Một nhà lãnh đạo thành công là người hội tụ đủ các tố chất và kỹ năng cần thiết. Vậy làm thế nào để biết một người có tố chất người lãnh đạo và tố chất của người lãnh đạo là gì?
Tố chất của người lãnh đạo là gì?
“Người này rất có phong thái, tố chất của người lãnh đạo”, “Nhà lãnh đạo này rất có tố chất”. Đây là những câu vô cùng quen thuộc trong đời sống hàng ngày, thế nhưng khi nhắc đến tố chất, không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm này. Vậy tố chất của người lãnh đạo là gì?
Muốn hiểu rõ khái niệm này trước hết cần biết được ý nghĩa của từng thành tố. Trong đó, tố chất được hiểu là bản chất vốn có ban đầu của một người ngay từ khi sinh ra, khác với tư chất được hình thành và rèn luyện trong quá trình trưởng thành và lớn lên. Tố chất của mỗi người từ khi sinh ra là không giống nhau, nếu có điều kiện rèn rũa, nó có thể phát triển thành tư chất và năng lực.
Như vậy, kiểu một cách đơn giản thì tố chất của người lãnh đạo là những phẩm chất, đặc điểm tính cách của một người mà thông qua đó, có thể khẳng định người này có thể trở thành một nhà lãnh đạo trong tương lai.
Người lãnh đạo thành công thường có tố chất gì?
Tố chất của mỗi người là khác nhau nhưng người ta nhận thấy rằng có nhiều nét tương đồng về tố chất giữa những người lãnh đạo thành công. Dưới đây là một số tố chất người lãnh đạo thành công thường có.
Sự say mê với công việc
Nhà lãnh đạo thành công thường là những người có niềm say mê và hứng thú với công việc. Họ tìm thấy niềm vui trong công việc và luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Dễ dàng thấy được ở họ lúc nào cũng tràn ngập năng lượng và nhiệt huyết.
Tính sáng tạo
Những nhà lãnh đạo thành công thường có khả năng sáng tạo vô hạn. Điều này không chỉ giúp cho họ đưa ra được những ý tưởng đột phá trong công việc mà còn hỗ trợ cho các kỹ năng khác phát huy linh hoạt, hiệu quả hơn.
Tư duy khác biệt
Chỉ có sự sáng tạo thôi là chưa đủ, nhà lãnh đạo thành công còn phải là người có tư duy mạch lạc, nhanh nhạy và sắc bén, đồng thời phải có sự khác biệt. Tư duy khác biệt mới tạo ra sự đổi mới, phá vỡ trật tự và những lối mòn cũ để tìm ra giải pháp, hướng đi mới mẻ, đột phá.
Tầm nhìn sâu rộng
Nhà lãnh đạo thành công cũng là người có tầm nhìn sâu rộng, có thể lường trước nhiều vấn đề sẽ xảy ra trong công việc và đưa ra những phương án giải quyết để phòng tránh rủi ro. Ngoài ra, có tầm nhìn sâu rộng cũng sẽ giúp cho người đứng đầu dẫn dắt mọi người tiến xa và gặt hái nhiều thành công trong công việc.
Khả năng giao tiếp và truyền đạt tốt
Khả năng giao tiếp tốt giúp cho nhà lãnh đạo có thể dễ dàng tạo dựng các mối quan hệ, tăng sự tin tưởng với khách hàng hoặc đối tác. Việc giao tiếp và truyền đạt tốt còn giúp cho nhà lãnh đạo dễ dàng điều hành công việc, truyền đạt thông tin một cách cụ thể, dễ hiểu đến cho nhân viên.
Biết lắng nghe và thấu hiểu
Một nhà lãnh đạo thành công không chỉ là người biết ra các mệnh lệnh mà hơn hết phải là người biết lắng nghe và thấu hiểu với người khác. Điều này sẽ tạo cảm giác tin tưởng với nhân viên, đối tác và cả khách hàng. Việc biết lắng nghe cũng sẽ giúp cho nhà lãnh đạo có thêm cơ hội tiếp xúc với các góc nhìn mới trong việc giải quyết vấn đề.
Lãnh đạo và dẫn dắt người khác
Đây được xem là tố chất vô cùng quan trọng và cần thiết, nhà lãnh đạo phải là người có khả năng chỉ đạo, thúc đẩy tập thể. Muốn làm được điều đó, cần phải nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của từng cá nhân để sắp xếp công việc và trách nhiệm sao cho phù hợp.
Tinh thần ham học hỏi
Tinh thần cầu tiến, luôn sẵn sàng học hỏi là tố chất mà bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng cần có nếu muốn thành công. Bởi nhà lãnh đạo thường phải có kiến sự hiểu biết sâu sắc không chỉ một mà nhiều lĩnh vực, do đó cần thường xuyên học tập và trau dồi để tiếp thu cái mới, bắt kịp với sự thay đổi liên tục của xã hội.
