VJ là gì? Cùng với sự bùng nổ của ngành công nghiệp giải trí, nhiều bạn trẻ đã quá quen thuộc với danh xưng VJ nhưng lại chưa nắm rõ VJ là gì? Để hiểu hơn về ngành nghề này, hãy đi sâu tìm hiểu các thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. VJ là gì? Thuật ngữ VJ có từ bao giờ?
Khái niệm VJ là gì? VJ (tên viết tắt của Video Jockey – biến thể từ Disc Jockey) là một thuật ngữ để chỉ những người chuyên tổ chức và dẫn các chương trình âm nhạc trên các phương tiện truyền thông như: truyền hình, radio, internet,…
Hiểu đơn giản, VJ cũng thuộc lĩnh vực MC – người dẫn chương trình. Tuy nhiên, để so sánh xem VJ khác gì MC thì VJ có phạm vi nghĩa hẹp hơn (chuyên về các chương trình truyền hình đã thu sẵn), được xem là một nhánh nhỏ của MC (Master or Ceremonies) – người dẫn chương trình trực tiếp nói chung.
Ngoài ra, thời gian đầu, VJ chủ yếu đảm nhiệm vai trò là người giới thiệu các MV ca nhạc trên truyền hình. Tuy nhiên, với thời kỳ phát triển, các VJ còn có thể kiêm nhiệm thêm nhiều các công việc khác như biên tập và sáng tạo nội dung.
Thuật ngữ VJ xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1981, khi kênh truyền hình âm nhạc MTV (Music Television) đã được ra đời cùng với 5 người dẫn chương trình. Thuật ngữ VJ phổ biến rộng rãi tại nước ta vào năm 2012 với sự ra đời của kênh truyền hình âm nhạc, giải trí dành riêng cho giới trẻ – YanTV.
Hiện nay, tại Việt Nam có một số nhân vật trong nghề Video Jockey có độ nổi tiếng và được nhiều người yêu quý phải kể đến như:
-
VJ Thùy Minh: Have a sip, Mỗi tuần một chuyện,…
-
VJ Quỳnh Chi: Chương trình âm nhạc MTV Việt Nam, The Remix,…
-
VJ Tùng Leo: Chương trình Yan Around – Một vòng trải nghiệm,…
-
VJ Quốc Bảo: Chương trình Saturday Radio, Trời sinh một cặp, YAN Beatfest,…
>>Xem thêm: CTO Là Gì? Làm Thế Nào Để Trở Thành Một CTO?
2. Bản mô tả công việc của một VJ là gì?
Công việc của một VJ không đơn thuần chỉ gói gọn trong việc dẫn chương trình mà sẽ kiêm nghiệm đa dạng các đầu mục công việc khác. Các VJ sẽ thực hiện nhiều đầu mục công việc khác nhau tùy thuộc vào dự án, đặc điểm của chương trình. Vậy cụ thể bản mô tả công việc hằng ngày của một VJ là gì?
-
Nắm bắt nội dung và xây dựng kịch bản
Với những VJ làm việc cho các dự án có quy mô lớn thường sẽ được giao sẵn kịch bản do biên tập viên viết và sản xuất. Bởi thế, nhiệm vụ chính của VJ khi này chính là đọc kĩ và nắm chắc kịch bản của chương trình, hiểu rõ các phần của kịch bản và xây dựng nên những phân cảnh lời thoại của mình cho phù hợp với kịch bản và chương trình.
Ngoài ra, đối với các dự án có quy mô nhỏ, các VJ sẽ là người đảm nhận trực tiếp việc xây dựng các kịch bản cho những chương trình, sự kiện. Ngoài ra, họ cũng chính là viên tập viên cho chương trình, chịu trách nhiệm hậu kỳ và dàn dựng, sắp xếp cho chương trình. Đối với nhiệm vụ này, các VJ cần phải nghiên cứu, tìm tòi và tổng hợp các thông tin, nội dung liên quan đến sự kiện thông qua nhiều trang mạng xã hội. Sau đó, biên tập và trao đổi với ban tổ chức của chương trình nhằm mục đích để chương trình diễn ra suôn sẻ nhất.
-
Truyền tải những nội dung/thông điệp đến khán giả
Công việc chủ chốt của một VJ chính là truyền tải được những nội dung/thông điệp mà chương trình muốn gửi gắm đến gần với khán giả. Các VJ cần phải dẫn dắt người xem tập trung theo dõi nội dung từ đầu đến cuối một cách khéo léo, hấp dẫn nhất và truyền tải được hết nội dung chương trình có trong kịch bản.
