Quản trị là gì? Đây là một vị trí quan trọng của các tổ chức, doanh nghiệp. Quy trình làm việc muốn vận hành trơn tru và đạt hiệu quả tối ưu nhất cần có sự góp mặt của người quản trị.
1. Quản trị là gì?
Để hiểu rõ hơn về vị trí quản trị, trước tiên sẽ tìm hiểu về khái niệm, đối tượng quản trị là gì?
1.1. Quản trị là gì?
Quản trị là sự phối hợp của những người cùng trong một tổ chức để đạt được hiệu quả trong các hoạt động. Đây cũng là quá trình nhằm đạt được mục tiêu đã xây dựng bằng việc phối hợp với các nguồn lực tổ chức. Quản trị thường là cấp cao nhất, điều hành và quản lý cả một tổ chức, doanh nghiệp.
Bản chất thực sự của quản trị là tạo ra giá trị thặng dư, với chức năng là đưa ra những quyết định. Quản trị cần có 3 yếu tố điều kiện:
- Chủ thể quản trị là gì? Là những nhân tố tạo ra các tác động quản trị, là đối tượng quản trị trực tiếp.
- Đối tượng bị quản trị là gì? Là đối tượng chịu tác động trực tiếp của chủ thể quản trị.
- Nguồn lực: Giúp chủ thể quản trị khai thác trong quá trình quản trị.
1.2. Nhà quản trị là gì?
Nhà quản trị là người thực hiện các kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và giám sát việc phân bổ nguồn lực con người, và tài chính nhằm giúp tổ chức đạt được mục tiêu đề ra.
1.3. Đối tượng quản trị là gì?
Trong một tổ chức, doanh nghiệp, đội ngũ nhà quản trị thường được chia thành 3 cấp bậc:
- Nhà quản trị cấp cao: Là người chịu trách nhiệm cuối cùng trước kết quả của tổ chức, doanh nghiệp.
- Nhà quản trị cấp trung gian: Là người nhận chỉ huy từ quản trị viên cao cấp, sau đó đứng ra chỉ huy các quản trị viên cấp cơ sở.
- Nhà quản trị cấp cơ sở: Là người sẽ nhận lệnh từ quản trị viên cấp trung gian, họ sẽ làm việc trực tiếp với hàng hoá và dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp.
2. Vai trò của quản trị là gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu khái niệm quản trị là gì thì bạn cần phải nắm rõ được vai trò của vị trí này. Tại các doanh nghiệp, quản trị là một vị trí có vai trò vô cùng quan trọng, là nền tảng cho sự phát triển lâu dài, bền vững của doanh nghiệp. Chức năng của quản trị được thể hiện qua các yếu tố quan trọng sau:
- Vai trò đại diện: Quản trị đại diện cho tổ chức, doanh nghiệp thực hiện hiện các chức năng để phát huy tối đa vai trò này. Đây cũng là người sẽ quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của một tổ chức.
- Vai trò lãnh đạo: Quản trị giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu cao nhất đã đề ra thông qua quy trình hoạch định công việc, hướng mọi người cùng nhau phối hợp cho một mục tiêu chung.
- Vai trò kết nối: Đây là một trong những vai trò quan trọng, then chốt của quản trị, giúp kết nối các thành viên trong tổ chức lại với nhau thông qua các hoạt động. Vai trò này còn được thể hiện thông qua việc liên lạc với các tổ chức, đối tác bên ngoài để duy trì mối quan hệ hợp tác và đem lại lợi ích lâu dài.
- Vai trò quyết định: Các quyết định của doanh nghiệp sẽ được quản trị phê duyệt. Khi quyết định về các vấn đề quan trọng sẽ tạo nên sự đồng nhất, liên tục với việc sử dụng và phân bổ nguồn lực.
- Vai trò giải quyết vấn đề: Đây được xem là bản chất của công việc quản trị. Họ là những người có thể không thực hiện các công việc như thiết lập chính sách, nhưng cần thực hiện các hoạt động khắc phục khi kế hoạch không được như mong đợi.