Thẳng thắn bày tỏ quan điểm
Nhà lãnh đạo thành công thường được đánh giá cao bởi có thể cho cấp dưới những lời khuyên thẳng thắn, chân thành và đúng trọng tâm. Họ không ngần ngại góp ý với người khác, không sợ mất lòng và luôn kịp thời khuyên bảo cấp dưới khi mắc phải các sai lầm để có thể khắc phục một cách nhanh chóng.
Quyết đoán và dám liều lĩnh
Một nhà lãnh đạo thành công thường cần một chút liều lĩnh trong công việc, đặc biệt là khi đưa ra các quyết định lớn. Không phải trong mọi trường hợp, liều lĩnh cũng đi kèm với rủi ro mà nó có thể mang đến nhiều cơ hội và lợi ích lớn. Một nhà lãnh đạo thành công là người có thể nhìn thấy các tiềm năng và mạnh dạn để tạo ra sự khác biệt.
Bởi vậy mà quyết đoán là một trong những tố chất không thể thiếu, vừa cho thấy bản lĩnh, sự tự tin vừa thể hiện được khả năng chịu trách nhiệm trước mọi việc. Sự chần chừ, e sợ không dám ra quyết định còn tồi tệ hơn cả những quyết định sai lầm.
Có khả năng truyền cảm hứng
Nhà lãnh đạo thành công còn phải là người biết quan tâm đến những người khác, không chỉ tập trung vào bản thân mình mà còn phải trở thành nguồn động lực cho mọi người.
Kỷ luật
Nếu để ý có thể thấy những nhà lãnh đạo thành công đều là những người có cuộc sống vô cùng kỷ luật. Họ ép mình vào trong một khuôn khổ giới hạn, như quản lý thời gian một cách nguyên tắc, tự kiểm soát và kiềm chế các ham muốn, thói quen xấu. Đặc biệt có thể thấy họ rất ít để các yếu tố như cảm xúc, sở thích hay suy nghĩ tiêu cực tác động và chi phối đến quyết định trong công việc.
Cầu toàn
Đây là tố chất mà gần như nhà lãnh đạo thành công nào cũng có. Không chỉ chỉn chu trong công việc, luôn cố gắng để hoàn thiện tối đa thay vì làm việc qua loa, đại khái, họ còn không ngừng đặt ra các tiêu chuẩn mới cao hơn cho mình dù trong công việc hay cuộc sống.
Họ cũng không bao giờ cảm thấy hài lòng với những gì mình đã đạt được, không coi đó là thành tựu và ngủ quên trên chiến thắng mà luôn hướng tới việc chinh phục các mục tiêu mới.
Trên đây là một số tố chất thường thấy ở những nhà lãnh đạo thành công, trên thực tế tố chất của mỗi người thường biểu hiện ra không giống nhau. Bởi vậy cũng không nên coi đây là tiêu chuẩn chung và không nhất định một nhà lãnh đạo thành công phải có đủ tất cả các tố chất trên.
Kỹ năng cần thiết của người lãnh đạo
Nếu tố chất là những khả năng vốn có của một người được bộc lộ ngay từ sớm thì kỹ năng lại là kinh nghiệm được tích lũy và hình thành dần dần trong cuộc sống hàng ngày. Một nhà lãnh đạo thành công và tài giỏi là người sở hữu nhiều kỹ năng nổi trội, vượt bậc hơn người và mang lại những giá trị cụ thể. Dưới đây là một số kỹ năng mà người lãnh đạo cần có.
Kỹ năng làm việc nhóm
Nhà lãnh đạo là người đứng đầu một nhóm, một tập thể, tổ chức hoặc thậm chí là cả cộng đồng. Bởi vậy mà công việc của họ luôn gắn liền với những người khác, không thể hoạt động đơn lẻ mà luôn cần có sự hỗ trợ, kết nối với những người xung quanh. Bởi vậy mà kỹ năng làm việc nhóm bắt buộc phải có, đồng thời cũng là một tố chất vô cùng cần thiết.
Để có kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả cần một quá trình rèn luyện, đặc biệt cần sự kết hợp của nhiều tố chất như biết lắng nghe, biết sắp xếp và đưa ra quyết định phù hợp.
Kỹ năng giao tiếp
Đây vừa là tố chất nhưng đồng thời cũng là kỹ năng mà nhà lãnh đạo thành công cần có. Việc giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong tạo dựng mối quan hệ, truyền tải thông tin và thuyết phục người khác. Những điều đó luôn gắn liền với tính chất hoạt động của một nhà lãnh đạo.