-
Trò chuyện, giao lưu với khách mời
Thông thường, trò chuyện giao lưu với khách mời là những người nổi tiếng hoặc có sức ảnh hưởng là nội dung bắt buộc phải có trong bất kỳ chương trình âm nhạc nào. Các VJ cần phải chịu trách nhiệm phỏng vấn và khai thác thông tin từ khách mời.
3. Những yếu tố cần có để trở thành một VJ giỏi
Khi muốn trở thành một VJ (Video Jockey) thành công, có một số kỹ năng cần thiết nhất định để có thể làm xuất sắc công việc trong vai trò này. Vậy những yếu tố, kỹ năng cần có để trở thành một VJ là gì, tham khảo chi tiết dưới đây:
-
Đầu tiên, để trở thành một VJ giỏi và dễ dàng phát triển trong sự nghiệp, các VJ cần có kiến thức chuyên môn tốt
Bạn cần phải trau dồi và trang bị cho mình nền tảng kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực âm nhạc cũng như cập nhật những xu hướng đang thịnh hành. Sự am hiểu sâu rộng về các lĩnh vực đang thịnh hành không chỉ giúp một VJ dẫn dắt chương trình tốt hơn, thú vị hơn và gây được ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng khán giả.
-
Thứ hai, khả năng giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả là rất quan trọng đối với một VJ
Họ thường cộng tác với các nhà tổ chức sự kiện, nhạc sĩ và nghệ sĩ khác để đảm bảo hình ảnh phù hợp với tầm nhìn và mục tiêu của sự kiện. Điều này đòi hỏi kỹ năng tổ chức và cá nhân mạnh mẽ, cũng như khả năng quản lý thời gian và làm việc dưới áp lực. VJ phải có khả năng diễn giải và thích ứng với năng lượng của khán giả, điều chỉnh hình ảnh của họ theo thời gian thực để tạo ra trải nghiệm hấp dẫn và đáng nhớ.
-
Thứ ba, sự sáng tạo là điều tối quan trọng đối với một VJ thành công
Họ cần có khả năng suy nghĩ sáng tạo và đưa ra những ý tưởng độc đáo và kích thích thị giác cho màn trình diễn của mình. Điều này bao gồm việc có kiến thức tốt về nghệ thuật, thiết kế và các phong cách hình ảnh khác nhau.
VJ phải có khả năng tổng hợp các yếu tố âm thanh và video để tạo ra trải nghiệm đồng bộ và sống động cho khán giả. Họ cũng phải có con mắt tinh tường về chi tiết, bố cục và màu sắc, vì những yếu tố này tác động đáng kể đến thẩm mỹ tổng thể và sức hấp dẫn trong tác phẩm của họ.
-
Cuối cùng, các VJ cần phải xây dựng thương hiệu cá nhân tốt đẹp
Để phát triển tốt trong con đường sự nghiệp, các VJ cần được xem là người của công chúng, có sức ảnh hưởng đến khán giả, những người hâm mộ và đem lại những giá trị tốt nhất cho họ. Bởi thế, việc xây dựng thương hiệu cá nhân tốt đẹp trong lòng khán giả sẽ là yếu tố tiên quyết để quảng bá các chương trình của bạn trực tiếp đảm nhiệm và đánh bóng sự nghiệp của bạn.
Một số yếu tố góp phần vào việc tạo dựng thương hiệu cá nhân và đem lại sức hút riêng giúp sự nghiệp của VJ phát triển như đội ngũ ekip phát triển nội dung, kênh truyền thông bao gồm báo chí, mạng xã hội, truyền hình,…
Với những kỹ năng này, VJ có thể nâng tầm các sự kiện và buổi biểu diễn trực tiếp lên tầm cao mới, tạo ra trải nghiệm sống động và ấn tượng về mặt hình ảnh cho khán giả. Vì vậy, nếu bạn mong muốn trở nên xuất sắc trong vai trò này, hãy đảm bảo trau dồi kỹ năng công nghệ hình ảnh, nuôi dưỡng khả năng sáng tạo và phát triển khả năng cộng tác hiệu quả với các nghệ sĩ khác.