3. Chức năng của quản trị là gì?
Chức năng quản trị là các hoạt động tổng quát được thực hiện tương ứng với từng hoạt động trong doanh nghiệp, nhằm đến việc giúp hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức, bao gồm 4 chức năng: Planning (Hoạch định), Organizing (Tổ chức), Leading (Lãnh đạo) và Controlling (Kiểm soát).
3.1. Hoạch định kế hoạch (Planning)
Đây là chức năng đầu tiên đối với vị trí quản trị, giúp nhà quản trị xây dựng chiến lược để đạt được mục tiêu đề ra. Chức năng này bao gồm những hoạt động cụ thể sau:
- Đánh giá thực trạng và nguồn lực trong tổ chức để xác định mục tiêu, phương hướng.
- Đề xuất những hoạt động nhằm đạt được mục tiêu trong thời gian nhất định.
- Vạch ra các lịch trình cụ thể để hành động.
- Đưa ra những kế hoạch để kiểm soát và quản trị rủi ro nhằm phát triển tổ chức, doanh nghiệp.
3.2. Tổ chức
Chức năng tổ chức đòi hỏi người quản trị có sự phân bổ nguồn lực hợp lý và một môi trường nội bộ hoà thuận. Ngoài con người, quản trị còn cần phải biết cách sắp xếp máy móc, và kinh phí một cách tối thiểu nhất. Chức năng này bao gồm các hoạt động:
- Lập ra một cơ cấu, sơ đồ cho tổ chức.
- Thiết lập nhiệm vụ và thẩm quyền của các bộ phận.
- Xây dựng những tiêu chuẩn và KPI cụ thể cho từng bộ phận, công việc để tiến hành đánh giá.
3.3. Lãnh đạo, quản lý
Đối với chức năng lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp đòi hỏi nhà quản trị cần phải có kỹ năng quản trị, kỹ năng giao tiếp, tương tác tích cực và hiệu quả với tất cả mọi người trong tổ chức. Chức năng này bao gồm những hoạt động sau:
- Đào tạo, giao việc và chỉ huy công việc.
- Lắng nghe, động viên, giải quyết mâu thuẫn và đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên.
- Thiết lập mối quan hệ bền chặt giữa quản trị và nhân viên, giữa quản trị và các tổ chức bên ngoài.
3.4. Đo lường, đánh giá và điều chỉnh
Nhà quản trị cần phải có khả năng truyền cảm hứng và ảnh hưởng đến mọi người trong tổ chức, doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Chức năng này đóng vai trò giải quyết các vấn đề không mong muốn trong quá trình vận hành, được thực hiện với các hoạt động cụ thể như:
- Xác định rõ những vấn đề và lên lịch trình để kiểm tra.
- Đánh giá kết quả và đưa ra các hành động kịp thời để ngăn chặn tổn thất.
3.5. Lập ngân sách
Lập ngân sách là quá trình xem xét các khoản thu dự kiến của doanh nghiệp, nó có thể bao gồm:
- Tiền được thu vào từ việc bán sản phẩm và dịch vụ.
- Chi phí dùng để chi trả cho các khoản phí và hoá đơn trong một khoảng thời gian cụ thể trong tương lai.
- Quản trị điều này cho phép các doanh nghiệp nhìn thấy liệu họ có thể tiếp tục hoạt động ở mức độ mong đợi với những khoản thu và chi phí dự kiến này hay không.
Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề
4. Các ngành học đào tạo quản trị
Nhóm ngành đào tạo quản trị – quản lý gồm các ngành:
- Khoa học quản lý
- Ngành quản trị kinh doanh
- Quản lý công
- Quản trị nhân lực
- Hệ thống thông tin quản lý
- Quản trị văn phòng
- Quan hệ lao động
- Quản lý dự án
5. Phân biệt quản trị và quản lý
Quản trị và quản lý là hai vị trí quan trọng trong việc điều hành và phát triển tổ chức, doanh nghiệp. Quản trị tập trung vào việc lập kế hoạch chiến lược và đưa ra quyết định quan trọng cho tổ chức, doanh nghiệp. Trong khi quản lý tập trung vào việc triển khai các kế hoạch và quyết định của quản trị để đạt được những mục tiêu của tổ chức.