Kỹ năng xây dựng kế hoạch và quản lý nhân lực
Với trách nhiệm của người đứng đầu, dẫn dắt các thành viên khác trong cùng một nhóm hoặc tập thể, nhà lãnh đạo phải là người biết xây dựng phương hướng cả trong ngắn hạn và lâu dài cho toàn bộ tổ chức. Khác với các cá nhân khác thường có xu hướng làm việc độc lập, chỉ tập trung vào công việc của mình và ít liên hệ với các thành viên khác hơn thì nhà lãnh đạo lại là người quản lý toàn bộ tập thể.
Bởi vậy mà họ cần có khả năng quan sát bao quát, biết kết nối các dự án với nhau để hướng đến mục tiêu chung. Ngoài ra, người lãnh đạo cũng phải là người đánh giá được tình hình thị trường, xem xét các dự án có còn khả thi không để có chiến lược điều chỉnh phù hợp, đồng thời phác thảo sẵn các kế hoạch mới.
>>> Xem thêm: Mẫu kế hoạch là gì? Một số mẫu kế hoạch phổ biến
Kỹ năng tạo lập và duy trì mối quan hệ
Người lãnh đạo được xem là cầu nối giữa nhân viên với công ty, giữa công ty với đối tác, khách hàng. Bởi vậy mà việc thiết lập mối quan hệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo nên thành công của họ và cả doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp, người lãnh đạo vừa phải có sự hòa đồng, cởi mở, thân thiện để tạo cảm giác gần gũi nhưng vừa phải có sự cương quyết, nghiêm khắc đúng chỗ. Muốn làm việc điều đó, cần biết cách kết nối và giao tiếp trong từng hoạt động hàng ngày, từ các nhóm cho đến từng cá nhân. Chỉ khi được nhân viên yêu mến, nhà lãnh đạo mới có thể thuận lợi dẫn dắt tập thể đi đến thành công.
Kỹ năng phán đoán và ra quyết định
Lãnh đạo thường gắn liền với các nhiệm vụ mang nhiều tính phán đoán và phải thường xuyên ra quyết định. Họ phải học cho mình cách đánh giá vấn đề, tình hình và dự trù các phương án giải quyết.
Không phải trong mọi trường hợp cũng có thể dễ dàng ra quyết định thuận lợi, thậm chí có những trường hợp cần phải giải thích, thuyết phục và bảo vệ quyết định ấy trước nhiều người. Nhưng người lãnh đạo vẫn cần phải tập trung và kiên trì với trách nhiệm của mình.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Khác với cá nhân thường ít phải đối mặt với nhiều rủi ro, nhà lãnh đạo thường phải giải quyết nhiều vấn đề phát sinh hơn, từ các vấn đề về khách hàng, đối tác, sản phẩm, dịch vụ đến các vấn đề nội bộ nhân sự.
Bởi vậy mà kỹ năng giải quyết vấn đề của nhà lãnh đạo sẽ đòi hỏi nhiều yêu cầu hơn, đặc biệt là cần phải dự đoán các rủi ro tiềm ẩn và lên các biện pháp xử lý. Chính điều này cũng tạo ra sự khác biệt giữa một nhà lãnh đạo với lực lượng lao động phổ thông.
Quản lý thời gian
Với khối lượng công việc phải xử lý trong một ngày rất lớn, nếu không có kỹ năng quản lý thời gian sẽ khó có thể giải quyết tất cả. Bởi vậy mà nhà lãnh đạo cần có ý thức tốt trong việc quản lý thời gian, đặc biệt là đối với các nhiệm vụ quan trọng.
Họ cần phải có khả năng sắp xếp công việc, thời gian, lên kế hoạch cho các dự án và duy trì đúng tiến độ sao cho không bị quá tải. Các nhà lãnh đạo có thể áp dụng một số mô hình, công cụ quản lý thời gian như ma trận Eisenhower vào việc sắp xếp công việc để tăng tính hiệu quả.
Việc quản lý thời gian này không chỉ áp dụng cho cá nhân của người lãnh đạo mà rộng hơn, họ có thể phải lên kế hoạch, sắp xếp cho cả bộ phận, doanh nghiệp hoặc tổ chức.
Làm thế nào để nuôi dưỡng và rèn luyện các tố chất lãnh đạo
Tố chất góp phần lớn vào thành công của một nhà lãnh đạo nhưng không phải là yếu tố quan trọng nhất. Con đường để trở thành người lãnh đạo thành công cần phải trả qua nhiều quá trình gian nan và vất vả hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, không phải cứ sở hữu các tố chất trên là có thể trở thành một nhà lãnh đạo. Một người có đầy đủ các tố chất đó nhưng không hề rèn luyện, củng cố thì đến một ngày nào đó cũng sẽ mai một, thui chột. Còn một người bình thường nếu biết cách rèn luyện, kiên trì thì cũng sẽ có cơ hội để gặt hái được thành công.
