Lễ tân khách sạn vẫn luôn được xem là bộ mặt của các khách sạn. Đây là một trong những vị trí đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt, trôi chảy bằng cả tiếng mẹ đẻ lẫn các ngoại ngữ. Vậy đối với lễ tân khách sạn, đâu là những mẫu câu giao tiếp cần thiết và thông dụng nhất? Cùng Job3s tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Các mẫu câu giao tiếp tiếng anh thông dụng cho lễ tân khách sạn và cách trả lời
Các câu nói giao tiếp thông dụng mà lễ tân khách sạn cần sử dụng trong một số trường hợp cụ thể
* Trong quá trình chào đón khách
-
Hello, welcome to [name of your hotel] (Xin chào, chào mừng quý khách đến với [tên khách sạn của bạn])
Đây là câu chào hỏi thông dụng nhất và được sử dụng bởi hầu hết các nhân viên khách sạn. Tuy nhiên ngoài câu chào trên, nhân viên lễ tân cũng có thể sử dụng các câu chào theo buổi trong ngày khi đón tiếp khách hàng.
-
How can I help you today? (Tôi có thể giúp gì cho quý khách?)
Sau khi chào hỏi thì đây là câu hỏi mà lễ tân khách sạn thường sử dụng. Nhân viên lễ tân có thể sử dụng câu hỏi này vào bất cứ thời gian nào, thậm chí là trong suốt thời gian khách hàng lưu trú tại khách sạn.
Tuy nhiên, hãy lưu ý giữ thái độ niềm nở, thân thiện và thật chuyên nghiệp. Điều này sẽ khiến khách hàng của bạn cảm thấy thoải mái hơn nhiều.
* Trong quá trình hỗ trợ và làm thủ tục check-in cho khách hàng
-
Do you have a reservation? (Quý khách đã đặt phòng chưa?)
Bắt đầu quá trình hỗ trợ khách hàng check-in thì các nhân viên lễ tân nhất định phải đặt ra câu hỏi này. Bởi lẽ không phải khách hàng nào tới khách sạn cũng đã đặt phòng trước.
Việc đặt ra câu hỏi này sẽ giúp nhân viên có thể tiếp nhận thông tin một cách chính xác nhất trước khi tiến hành thực hiện các bước tiếp theo trong quy trình nghiệp vụ. Bên cạnh đó thì câu hỏi này cũng thể hiện sự chu đáo, lịch sự của khách sạn.
-
What name is the reservation under? (Quý khách đặt phòng dưới tên gì?)
Trong trường hợp khách hàng xác nhận đã đặt phòng trước thì lễ tân khách sạn nên đặt ra câu hỏi này để kiểm tra thông tin trên hệ thống. Trong trường hợp khách hàng có lưu lại thông tin đặt phòng nhưng hệ thống không lưu trữ thì nhân viên lễ tân cần đưa ra hướng xử lý phù hợp.
-
Could I have your ID and credit card, please? (Quý khách có thể cho tôi xem thẻ ID hay thẻ tín dụng được không?)
Khi làm thủ tục check-in nhận phòng, các khách sạn thường yêu cầu khách hàng phải xuất trình giấy tờ tùy thân hoặc thẻ tín dụng. Trong trường hợp này thì việc sử dụng từ Could sẽ khiến câu nói trở nên lịch sự hơn rất nhiều.
-
Your room is on the … floor, room number … (Phòng của quý khách ở tầng …, phòng số …)
Sau khi hoàn tất xác nhận thủ tục đặt phòng thì lễ tân khách sạn cần thông báo cho khách thông tin của phòng ở. Điều này sẽ giúp khách hàng không mất quá nhiều thời gian để tìm kiếm phòng của mình.
-
Breakfast is served from … to … every morning at/in … (Bữa sáng sẽ được phục vụ từ … giờ đến … giờ vào mỗi buổi sáng tại …)
Một số nhà hàng có áp dụng phục vụ bữa sáng trong khung giờ cố định cho khách hàng đang lưu trú. Vì thế nên nếu khách sạn có dịch vụ này, lễ tân nên nói cho khách hàng biết để họ sắp xếp thời gian tận hưởng bữa sáng nếu muốn.
