêm những thông tin trong bài viết dưới đây.
1. Truyền thông đa phương tiện là gì?
Khái niệm truyền thông đa phương tiện là gì? Hiện nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, lĩnh vực truyền thông đa phương tiện đang dần trở nên hấp dẫn khiến nhiều bạn trẻ quan tâm. Thế những, bạn đã thực sự hiểu Truyền thông đa phương tiện là gì hay không?
Khái niệm truyền thông đa phương tiện (tên Tiếng Anh là Multimedia) được hiểu là việc tích hợp những ứng dụng công nghệ khoa học vào sáng tạo, thiết kế và phát triển các sản phẩm mỹ thuật nhằm mục đích tăng tính ứng dụng của sản phẩm.
Để hiểu chi tiết về khái niệm truyền thông đa phương tiện là gì, chúng ta bóc tách cụm từ này thành 2 từ mang nghĩa đơn giản là “Truyền thông” và “Đa phương tiện”.
“Truyền thông” chính là quá trình trao đổi và tương tác các thông tin giữa hai hay nhiều người với nhau để tăng sự hiểu biết và nhận thức, tạo động lực để thúc đẩy sự phát triển các xã hội.
Thứ hai,”Đa phương tiện” được hiểu là một thuật ngữ chỉ thông tin đặc biệt được kết hợp đồng thời giữa nhiều dạng thức khác nhau như hình ảnh, âm thanh, văn bản,…các sản phẩm được tạo ra từ thông tin đa phương tiện trên máy tính.
Truyền thông đa phương tiện đóng vai trò trong việc tham gia trực tiếp vào việc lên kế hoạch, viết kịch bản, thiết kế đồ họa, những công việc liên quan đến âm thanh, xử lý hình ảnh.
Nắm bắt được sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực này, nhiều người khi lựa chọn ngành nghề để đăng ký xét tuyển đại học đã lựa chọn ngành truyền thông đa phương tiện với mong muốn phát triển hơn trong lĩnh vực này.
Ngành truyền thông đa phương tiện là một ngành học ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế, sáng tạo ra những sản phẩm mỹ thuật để phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau như: Truyền thông (Quảng cáo, truyền hình,…), giải trí (game, phim ảnh, hoạt hình, …), giáo dục (minh họa trực tiếp, học trực tuyến, giáo cụ online,…) và nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống.
2. Học truyền thông đa phương tiện ra trường làm gì?
Khác với nhân viên truyền thông nội bộ, mức độ khát nhân lực có trình độ ngành truyền thông đa phương tiện như hiện nay thì sinh viên học ngành này ra trường sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm với mức lương thu nhập hấp dẫn. Sinh viên sẽ được làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, giáo dục, kinh doanh,…
Một số công việc thu hút ngành truyền thông đa phương tiện là gì, tham khảo dưới đây:
- Nhân viên, chuyên viên, chuyên gia làm việc trong các công ty quảng cáo, tư vấn truyền thông, phát triển thương hiệu,…
- Nhân viên, chuyên viên, chuyên gia làm việc về truyền thông cho các công ty, tổ chức
- Nhân viên truyền thông tại các công ty.
- Các quản lý, biên tập nội dung, hình ảnh, xây dựng các nội dung số trên đa nền tảng.
- Các công việc thiết kế đồ họa, thiết kế website, lên ý tưởng phát triển hình ảnh cho các doanh nghiệp, sản phẩm phần mềm
- Những công việc liên quan đến làm phim điện ảnh, hoạt hình, phim viễn tưởng khoa học, đảm nhận các vị trí thiết kế hình ảnh, xử lý âm thanh, kỹ xảo điện ảnh,…
- Nhân viên quay phim, chụp ảnh, dựng phim tại các studio, đài truyền hình
- Nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục có liên quan đến chuyên ngành
- Chuyên gia thiết kế, tư vấn quảng cáo, thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế logo, làm phim quảng cáo,… hoặc một hệ thống nhận dạng thương hiệu
Ngoài ra, còn rất nhiều cơ hội việc làm có thể kể đến ngoài những ngành nghề cơ bản ở trên. Sinh viên tốt nghiệp các chương trình học ngành truyền thông đa phương tiện có thể làm việc trong ngành công nghiệp điện ảnh, thiết kế đồ họa, hoạt hình, thiết kế trò chơi, quảng cáo, quan hệ công chúng, phát thanh truyền hình, xuất bản in ấn, báo cáo tin tức, thiết kế web, thiết kế ứng dụng, tiếp thị kỹ thuật số,…
Do đó, nếu mong muốn bén duyên với nghiệp làm báo thì hãy trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng tốt ngay từ bây giờ.