Vậy làm thế nào để nuôi dưỡng, phát triển và rèn luyện các tố chất vốn có đó?
Để phát triển các tố chất đó, ngoài việc tự nỗ lực ra thì môi trường xung quanh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Con người khi được đặc trong môi trường phát triển lành mạnh, có đầy đủ các điều kiện phát triển sẽ là điều kiện tốt để nâng cao các tố chất cần có. Dưới đây là một số các thức để rèn luyện tố chất lãnh đạo.
-
Respect: Tôn trọng sự khác biệt: Đây không chỉ là tôn trọng sự khác biệt của người khác so với mình mà còn là sự khác biệt của mình so với người khác. Việc rèn luyện này sẽ giúp cho bạn học được tính nhẫn nại, thấu hiểu và biết bao dung với người khác, đây là một trong những tố chất quan trọng của nhà lãnh đạo.
-
Research: Đó là sự nghiên cứu thấu đáo mọi vấn đề cần bàn luận, đánh giá, hoặc đưa ra quyết định. Không nên hài lòng đối với kiến thức mà mình đang có, rèn luyện phẩm chất này giúp mỗi người sâu sắc trong suy xét, thông tuệ hơn trong mọi lĩnh vực, việc ra quyết định cũng sẽ dễ dàng hơn.
-
Review: Cần phải luôn xem xét, đánh giá lại bản thân mình, đặc biệt trước mỗi khó khăn hay thất bại. Điều này giúp bạn rèn luyện được sự khiêm tốn, tránh sự tự kiêu và không đổ lỗi cho hoàn cảnh. Chỉ khi biết nhìn nhận lại lỗi sai của mình thì mới có thể tiến xa.
-
Resilience: Các tố chất của nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở bất cứ ai nhưng không phải ai cũng có thể kiên trì, quyết tâm theo đuổi mục tiêu. Vì vậy cần phải rèn luyện sự kiên trì, nỗ lực không ngừng thì mới có thể vượt qua sự thất bại, thử thách để đi đến mục tiêu.
-
Reform: Không ngừng cải cách và học hỏi cái mới bản thân. Trong trường hợp cá nhân chỉ có một hoặc một vài tố chất phù hợp với nhà lãnh đạo, cũng không nên nản lòng, thay vào đó có thể cải tiến bản thân bằng cách học hỏi và nâng cao các kỹ năng khác. Đặc biệt là nên thay đổi và không ngừng cải cách bản thân, trong công việc và tổ chức để tìm ra hướng phát triển mới. Chỉ có cải cách, cải tiến mới có thể tìm ra cơ hội thành công cho mình.
Tổng kết: Như vậy, ở bài viết này chúng ta đã cùng tìm hiểu tố chất của người lãnh đạo là gì, đồng thời nắm được một số tố chất thường có của nhà lãnh đạo thành công.
– Tố chất của người lãnh đạo là những phẩm chất, đặc điểm tính cách của một người mà thông qua đó, có thể khẳng định người này có thể trở thành một nhà lãnh đạo trong tương lai.
– Một số tố chất của người lãnh đạo thành công có thể kể đến:
-
Sự say mê với công việc
-
Tính sáng tạo
-
Tư duy khác biệt
-
Tinh thần ham học hỏi
-
Tầm nhìn sâu rộng
-
Khả năng giao tiếp và truyền đạt tốt
-
Biết lắng nghe và thấu hiểu
-
Lãnh đạo và dẫn dắt người khác
-
Thẳng thắn bày tỏ quan điểm
-
Quyết đoán và dám liều lĩnh
-
Có khả năng truyền cảm hứng
-
Kỷ luật
-
Cầu toàn
-
Các tố chất đó phải tiếp tục được cải thiện, rèn luyện để trở thành kĩ năng cho nhà lãnh đạo.
– Tố chất sẽ giúp cho người lãnh đạo có thuận lợi hơn trong công việc nhưng để gặt hái được thành công còn cần sự cố gắng và nỗ lực hơn nữa.
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
Bài viết liên quan:
– Quy trình làm việc là gì? Các bước để xây dựng quy trình làm việc hiệu quả
– Mô hình ASK là gì? Làm thế nào để áp dụng mô hình ASK hiệu quả
Tìm hiểu ngay các thuật ngữ các nhóm tính cách
ENTP là gì |
Lòng bao dung là gì |
Istp là gì |
Đối nhân xử thế là gì |
Enfp là gì |
Tố chất của người lãnh đạo là gì |