-
Is there anything else I can help you with? (Quý khách có cần hỗ trợ thêm điều gì không?)
Sau hoàn thành quá trình làm thủ tục check-in, hãy đặt ra câu hỏi này. Vì trong một số trường hợp, nhiều khách hàng có thể còn một vài thắc mắc nhưng lại không biết nên hỏi thế nào.
Điều này cũng thể hiện được sự nhiệt tình, chu đáo và chuyên nghiệp của khách sạn cũng như nhân viên lễ tân.
-
Enjoy your stay (Chúc quý khách có một kỳ nghỉ thú vị)
Khi hoàn thành tất cả các khâu trong quá trình check in và khách hàng lên phòng ở, hãy Sau khi bạn hoàn tất các thủ tục check-in cho khách, đừng quên chúc họ có một kỳ nghỉ thú vị. Điều này sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách hàng.
* Sử dụng khi cung cấp thông tin
-
We have [scheduled services]… You’ll find [information] in/at/by [location] (Chúng tôi cung cấp [tên dịch vụ]… Quý khách có thể tìm thấy [thông tin] ở [địa điểm])
Hầu hết các khách sạn hiện nay đều cung cấp nhiều hơn một dịch vụ. Bên cạnh lưu trú thì các khách sạn cũng mở rộng phạm vi, cung cấp thêm nhiều dịch vụ khác như ăn uống, di chuyển,… Nhân viên lễ tân có thể giới thiệu cho khách hàng để khách hàng chọn được dịch vụ phù hợp.
Ví dụ như: We have a car rental service to move around during the day. You can find the contact details on the side of the entrance. (Chúng tôi có dịch vụ thuê xe hộ để di chuyển trong ngày. Quý khách có thể tìm thấy cách liên hệ ở phía cửa ra vào. ).
-
To get to [location], just… (Để tới [tên địa điểm], quý khách chỉ cần…)
Một trong những nhiệm vụ của lễ tân chính là giải đáp thắc mắc của khách hàng. Và thường gặp nhất chính là đường đi tới một vị trí nào đó như nhà hàng, phòng tập hoặc spa,…
Cách trả lời trong trường hợp này có thể ví dụ như: To get to the spa, just go straight and turn right. It’s the third door on your left. (Để có thể đi tới spa, quý khách hãy đi thẳng sau đó rẽ phải. Spa sẽ là cửa thứ 3 ở bên trái của bạn.)
* Trong quá trình tiếp nhận và xử lý khiếu nại
-
I’m sorry about that. Let me see how we can fix that right away (Tôi rất xin lỗi quý khách về vấn đề này. Hãy để tôi xem xét và xử lý nó ngay bây giờ.).
Ngoài các nhiệm vụ hỗ trợ, thực hiện thủ tục check-in, check-out,… thì lễ tân cũng là người trực tiếp tiếp nhận và xử lý khiếu nại của khách hàng về các vấn đề dịch vụ khách sạn. Đối với những trường hợp này, điều đầu tiên là cần xoa dịu khách hàng, hãy xin lỗi một cách chân thành và lịch sự nhất. Sau đó nhanh chóng xem xét vấn đề để đưa ra hướng khắc phục hiệu quả.
* Trong quá trình hỗ trợ và xử lý thủ tục check-out
-
Could I have your room number and key, please? (Quý khách có thể cho tôi số phòng và chìa khóa phòng được không?
Khi hết thời gian lưu trú, khách hàng sẽ cần làm thủ tục check-in đúng hạn. Khi đó, nhân viên lễ tân sẽ cần hỏi số phòng và xin lại chìa khóa từ phía khách hàng. Lưu ý là nên dùng từ “Could” để câu văn thêm trang trọng và lịch sự nhé.
-
Your total is [amount]. How will you be paying for this, please? (Tổng hóa đơn của quý khách là [số tiền]. Quý khách muốn chọn thanh toán bằng hình thức nào ạ?)
