Purchasing hiện là khái niệm khá phổ biến, nhất là đối với doanh nghiệp. Vậy thuật ngữ Purchasing là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào đối với các doanh nghiệp và liệu nhân viên của bộ phận này gồm những vị trí nào? Tìm câu trả lời ngay qua những thông tin trong bài viết dưới đây.
1. Thuật ngữ Purchasing là gì?
Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thì khái niệm Purchasing là khá quen thuộc. Thế nhưng nếu không làm việc trong lĩnh vực này thì ít ai để ý xem Purchasing là gì?
Purchasing là thuật ngữ chỉ chung quá trình “thu mua” của một đơn vị doanh nghiệp, hay tổ chức nào đó để có được hàng hóa, nguyên vật liệu, hay dịch vụ… Đây là một trong những hoạt động không thể thiếu ở bất cứ doanh nghiệp nào, đặc biệt là trong lĩnh vực Logistics và chuỗi cung ứng.
Purchasing sẽ nhằm đảm bảo doanh nghiệp có đầy đủ nguồn tài nguyên phục vụ cho việc vận hành và thương mại. Có thể nói nó đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của các doanh nghiệp này.
2. Mô tả công việc của Purchasing là gì?
Mỗi một đơn vị doanh nghiệp sẽ thiết lập cho mình các tiêu chuẩn mua hàng riêng. Điều này đồng nghĩa với công việc của bộ phận Purchasing ở mỗi doanh nghiệp cũng sẽ khác nhau rất nhiều.
Nhưng nhìn chung trên thị trường hiện nay, bộ phận Purchasing sẽ đảm nhiệm một số công việc chính bao gồm:
-
Nghiên cứu và lập kế hoạch cho quá trình mua hàng
-
Xác định tiêu chuẩn cũng như chất lượng của hàng hóa
-
Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa phù hợp
-
Phân tích giá trị tài chính cũng như đàm phán giá cả với đơn vị cung cấp hàng hóa
-
Thiết lập hợp đồng mua bán hàng hóa
-
Kiểm kê và quản lý hàng tồn trong kho…
Ngoài ra, Purchasing còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác liên quan tới việc nghiên cứu và thống kê. Vì thế nên không khó hiểu khi Purchasing được đánh giá là vị trí quan trọng bậc nhất đối với các doanh nghiệp.
Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề
3. Các hình thức mua hàng trong Purchasing
Những hình thức mua hàng trong Purchasing là gì? Trong Purchasing có hai hình thức mua hàng chính là mua đi và mua lại. Hình thức mua hàng và chức năng mua sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng của doanh nghiệp như bán buôn, bán lẻ hoặc nhà phân phối đại lý.
Một số hình thức mua hàng phổ biến trong Purchasing có thể kể đến như sau:
-
Hình thức cá nhân: Hình thức này sẽ đáp ứng cho mục đích tiêu dùng cá nhân. Người tiêu dùng là người mua hoặc người mua cuối cùng sử dụng toàn bộ các sản phẩm do các công ty kinh doanh sản xuất.
-
Hình thức INTERMEDIATE: Loại hình thức này sẽ được thực hiện chủ yếu cho việc bán lại. Những người trong hình thức này chủ yếu là người trung gian (tức là nhà phân phối, nhà bán buôn, nhà bán lẻ hoặc các đại lý) trực tiếp tham gia mua hàng phục vụ sản xuất cho người tiêu dùng cuối cùng.
-
Mô hình công nghiệp: Hình thức này sẽ bao gồm quy trình thu mua nguyên vật liệu, linh kiện, kho tiêu hao, công cụ, hay thậm chí là máy móc, vật tư văn phòng phẩm,… với mục đích sử dụng cho công việc kinh doanh.
-
Thể chế: Đây là hình thức mua hàng hóa và dịch vụ của các cơ quan chính phủ hay các tổ chức tiện ích với số lượng thu mua hàng loạt.
4. Các vị trí tiêu biểu của bộ phận Purchasing
Ngoài Purchasing là gì thì các vị trí tiêu biểu của bộ phận này cũng là điều được nhiều người quan tâm. Không chỉ là hoạt động cơ bản, Purchasing còn là khái niệm để chỉ một bộ phận trong cơ cấu doanh nghiệp. Thậm chí đây còn là bộ phận quan trọng, đóng vai trò trọng yếu trong việc hoạch định kế hoạch thu mua tài nguyên cho doanh nghiệp.
Cũng như các bộ phận phòng ban khác trong một đơn vị doanh nghiệp, Purchasing sẽ có nhiều bộ phận khác nhau tùy theo mô hình hoạt động của doanh nghiệp đó. Thông thường bộ phận này sẽ bao gồm Giám đốc thu mua / Trưởng phòng thu mua / Nhân viên thu mua / Nhân viên hành chính.