3. Học truyền thông đa phương tiện ở đâu? Điểm chuẩn bao nhiêu?
Hiện nay có rất nhiều cơ sở giáo dục đào tạo, các trường đại học công lập đến dân lập, cao đẳng trên cả nước đào tạo ngành truyền thông đa phương tiện. Thí sinh với các phổ điểm khác nhau sẽ có những lựa chọn trường mong muốn khác nhau. Tham khảo các trường đại học đào tạo ngành truyền thông đa phương tiện tốt nhất hiện nay để có nhiều sự lựa chọn hơn, cụ thể:
Tên cơ sở/trường đào tạo |
Tổ hợp môn |
Điểm chuẩn |
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC) |
A16, C15, D01, R22 |
Trung bình từ 27 đến 38,6 điểm. |
Học viện Bưu Chính Viễn thông |
A00, A01, D01 |
Trung bình từ 25 đến 26,5 điểm |
Trường đại học Hà Nội |
D01 |
Từ 25,4 đến 26,75 điểm |
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội |
D01, D14, D15 |
Từ 27,2 đến 27,9 điểm |
Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh |
A01, C00, D01, D15 |
Trung bình từ 20 – 21 điểm |
Đại học FPT |
A00, A01, D01, D14 |
Từ 14 đến 28,68 điểm |
Học viện Phụ nữ Việt Nam |
A00, A01, D01, D14 |
24 điểm |
Đại học Cần Thơ |
A00, A01, D01, D14 |
25,5 điểm |
Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM |
A00, A01, D01, D14 |
21,5 điểm |
Đại học Thăng Long |
A00, A01, D01, D14 |
25,5 điểm |
Đại học Văn Lang |
A00, A01, D01, D14 |
21 điểm |
4. Mức lương ngành truyền thông đa phương tiện là gì?
Theo nhận định, truyền thông – quảng cáo đã trở thành một phần không thể thiếu của xã hội hiện đại và Truyền thông đa phương tiện được đánh giá là một trong năm nghề “hot” kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO.
Không chỉ các công ty truyền thông, quảng cáo, các tòa soạn, đài truyền hình mà rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau đều sẵn sàng đưa ra mức lương cao để chiêu mộ những chuyên gia truyền thông giỏi.
Mức lương của ngành truyền thông đa phương tiện cũng đa dạng dao động trong khoảng từ 6,000.000 – 25,000.000 VND/tháng, tùy vào năng lực, kinh nghiệm và vị trí công tác của mỗi người. Chi tiết như sau:
- Sinh viên mới ra trường: Mức lương dao động khoảng từ 6.000.000 – 10.000.000 VND/tháng.
- Người có kinh nghiệm từ 1-2 năm: Mức lương dao động khoảng từ 10.000.000 – 15,000.000 VNĐ/tháng
- Người có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên: Mức lương dao động khoảng từ 15,000.000 – 25,000.000 VND/tháng
Ngoài ra, mức lương này còn có thể tăng cao hơn với những người có năng lực tốt và làm trong các công ty đa quốc gia với chế độ lương thưởng đãi ngộ tốt.
5. Con gái có nên học truyền thông đa phương tiện không?
Con gái có nên học truyền thông đa phương tiện không? Câu trả lời là Có. Để làm rõ cho khẳng định này và tạo các căn cứ để trở thành động lực cho con gái theo đuổi và phát triển cùng với nghề, hãy tham khảo những lý do sau đây:
-
Khả năng quan sát, tinh tế và nhạy cảm
Có thể nhận định ngành truyền thông đa phương tiện là một ngành học đòi hỏi sự cảm thụ, tinh tế. Do đó, đối với khả năng nhìn nhận vấn đề nhạy cảm, tinh tế và đánh giá một cách đa chiều thì đây thực sự là một ngành học lý tưởng cho các bạn nữ.