Sau khi nhận lại chìa khóa từ khách hàng, lễ tân sẽ cần kiểm tra lại các dịch vụ mà khách hàng đã sử dụng và tính tổng chi phí. Sau đó thì hãy báo lại số tiền với khách hàng để họ xác nhận lại. Khi khách hàng đã đồng ý với số tiền cần thanh toán thì hãy hỏi xem họ muốn sử dụng phương thức thanh toán nào.
-
Thank you and hope to see you again soon (Cảm ơn quý khách và hẹn gặp lại vào lần sau).
Đây là câu tạm biệt thường dùng nhất sau khi khách hàng đã hoàn thành toàn bộ thủ tục check-out tại khách sạn. Dù không quá cầu kỳ nhưng cách nói này vừa đi đúng vào trọng tâm, thể hiện được sự chuyên nghiệp, giúp khách sạn ghi điểm trong mắt khách hàng.
Các câu giao tiếp mà khách hàng thường sử dụng và cách trả lời của lễ tân
Bên cạnh các câu giao tiếp mà nhân viên lễ tân khách sạn thường dùng thì còn có một số câu mà khách hàng thường đặt ra khi sử dụng dịch vụ. Vậy đâu là những câu giao tiếp mà khách hàng thường dùng? Và trong trường hợp đó thì nhân viên lễ tân nên trả lời như thế nào?
Xem thêm: 999 Mẫu câu giao tiếp lễ tân khách sạn CẦN THIẾT NHẤT
* Các câu giao tiếp thường dùng trong khi đặt phòng
Mỗi khách hàng sẽ có những quy định riêng khi tiến hành làm thủ tục đặt phòng. Và không phải khách hàng nào cũng biết hết điều này, nhất là những khách hàng ít khi lưu trú tại khách sạn.
Và dưới đây là gợi ý về một số câu giao tiếp mà khách hàng thường đưa ra khi đặt phòng tại khách sạn cũng như câu trả lời gợi ý mà lễ tân có thể tham khảo.
-
“Do you have any vacancies?” – Khách sạn bên mình có còn phòng trống không?
Đây thường là câu hỏi mà khách hàng đưa ra cho lễ tân khi muốn lưu trú tại khách sạn nhưng chưa đặt phòng trước. Đa phần các trường hợp này đều là lưu trú ngắn hạn, có thể là 1-2 đêm hoặc thậm chí là ít hơn và không có kế hoạch từ trước.
Đối với tình huống này, nhân viên lễ tân cần báo khách hàng chờ để kiểm tra hệ thống trước. Sau đó căn cứ trên số lượng phòng trống mới đưa ra phương án giải quyết.
Ví dụ như: “Please wait for me to check the system again. The hotel still has rooms available. Would you like to book a single or double room?”. – “Phiền quý khách đợi một chút để chúng tôi kiểm tra lại hệ thống. Khách sạn hiện vẫn còn phòng trống đó ạ. Bạn muốn thuê phòng đơn hay đôi ạ?”
Trường hợp khách sạn đã hết phòng thì nhân viên lễ tân cũng nên báo ngay với khách hàng để có hướng xử lý như: “We’re sorry, but the hotel doesn’t have any rooms available at the moment”. – “Chúng tôi rất xin lỗi nhưng hiện tại khách sạn không còn phòng nào trống cả”.
-
“What time is check-in/check-out?” – Thời gian tôi phải nhận phòng/ trả phòng là lúc mấy giờ?
Mỗi khách sạn sẽ có quy định riêng về thời gian nhận và trả phòng. Vì thế nên khi đặt phòng cũng như trước khi tới, hãy hỏi thật kỹ về vấn đề này.
Còn về phía nhân viên khách sạn, khi khách hàng hỏi về thời gian check-in hoặc check-out, bạn hãy thông báo chính xác. Và đừng quên dặn khách hàng đến sớm hơn một chút để tránh xảy ra các vấn đề hay rủi ro trong quá trình check-in hoặc check-out.