Mỗi một vị trí sẽ thực hiện những công việc riêng tuân theo một quy trình nhất định. Một số đặc điểm cơ bản của các vị trí trong bộ phận Purchasing có thể kể đến như sau:
-
Giám đốc hoặc Trưởng phòng thu mua: là người chịu trách nhiệm quản lý và giám sát toàn bộ hoạt động thu mua trong doanh nghiệp. Tùy theo quy mô của công ty, doanh nghiệp mà chức vụ này sẽ có sự khác biệt. Thông thường cấp bậc quản lý sẽ đảm bảo các điều kiện làm việc tối ưu và sử dụng như KPI để đo lường hiệu quả làm việc
-
Nhân viên thu mua: công việc chính sẽ bao quanh việc liên hệ, làm việc với nhà cung cấp, kiểm tra và giám sát quá trình bàn giao hàng hóa, đảm bảo hàng hóa được giao đúng số lượng và chất lượng đã ký kết theo thỏa thuận.
-
Nhân viên hành chính: công việc sẽ bao quanh việc xử lý tài liệu, văn bản, hồ sơ mua hàng, hợp đồng và quản lý sổ sách nhập liệu và xuất hàng.
5. Mức lương của các vị trí Purchasing là bao nhiêu?
Công việc của Purchasing sẽ có sự khác biệt về ngành nghề và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới mức thu nhập của mọi người.
Thực tế, mức lương cho các nhân sự thuộc bộ phận Purchasing nhận được sẽ phụ thuộc và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: vị trí, cấp bậc, kinh nghiệm trong nghề, mô hình kinh doanh và đặc điểm của từng doanh nghiệp… Ngoài ra, năng lực cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới mức lương của nhân sự thuộc bộ phận này.
Theo dữ liệu thống kê của nhiều chuyên trang về việc làm thì mức lương bình quân của nhân viên Purchasing trong khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng. Cấp bậc trưởng phòng khoảng 36 triệu đồng/tháng và cấp bậc Giám đốc trong Purchasing trong khoảng 45 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên ngoài mức lương đó hàng tháng mỗi vị trí sẽ được nhận thêm các khoản thưởng hiệu suất công việc, thưởng dự án, lương tháng thứ 13… Cũng không ít doanh nghiệp đưa ra mức phụ cấp hấp dẫn, các chế độ phúc lợi tốt với mong muốn chiêu mộ được thêm nhiều nhân tài.
Có thể là vị trí công việc chưa quá phổ biến nhưng Purchasing thực sự là vị trí quan trọng. Vậy nên không khó hiểu khi nhân sự thuộc bộ phận này, nhất là những người có năng lực đều có mức thu nhập hấp dẫn.
6. Cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển của Purchasing
Hiện nay, khi nền kinh tế phát triển, việc giao thương với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới ngày một nhiều hơn. Khi đó, các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistic cũng có tiềm năng để phát triển.
Khác với marketing hay sale, bộ phận Purchasing chủ yếu hoạt động ở hậu kỳ. Tuy nhiên, vai trò của bộ phận này là cực kỳ quan trọng, giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng ổn định tổ chức.
Không chỉ ở thời điểm hiện tại mà trong tương lai gần, Purchasing được dự đoán vẫn tiếp tục là vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao. Mức lương và phúc lợi cũng có thể hấp dẫn hơn nhiều.
Dù vậy, để có thể cạnh tranh được trên thị trường lao động hiện nay, các ứng viên của vị trí Purchasing cũng cần tự trau dồi và trang bị thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm. Bên cạnh đó, việc có một lộ trình phát triển rõ ràng để có thể thăng tiến cũng là điều rất cần thiết.
Xem thêm:
Chuyên Viên Đối Ngoại Là Gì? Có Dễ Xin Việc Không?
Nhân Viên Kinh Doanh Thiết Bị Y Tế Là Gì? Mức Lương Có Cao Không?
Tìm hiểu ngay các thuật ngữ được sử dụng trong ngành cung ứng
Nhân viên xuất nhập khẩu là gì |
Logistics là gì |
Warehouse là gì |
Supply Chain là gì |
Procurement là gì |
Nhân viên mua hàng là gì |
Purchasing là gì |
Wholesale là gì |
Bưu cục là gì |
Trên đây là những thông tin liên quan đến thuật ngữ Purchasing là gì và vị trí của Purchasing trong doanh nghiệp. Hy vọng sau bài viết này sẽ giúp bạn có những thông tin bổ ích về ngành nghề và phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực Purchasing. Hoặc nếu có nhu cầu tìm kiếm các công việc liên quan đến Purchasing, hãy truy cập ngay website tuyển dụng hàng đầu Blogduhoc.edu.vn.vn. Hàng nghìn cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn đang chờ đón bạn.