Họ có thể đưa ra những ý tưởng, cảm thụ và sáng tạo tốt vốn dĩ là đặc thù của công việc này. Ngoài ra, họ có thể tạo ra nội dung truyền thông sâu sắc, tương tác với khán giả một cách đặc biệt và hiệu quả hơn.
-
Khả năng viết lách tốt và tính thẩm mỹ
Có thể nói viết lách tốt và tính thẩm mỹ cao là điểm mạnh của các bạn nữ. Chính nhờ có cái nhìn đa chiều và sự cảm thụ tốt, nhiều cảm xúc, các bạn nữ có thể dễ dàng tạo ra những nội dung đặc sắc.
Ngoài ra, với tính thẩm mỹ cao, họ có thể dễ dàng để thiết kế lên nhiều hình ảnh, logo, banner, điện ảnh,…sinh động cuốn hút.
-
Có khả năng xây dựng các mối quan hệ và làm việc nhóm
Với khả năng xây dựng các mối quan hệ tốt và gắn kết trong việc làm việc nhóm, các bạn nữ có thể dễ dàng hợp tác với đồng nghiệp, khách hàng và khán giả. Ngoài ra, với khả năng hoạt ngôn, họ có thể dễ dàng duy trì được các mối quan hệ và làm việc nhóm.
-
Sự chăm chỉ, chịu khó
So với con trai, con gái thường sở hữu mức độ về đức tính chăm chỉ, chịu khó cao hơn. Lĩnh vực đa phương tiện không ngừng phát triển với những tiến bộ công nghệ nhanh chóng. Điều này đòi hỏi sự nhanh nhạy, sự thích nghi nhanh chóng.
Do đó, với những người không kiên trì, chăm chỉ thì sẽ rất dễ dàng bị nản dẫn đến từ bỏ công việc vốn đã rất yêu thích của mình
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế kể trên, con gái khi mong muốn gắn bó với ngành truyền thông đa phương tiện cũng cần phải lường trước những khó khăn mà họ có thể gặp phải như sau:
- Áp lực công việc và thời gian: Lĩnh vực truyền thông đa phương tiện đòi hỏi khối lượng công việc cao và có thời gian nghiêm ngặt, đặc biệt là trong ngành quảng cáo và tiếp thị. Điều này sẽ khiến cho các bạn nữ cảm thấy áp lực và có thể mệt mỏi nếu họ cố gắng đáp ứng được những yêu cầu về khối lượng công việc và thời hạn.
- Độ phức tạp của công nghệ: Truyền thông đa phương tiện liên quan trực tiếp đến việc phải làm việc với nhiều loại phần mềm và công cụ khác nhau. Việc theo kịp với những tiến bộ liên tục trong công nghệ có thể là một thách thức đối với con gái.
- Định kiến và giới hạn giới tính: Các bạn nữ trong ngành truyền thông đa phương tiện có thể phải đối mặt với định kiến và giới hạn giới tính, chẳng hạn như giả định rằng họ không thành thạo về kỹ thuật như các đồng nghiệp nam hoặc họ phù hợp hơn với một số vai trò như thiết kế hơn là các vị trí kỹ thuật.
- Sự cạnh tranh cao: Nhu cầu về ngành truyền thông đa phương tiện tăng cao khiến cho thị trường xuất hiện sự cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi nữ giới phải nỗ lực và phát triển kỹ năng để có thể dễ dàng nổi bật trong ngành.
Tuy nhiên, khi trở nên đam mê với nghề, nhiều bạn nữ bất chấp vượt qua thách thức, phá dỡ rào cản và có những đóng góp đáng kể cho ngành truyền thông đa phương tiện.
6. Cơ hội và thách thức ngành truyền thông đa phương tiện là gì?
Hiện nay, ngành truyền thông đa phương tiện là một lĩnh vực không ngừng mở rộng đòi hỏi người học cần phải nắm vững những ưu – nhược điểm nhằm chủ động lựa chọn ngành nghề phù hợp. Dưới đây là những cơ hội và thách thức của ngành truyền thông đa phương tiện là gì đem lại như sau:
6.1. Cơ hội
- Cung cấp cho tất cả mọi người một sân chơi thú vị cho những người có kỹ năng thiết kế đồ họa, sản xuất video, hoạt hình, thiết kế giao diện và phát triển website.