Ví dụ như: “Check-in time is 12 noon. You can come 10 minutes before to check the documents and procedures.” – “Thời gian check in là 12h trưa. Quý khách có thể đến sớm 10 phút để kiểm tra lại giấy tờ và thủ tục nhé ạ”.
-
“Could I have a late check-out?” – Tôi có thể trả phòng trễ hơn thời gian quy định được không?
Vì một số lý do nào đó mà khách hàng có thể muốn trả phòng muộn hơn thời gian quy định. Tuy nhiên không phải lúc nào trường hợp này cũng sẽ được hỗ trợ.
Thông thường, khách sạn chỉ có thể hỗ trợ những khách hàng đã thông báo trước và phòng không được đặt ngay sau đó. Còn nếu không thì khách hàng sẽ buộc phải trả phòng đúng hạn. Trong trường hợp này, lễ tân có thể trả lời như:
“We are very sorry. However, we are unable to assist with late check-out. If necessary, you can leave your luggage at the front desk and return to pick it up at 2pm.” – “Chúng tôi rất xin lỗi. Tuy nhiên, khách sạn không thể hỗ trợ quý khách trả phòng muộn được. Còn nếu thực sự cần thiết, quý khách có thể gửi hành lý tại quầy lễ tân và trở lại lấy nó lúc 14h.”
-
“Is breakfast included in the room rate?” – Giá phòng đã bao gồm bữa sáng chưa?
Tại một số khách sạn, giá phòng thường bao gồm luôn cả bữa sáng. Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng áp dụng chính sách này. Khi đó, lễ tân chỉ cần trả lời đúng với chính sách mà khách sạn đang áp dụng là được. Ví dụ như: “This room rate does not include breakfast. However, if you want to have breakfast at the hotel, you can consider upgrading the room class.”
* Một số câu giao tiếp sử dụng trong quá trình lưu trú tại khách sạn
-
“Excuse me, could you recommend a good restaurant in the area?” – Xin lỗi, bạn có thể giới thiệu một nhà hàng tốt trong khu vực không?
Một số khách sạn nhỏ thường không có nhà hàng hoặc chỉ phục vụ các món đơn giản. Vì thế nên không tránh khỏi việc khách hàng muốn tìm kiếm những không gian để có thể thưởng thức những bữa ăn tối ngon và phù hợp với nhu cầu.
Trong trường hợp này, nhân viên lễ tân có thể gợi ý cho khách hàng điểm đến như: “Oh of course! If you want western food, there’s a pretty good shop right in town. You just need to go straight and then turn left about 300m to arrive.”
-
“Can I have some extra towels please?” – Có thể cho tôi thêm một ít khăn tắm được không?
Hầu hết các đồ dùng cá nhân đều đã được bộ phận buồng phòng chuẩn bị theo tiêu chuẩn của khách sạn. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì khách hàng có thể cần thêm nhiều hơn số đó. Và thường họ sẽ liên lạc với lễ tân để bày tỏ nguyện vọng này.
Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu cần thêm đồ dùng cá nhân, lễ tân có thể trả lời như sau: “I will immediately contact the service department to bring up the towels. Can you give me the room number please?”
-
“Is there a shuttle service to the airport?” – Có dịch vụ đưa đón đến sân bay không?’
Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì một số khách sạn cung cấp cả các dịch vụ đi kèm mà đưa đón sân bay là một trong số đó. Tuy nhiên không phải khách sạn nào cũng vậy nên khách hàng thường sẽ cân nhắc và hỏi luôn vấn đề này khi đặt phòng.
Lễ tân có thể trả lời theo đúng dịch vụ khách sạn cung cấp hoặc nếu không thì đưa ra hướng hỗ trợ khách hàng như: “Currently our hotel does not provide this service. However, if you need, I can assist you booking a taxi to move back to the hotel.”
-
“Could you help me with my luggage?” – Bạn có thể giúp tôi với hành lý của tôi?