>> Xem thêm: HR Business Partner Là Gì? Tất Tần Tật Thông Tin Cần Biết Về HR Business Partner
4. Những cơ hội và thách thức của nghề VJ
Việc làm VJ đang còn khá mới mẻ đối với nhiều người so với các ngành nghề khác trên thị trường lao động. Đặc biệt, nghề VJ đang có một sức hút kỳ lạ đối với bộ phận giới trẻ tại Việt Nam. Vậy những cơ hội và thách thức đang đặt ra cho nghề VJ là gì?
4.1. Cơ hội đối với nghề VJ là gì?
Hiện nay, công việc VJ đang hứa hẹn đem lại một loạt các cơ hội nghề nghiệp cho giới trẻ vô cùng đa dạng. VJ chủ yếu làm cho các kênh âm nhạc, nhà sản xuất chương trình âm nhạc và các chương trình dựa trên phim. Nghề VJ có nhiều cơ hội tuyển dụng tại các nhà tuyển dụng tiềm năng nổi tiếng khác nhau như MTV, Channel V, Yeah 1TV,… và nhiều kênh bao gồm các kênh có nhu cầu tuyển dụng VJ.
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền tảng kỹ thuật số và các phương tiện truyền thông xã hội, các VJ có thể tiếp cận được với khán giả toàn cầu. Ngoài ra, công nghệ AI phát triển nhanh chóng có thể tạo ra được những chương trình có nội dung độc đáo và hấp dẫn.
Các VJ còn có thể được cộng tác với các nhạc sĩ, DJ, các nhà tổ chức sự kiện và các nghệ sĩ khác nhằm mở rộng được nhiều mối quan hệ, tăng tính hiển thị và khả năng sáng tạo mới.
4.2. Thách thức đối với nghề VJ là gì?
Thách thức lớn nhất đối với nghề VJ hiện nay chính là AI ra đời thay thế một số nhiệm vụ công việc của VJ. Các công nghệ AI có thể tự tổng hợp các thông tin từ nhiều nguồn và viết thành một kịch bản chương trình hoàn hảo, hoặc thậm chí là dẫn chương trình tự động. Điều này khiến cho những người làm nghề VJ có nguy cơ bị mất việc làm.
Hơn nữa, công nghệ AI thậm chí còn có thể tạo ra những nội dung chương trình có chất lượng cao hơn so với nội dung chương trình do con người thực hiện. Chính điều này có thể khiến khán giả dần mất đi các hứng thú với các chương trình do VJ tự thực hiện.
Ngoài ra, việc duy trì tương tác của khán giả cũng là một thách thức đối với nghề VJ, đặc biệt trong thời đại có quá nhiều vấn đề mà khán giả quan tâm khiến thời gian xem càng bị rút ngắn. VJ cần phải liên tục điều chỉnh các nội dung của mình để thu hút khán giả.
5. Mức thu nhập của nghề VJ có cao không?
Hiện nay, ngành giải trí ngày càng phát triển khiến cho nhu cầu tuyển dụng việc làm của nghề VJ ngày càng tăng cao. Mức thu nhập hiện nay của VJ tương đối cao, được đánh giá cao hơn nhiều công việc liên quan đến nghệ thuật giải trí. Một số VJ được biết đến với mức cát xê khủng phải kể đến như Sĩ Thanh, Lê Huy, Quỳnh Chi, Kaylee, Dustin, Thùy Minh,…
Theo một số khảo sát hiện nay, mức lương của nghề VJ khi mới vào nghề có thể dao động từ khoảng 19.000$ – 34.000$ mỗi năm. Tùy thuộc vào độ nổi tiếng, mức ảnh hưởng tới fan của VJ, vị trí làm việc, địa điểm, kinh nghiệm và tài năng của VJ, mức lương có thể tăng lên đáng kể.
Tìm hiểu ngay các thuật ngữ được sử dụng trong ngành truyền thông
Truyền thông đa phương tiện là gì |
Celebrity là gì |
Celeb là gì |
VJ là gì |
Public relations là gì |
Kols là gì |
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết vô cùng quan trọng về VJ là gì? Hy vọng bài viết sẽ giải đáp được những thắc mắc xoay quanh ngành nghề VJ và giúp cho bạn có nhiều cơ hội phát triển của ngành nghề này. Hoặc để tìm kiếm công việc về VJ, bạn có thể truy cập vào Blogduhoc.edu.vn.vn – nền tảng tuyển dụng và tìm kiếm việc làm tích hợp hơn 20 loại AI hàng đầu thế giới hoàn toàn miễn phí. Hàng ngàn cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn đang chờ bạn.