- Là sự giao thoa đa dạng giữa truyền thông với công nghệ thông tin và mỹ thuật. Đây có thể được coi là một ngành nghề mới và phát triển như vũ bão nhờ có đôi cánh của cuộc cách mạng kỹ thuật 4.0.
- Với sự gia tăng nội dung do người dùng tạo các cá nhân và doanh nghiệp tạo nội dung đa phương tiện thường xuyên để chia sẻ trên đa nền tảng khác nhau.
- Sự thay đổi hướng tới làm việc từ xa và cộng tác toàn cầu đã khuếch đại tầm quan trọng của các công cụ kỹ thuật số và nền tảng đa phương tiện, thúc đẩy giao tiếp hiệu quả và sáng tạo nội dung giữa các con người.
- Sự xuất hiện của các công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) và thực tế hỗn hợp (MR) mang đến tiềm năng cho trải nghiệm đa phương tiện tương tác và nhập vai đột phá trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ giải trí và chơi trò chơi đến đào tạo.
Truyền thông đa phương tiện là Việc làm Hà Nội, Việc làm TP Hồ Chí Minh, Việc làm Đà Nẵng, Việc làm Cần Thơ, Việc làm Nghệ An, Việc làm Thanh Hóa, Việc làm Hà Nam,… Đặc biệt nhu cầu tập trung ở các thành phố lớn, có nhiều công ty.
6.2. Thách thức
- Áp lực về thời hạn nộp sản phẩm bởi nếu bạn bị trễ deadline 1 sản phẩm cũng có thể dẫn đến hàng loạt các công việc gián đoạn. Điều này khiến cho nhiều người cảm thấy bị ngột deadline và luôn rơi vào tình trạng cằng thẳng.
- Thời gian làm việc không ổn định khiến nhiều người khó có thể sắp xếp được thời gian cá nhân và công việc.
- Các sản phẩm truyền thông làm ra cần phải thu hút nhiều khách hàng bởi thế nhân viên truyền thông đa phương tiện cần phải nắm bắt được nhiều kiến thức, kỹ năng ở lĩnh vực đó.
- Luôn phải cập nhật xu hướng mới nhất hằng ngày để áp dụng vào công việc nếu không bạn sẽ dậm chân tại chỗ, thậm chí là đào thải khỏi ngành.
7. Việc làm ngành truyền thông đa phương tiện là gì?
Bối cảnh truyền thông năng động khiến cho nhu cầu tuyển dụng và tìm việc làm trong ngành truyền thông đa phương tiện tương đối cao. Sinh viên khi ra trường hoặc người làm trong nghề truyền thông có nhiều triển vọng phát triển nghề nghiệp. Họ có thể làm việc tại các công ty truyền thông, các tòa soạn, biên tập hoặc làm giảng viên cho các trường đại học,…
Ngoài ra, đây còn là một ngành mà “Học một ngành làm được nhiều nghề”. Khi theo đuổi ngành truyền thông đa phương tiện, bạn hoàn toàn có thể “đá” nhiều sân – từ báo chí, biên tập, thiết kế đồ họa, công nghệ thông tin thậm chí có thể lấn sân sang giải trí, nghệ thuật.
Dưới đây là một số thông tin tuyển dụng uy tín bạn có thể tham khảo trước khi nộp CV xin việc làm như sau:
Tên công ty tuyển dụng |
Địa chỉ |
Việc làm đang tuyển dụng |
Công ty TNHH AEON Việt Nam |
30 Bờ Bao Tân Thắng, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, Tp. HCM – Quận Tân Phú – Hồ Chí Minh |
Chuyên Viên Truyền Thông – Corporate Public Communication Executive |
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ VMO Holdings |
Tầng 8 tòa nhà IDMC, Tôn Thất Thuyết – Quận Cầu Giấy – Hà Nội |
Trợ Lý Văn Hóa Truyền Thông |
Công ty cổ phần dược phẩm FPT Long Châu |
379-381 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu – Quận 3 – Hồ Chí Minh |
Chuyên Viên Truyền Thông Thương Hiệu Tuyển Dụng |
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển du lịch Ravi |
Tầng 5 Artemis Tower, 3 Lê Trọng Tấn – Quận Thanh Xuân – Hà Nội |
Nhân Viên Truyền Thông Nội Bộ |
Công ty TNHH Truyền Thông Media Power |
Tầng 3 toà nhà Kim Khí Thăng Long Số 1 Lương yên, Phường Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội |
Nhân Viên Biên Tập – Marketing |
Tìm hiểu ngay các thuật ngữ được sử dụng trong ngành truyền thông
Truyền thông đa phương tiện là gì |
Celebrity là gì |
Celeb là gì |
VJ là gì |
Public relations là gì |
Kols là gì |
8. Mẫu CV xin việc ngành truyền thông đa phương tiện
Sau khi đã nắm bắt được những thông tin chi tiết về ngành truyền thông đa phương tiện là gì, bạn mong muốn tìm việc làm truyền thông đa phương tiện tốt nhất? Hãy chuẩn bị ngay cho mình một bản CV với đầy đủ những thông tin cần thiết của mình.