Hành lý của khách hàng thường khá nhiều, nhất là các khách hàng lưu trú dài ngày tại khách sạn. Chính vì thế nên họ thường cần sự giúp đỡ của các nhân viên.
Trong trường hợp khách hàng nhờ giúp đỡ, lễ tân có thể trả lời như sau: “Of course. Can you tell me the room number?”
-
“Do you have a gym/pool on site?” – Khách sạn có phòng tập thể dục/ hồ bơi trong khuôn viên không?
Một số khách hàng lưu trú đặc biệt thích việc hoạt động như tập thể hình hoặc bơi lội. Tuy nhiên không phải khách sạn nào cũng có đủ kinh phí để xây dựng các tiện ích này ngay trong khuôn viên khách sạn.
Nếu khách hàng đặt ra câu hỏi này, bạn có thể chỉ đường tới đó nếu trong khuôn viên khách sạn có. Hoặc không thì hãy cân nhắc giới thiệu cho họ một địa chỉ nếu có nhưng không nên quá xa.
-
“Can I have a wake-up call at 6am?” – Tôi có thể gọi báo thức lúc 6 giờ sáng không?
Dịch vụ gọi báo thức là một trong những dịch vụ khá thường thấy tại các khách sạn. Thông thường các nhân viên lễ tân khá thoải mái và thân thiện khi tiếp nhận lời đề nghị này. Vì đây cũng là một trong những nhiệm vụ mà nhân viên lễ tân cần thực hiện.
-
“My room key isn’t working, can you help me with that?” – Chìa khóa phòng của tôi không hoạt động, bạn có thể giúp tôi với điều đó không?
Dù được bảo dưỡng thường xuyên nhưng không thể tránh khỏi tình trạng thẻ phòng hoặc cửa khách sạn gặp vấn đề. Và khách hàng thường sẽ phải tìm đến nhân viên lễ tân để nhờ sự trợ giúp.
Trong trường hợp này, nhân viên lễ tân nên hỏi khách hàng số phòng, hỗ trợ thẻ phòng phụ. Nếu không xử lý được thì ngay lập tức liên hệ với đội ngũ kỹ thuật nhờ hỗ trợ hoặc có phương án xử lý khác.
Ví dụ như: “Please don’t worry. Can you tell me the room number? I’ll send the spare key up right away”.
Hoặc nếu không xử lý được thì đưa ra hướng giải quyết khác như: “We are very sorry for this inconvenience. Do you want to change to the same room class? We have available rooms with similar location”
-
“Do you have a map of the city?” – Anh có bản đồ thành phố không?
Khách hàng lưu trú tại khách sạn có một bộ phận không nhỏ là khách du lịch hoặc những người lần đầu tới thành phố. Chính vì thế nên việc không thông thuộc đường đi là điều tất yếu.
Dù có thể lựa chọn các loại xe công nghệ nhưng nhiều người muốn tự mình khám phá thành phố nên bản đồ là điều rất cần thiết. Và nhân viên lễ tân khách sạn cũng có thể hỗ trợ khách hàng điều này: “Please wait a moment. Here is a map of the city. Some tourist attractions have also been marked. Wish you have a nice trip”.
-
“Can you recommend any tourist attractions nearby?” – Bạn có thể giới thiệu bất kỳ điểm du lịch nào gần đây không?
Như đã nói, phần lớn khách lưu trú tại khách sạn đến với mục đích đi du lịch. Vì thế nên một trong những điều họ quan tâm chính là các điểm du lịch xung quanh khách sạn.
Nếu nhận được câu hỏi này, nhân viên lễ tân có thể cân nhắc đưa ra một số gợi ý cho khách hàng. Điều này sẽ giúp họ có được chuyến đi dễ dàng hơn rất nhiều.
-
“Could you book a taxi for me please?” – Bạn có thể đặt một chiếc taxi cho tôi được không?
Một số khách sạn thường nằm trong vị trí khá hẻo lánh, xa trung tâm hoặc ở những nơi khó gọi taxi. Nếu khách sạn không cung cấp dịch vụ này thì lễ tân sẽ là người hỗ trợ khách hàng đặt xe nếu họ có nhu cầu.
Khi khách hàng đưa ra câu hỏi này, nhân viên lễ tân khách sạn hãy niềm nở hỗ trợ họ. Và nhớ hỏi điểm đến của khách hàng để đặt xe cho chính xác: “Of course it’s okay. Can you tell me the destination? I’ll call a taxi right away”
-
“What is the wifi password?” – Mật khẩu wifi ở đây là gì?
Trong thời buổi Internet bùng nổ như hiện nay thì không có khách sạn nào không hỗ trợ wifi hết. Một số nơi họ thường để mạng mở, khách hàng có thể tự truy cập mà không cần nhập mật khẩu.
Một số khác thì thường in mật khẩu và dán ở một nơi bất kỳ. Tuy nhiên, vẫn còn một số khách sạn để mật khẩu wifi. Trong trường hợp cần thiết thì khách hàng có thể hỏi nhân viên lễ tân và nhận được sự trợ giúp.
-
“Could you provide me with an extra blanket?” – Bạn có thể cho tôi thêm một cái chăn được không?
Chăn là một trong những đồ dùng tất yếu và thường được bộ phận buồng phòng chuẩn bị từ trước. Tuy nhiên khách hàng có thể cần nhiều hơn thế hoặc chăn bị bẩn, có vấn đề nên khách hàng không sử dụng,…
Khi đó, nhân viên lễ tân khách sạn cần giữ thái độ thân thiện, chuyên nghiệp và liên hệ với bộ phận buồng phòng bổ sung đồ dùng cần thiết cho khách hàng. Ví dụ như: “Of course. Can you give me the room number, please? I will contact the staff to bring it up right away”.
Ngoài các mẫu câu trên đây, nhân viên lễ tân và khách hàng còn có thể phát sinh rất nhiều cuộc hội thoại, nhiều tình huống bất ngờ. Vì thế nên nhân viên lễ tân luôn cần sự tập trung để phản ứng nhanh nhạy nhất có thể.
Một số đoạn hội thoại giao tiếp giữa lễ tân và khách hàng
* Hội thoại diễn ra trong quá trình đặt phòng
-
Hotel Receptionist: Welcome to Heaven Hotel! Could I help you?
-
John: I’d like a room for two people, for three nights please
-
Hotel Receptionist: Ok, I just need you to fill in this form please
-
Hotel Receptionist: Do you want breakfast?
-
John: Yes, please
-
Hotel Receptionist: Breakfast is from 7 to 10 each morning in the dining room. Here is your key. Your room number is 307, on the third floor. Enjoy your stay.
-
John: Thank you
-
Hotel Receptionist: You’re always welcome!
Tạm dịch
-
Nhân viên lễ tân: Heaven Hotel xin chào mừng quý khách! Tôi có thể giúp gì cho bạn?
-
John: Tôi muốn đặt một phòng cho hai người, trong 3 đêm.
-
Nhân viên lễ tân: Quý khách có thể điền vào biểu mẫu thông tin này ạ.
-
Nhân viên lễ tân: Bạn muốn dùng bữa sáng tại khách sạn không?
-
John: Vâng, có
-
Nhân viên lễ tân: Bữa sáng bắt đầu từ 7 giờ đến 10 giờ mỗi sáng tại phòng ăn. Đây là chìa khóa phòng của quý khách. Phòng của quý khách là phòng 307 trên tầng 3. Chúc quý khách vui vẻ!
-
John: Cám ơn
-
Nhân viên lễ tân: Bạn luôn được chào đón.
* Hội thoại khi khách hàng cần thêm đồ dùng trong phòng ở
-
Guest: My bath towel was dirty. Can you help me bring another one to room 1004?
-
Hotel Receptionist: Of course, ma’am. I’ll send more up immediately. Is there anything else you require?
-
Guest: Now that you mention it, can you bring up 2 more bottles of mineral water for me?
-
Hotel Receptionist: Yes madam, I’ll notify room service and have them send some to your room.