Hãy lưu ý rằng bạn nên nêu bật những điểm nổi trội của bạn như khả năng, kinh nghiệm, thành tích, bằng cấp,… Đây là cách để bạn lấy được tấm vé ưu tiên trong quá trình tuyển dụng và gây ấn tượng trước nhà tuyển dụng.
Dưới đây là một số mẫu CV xin việc ngành truyền thông đa phương tiện bạn có thể tham khảo như sau:
Ngoài ra, nếu bạn đã nắm được truyền thông đa phương tiện là gì và đang tìm kiếm việc làm truyền thông đa phương tiện và mong muốn tạo cho mình một bản CV phù hợp với công việc bản thân sắp ứng tuyển, hãy truy cập ngay vào website Blogduhoc.edu.vn.vn. Đây là trang tuyển dụng việc làm, kết nối ứng viên với nhà tuyển dụng trên toàn quốc. Bạn có thể tạo CV và ứng tuyển miễn phí tại trang vô cùng nhanh chóng và dễ dàng.
Hiểu được truyền thông đa phương tiện là gì giúp bạn định hướng đúng đắn trong con đường sự nghiệp của mình. Nếu như bạn mong muốn bén duyên với những công việc liên quan đến ngành này, hãy trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức và kỹ năng để có thể tự tin bước vào con đường nghề nghiệp của mình.
Các ngành nghề phổ biến | |
Báo chí – Truyền hình | Môi trường – Xử lý chất thải |
Bảo hiểm | Mỹ phẩm – Thời trang – Trang sức |
Bảo vệ | Ngân hàng |
Biên – Phiên dịch | Nghệ thuật – Điện ảnh |
Bưu chính viễn thông | Nhân sự |
Chăm sóc khách hàng | Nhân viên kinh doanh |
Cơ khí – Chế tạo | Nhập liệu |
Kế toán – Kiểm toán | Nông – Lâm – Ngư – Nghiệp |
Khách sạn – Nhà hàng | Ô tô – Xe máy |
Công chức – Viên chức | Phát triển thị trường |
Dầu khí – Địa chất | Phục vụ – Tạp vụ – Giúp việc |
Dệt may – Da giày | Quan hệ đối ngoại |
Dịch vụ | Quản lý điều hành |
Du lịch | Quản trị kinh doanh |
Freelancer | Sinh viên làm thêm |
Giáo dục – Đào tạo | Sinh viên mới tốt nghiệp |
Giao thông vận tải | Thẩm định – Quản lý chất lượng |
Hành chính – Văn phòng | Thể dục – Thể thao |
Hóa học – Sinh học | Thiết kế – Mỹ thuật |
In ấn – Xuất bản | Thiết kế web |
IT Phần cứng – mạng | Thư ký – Trợ lý |
IT phần mềm | Thực phẩm – Đồ uống |
KD Bất Động Sản | Thương mại điện tử |
Khu công nghiệp | Tư vấn |
Kiến Trúc – TK Nội Thất | Vận hành sản xuất |
Kỹ thuật | Vận tải – Lái xe |
Kỹ thuật ứng dụng | Vật tư – Thiết bị |
Làm bán thời gian | Việc làm bán hàng |
Làm đẹp – Spa | Việc làm thêm tại nhà |
Lao động phổ thông | Xây dựng |
Luật – Pháp lý | Xuất – Nhập khẩu |
Marketing – PR | Y tế – Dược |
Điện – Điện tử |