-
Guest: That would be great, thanks.
-
Hotel Receptionist: You’re always welcome!
Tạm dịch hội thoại
-
Guest: Khăn tắm của tôi bị bẩn. Bạn có thể giúp tôi mang thêm một chiếc khác đến phòng 1004 được không?
-
Hotel Receptionist: Vâng thưa cô, Tôi sẽ mang lên liền. Ngoài ra còn gì cô cần nữa không ạ?
-
Guest: Nhắc mới nhớ, bạn có thể mang thêm 2 chai nước khoáng cho tôi được không?
-
Hotel Receptionist: Vâng, tôi sẽ liên hệ với bộ phận phục vụ. Họ sẽ mang lên trong chốc lát.
-
Guest: Cảm ơn rất nhiều.
-
Hotel Receptionist: Quý khách luôn được chào đón.
Ngoài các cuộc hội thoại trên, trong quá trình tiếp xúc và làm việc, khách hàng cũng như lễ tân khách sạn có rất nhiều thời điểm cần trao đổi hoặc đưa ra ý kiến. Nhân viên lễ tân cũng luôn phải sẵn sàng hỗ trợ nếu khách hàng có yêu cầu bất cứ khi nào.
Xem thêm: Lễ tân tiếng anh là gì? Định nghĩa, cách dùng và các từ vựng liên quan bạn cần biết
Các từ vựng thường gặp trong khách sạn
Ở thời điểm hiện tại, các khái niệm và một số thuật ngữ chuyên ngành trong khách sạn đều được quy ước theo tiếng Anh. Và một số từ vựng thường gặp trong khách sạn phải kể đến như sau.
Các dịch vụ
Như đã nói ở phía trên, khách sạn không chỉ cung cấp mỗi dịch vụ lưu trú. Và các dịch vụ này sẽ được lễ tân giới thiệu tới khách hàng trong quá trình làm thủ tục check in.
Một số dịch vụ thường được sử dụng ngoài lưu trú có thể kể đến như:
-
Room service: Dịch vụ phòng
-
Restaurant: Nhà hàng
-
Swimming pool: Hồ bơi
-
Sauna: Phòng tắm hơi
-
Gym: Phòng tập thể dục
-
Beauty salon: Thẩm mỹ viện
-
Bar: Quầy rượu
-
Laundry: dịch vụ giặt ủi
-
Hot tub/ jacuzzi/ whirlpool: hồ nước nóng
-
Games room: phòng trò chơi
-
Wake-up call: dịch vụ gọi báo thức
-
Coffee shop: quán cà phê
Tên các loại phòng và giường trong khách sạn
Trong một khách sạn thường có rất nhiều hạng phòng khác nhau. Mỗi loại phòng sẽ có tên gọi cũng như sở hữu nội thất có phần khác biệt.
Một số loại phòng cũng như giường được sử dụng trong phòng phải kể đến như sau:
-
Standard Room: Phòng tiêu chuẩn
-
Superior Room: Phòng cao cấp
-
Single: Phòng thiết kế cho một khách ở
-
Double: Phòng thiết kế cho hai khách ở
-
Triple: Phòng thiết kế cho ba khách ở
-
Quad: Phòng thiết kế cho bốn khách ở
-
Queen: Phòng dành cho một hoặc nhiều khách ở
-
Twin: Phòng có hai giường đơn
-
Double-double: Phòng có hai giường đôi
-
Suite: Phòng khách và phòng ngủ
-
Apartment: dạng căn hộ nhỏ
-
Connecting Room: Phòng thông nhau
-
Murphy Room: Phòng trang bị giường sofa
-
Disable Room: Phòng dành cho người khuyết tật
-
Cabana: Phòng có bể bơi hoặc bể bơi liên kề với phòng
-
Villa: Biệt thự
-
Single bed: Giường đơn
-
Double bed: Giường đôi
-
Queen size bed: Giường đôi lớn
-
King size bed: Giường cỡ lớn
-
Super King size bed: Giường siêu lớn
-
Extra bed: Giường phụ
Tên chức danh của đội ngũ nhân sự
Khách sạn là một tập thể đội ngũ nhân viên thuộc nhiều phòng ban, nhiều bộ phận với nhiều chức danh khác nhau. Và các vị trí này đều sẽ được quy ước bằng các thuật ngữ tiếng Anh.
Dưới đây là một số từ thể hiện chức danh của đội ngũ nhân sự trong khách sạn.
-
Receptionist: Nhân viên lễ tân
-
Bellboy/bellhop/porter: Nhân viên hành lý
-
Housekeeping/housekeeper: Nhân viên buồng phòng
-
Hotelkeeper (= hotelier): Chủ khách sạn
-
Hotel manager: Thanh tra khách sạn
-
Accountant: Kế toán
-
Waiter: Nhân viên phục vụ
-
Marketing manager: Quản lý marketing
-
Chambermaid: Nữ phục vụ phòng
-
Bartender: Nhân viên pha chế
-
Masseur: Nhân viên massage
-
Concierge: Nhân viên hỗ trợ khách hàng tại tiền sảnh
Động từ liên quan đến công việc của lễ tân
Dưới đây là một số động từ liên quan đến công việc của các lễ tân khách sạn mà bạn có thể tham khảo
-
Book: đặt phòng.
-
Check out: trả phòng.
-
Rate: mức giá.
-
Guarantee booking: đặt phòng có đảm bảo.
-
Check in: Nhận phòng.
-
Pay the bill: thanh toán.
Tính từ dùng cho khách sạn
Khi muốn nhận xét về chất lượng hoặc không gian của một khách sạn nhất định, bạn cần sử dụng các tính từ. Và một số tính từ thường được sử dụng có thể kể đến như:
-
Safe: an toàn
-
Clean: sạch sẽ
-
Quiet: yên tĩnh
-
Convenient: tiện nghi
Các thuật ngữ
Ngoài các từ vựng theo nhóm trên, làm việc trong ngành khách sạn thì bạn cũng cần biết một số thuật ngữ dưới đây:
-
Brochures: cẩm nang giới thiệu
-
Elevator: thang máy.
-
Arrival list: danh sách khách đến.
-
Guest account: hồ sơ ghi các khoản chi tiêu của khách.
-
Late check out: trả phòng muộn.
-
No – show: khách chưa đặt phòng trước.
-
Upgrade: nâng cấp.
-
Occupied: Phòng đang có khách đến. .
-
Luggage cart: xe đẩy hành lý.
-
Complimentary: các dịch vụ miễn phí kèm theo.
-
Stairway: cầu thang bộ.
-
Arrival time: thời gian dự tính khách sẽ đến. • Guest stay: thời gian lưu trú của khách.
-
Early departure: khách trả phòng sớm.
-
Travel agent: đại lý du lịch.
-
Upsell: bán vượt mức.
-
Vacant ready: Phòng sẵn sàng phục vụ.
-
Fire escape: lối thoát hiểm khi có hỏa hoạn.
-
Amenities: những tiện nghi trong và khu vực xung quanh khách sạn
Tổng kết
Nhân viên lễ tân khách sạn vẫn luôn là vị trí đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Và ở thời điểm hiện tại thì tiếng Anh là điều không thể thiếu đối với các nhân viên lễ tân. Hy vọng với những chia sẻ của Job3s trên đây, những ai đang có ý định trở thành nhân viên lễ tân khách sạn có thể hiểu rõ hơn và có được sự chuẩn bị tốt nhất.
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
Những bài viết liên quan:
10 Câu Hỏi Phỏng Vấn Thường Gặp Nhất Khi Đi Xin Việc Và Những Điều Bạn Cần Biết
99+ Câu Hỏi Phỏng Vấn Lễ Tân Khách Sạn Bằng Tiếng Việt/Tiếng Anh Phổ Biến Nhất
Bộ Câu Hỏi Phỏng Vấn Nhân Viên Kinh Doanh 2023