Yếu tố so sánh |
Quản trị |
Quản lý |
Khái niệm |
Là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. |
Là quá trình thực hiện những hoạt động cụ thể, thường mang tính chất thực thi, để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. |
Mục tiêu |
Nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp, bao gồm mục tiêu cụ thể và mục tiêu chung. |
Quản lý các mục tiêu cụ thể. |
Nguồn lực |
Các nguồn lực của doanh nghiệp. |
Các hoạt động của doanh nghiệp. |
Phạm vi |
Tổng thể, tổng quát |
Cụ thể, chi tiết |
Vai trò |
Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát |
Điều hành, điều khiển |
Kỹ năng |
Kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tổng hợp về quản trị, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. |
Kiến thức và kỹ năng chuyên môn phù hợp với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. |
Vị trí |
Quản trị là một khái niệm tổng quát, bao trùm lên tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. |
Quản lý là một hoạt động cụ thể, thường được thực hiện bởi các nhân viên cấp dưới của nhà quản trị. |
Tóm lại, cả quản trị và quản lý đều đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào, chúng có vai trò hỗ trợ và tương tác với nhau. Thành công của một tổ chức, doanh nghiệp sẽ phụ thuộc rất nhiều vào hai bộ phận này.
Tìm hiểu ngay các thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong nhóm quản lý
Back office là gì |
Qa qc là gì |
FTE là gì |
QC là gì |
Mẫu kế hoạch là gì |
Payslip là gì |
IQC là gì |
Operation là gì |
Headhunter là gì |
Talent acquisition là gì |
Mô hình Ask là gì |
|
Quản trị là gì |
Expat là gì |
Onboarding là gì |
Quy trình làm việc là gì |
Bom là gì |
|
Headhunter là gì |
Quy cách là gì |
Turnover rate là gì |
Ma trận Eisenhower là gì |
Work from home là gì |
|
HR admin là gì |
Ngành quản trị kinh doanh là gì |
Nguyên tắc 80/20 là gì |
Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì |
Chạy deadline là gì |
6. Việc làm quản trị hiện nay
Dưới đây là một số việc làm quản trị phổ biến hiện nay trong các doanh nghiệp:
Vị trí việc làm |
Nhu cầu thị trường |
Chuyên viên quản trị hệ thống |
Nhu cầu tuyển dụng lớn tại các ngân hàng |
Chuyên viên quản trị dự án |
Nhu cầu tuyển dụng lớn tại các công ty công nghệ thông tin |
Chuyên viên quản trị nhân sự |
Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vừa và lớn hiện nay đều có nhu cầu tuyển dụng quản trị nhân sự. |
Chuyên viên quản trị kênh Youtube |
Làm việc tại các công ty giải trí, media, game,… |
Chuyên viên quản trị rủi ro tài chính |
Làm việc tại các công ty chứng khoán, ngân hàng,… |
Chuyên viên quản trị mạng (Network) |
Làm việc tại các công ty tin học – viễn thông, công nghệ thông tin,… |
Chuyên viên quản trị Core – Phòng vận hành ứng dụng |
Làm việc tại các ngân hàng trên toàn quốc. |
Chuyên viên quản trị dữ liệu (Master data) |
Làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn. |
Chuyên viên quản trị hệ thống và chế độ chính sách |
Làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn. |
Việc làm quản trị đóng vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp, giúp vận hành và duy trì doanh nghiệp ổn định và phát triển. Việc làm Hà Nội, việc làm TP Hồ Chí Minh, việc làm Đà Nẵng,… là các thị trường có nhu cầu tuyển dụng đối với vị trí quản trị cao và tăng dần theo thời gian. Với những nội dung mà Blogduhoc.edu.vn cung cấp trên đây, hi vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu được khái niệm quản trị là gì, vai trò, chức năng cụ thể của vị trí này như thế nào để định hướng và phát triển sự nghiệp trong tương lai của mình. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm quản trị thì hãy truy cập ngay vào Blogduhoc.edu.vn – Đây là nền tảng tuyển dụng uy tín nhất hiện nay, các ứng viên có thể dễ dàng lựa chọn được công việc chất lượng nhất mà không sợ gặp phải những thông tin lừa đảo, thiếu chân thực.
Xem thêm:
Chairman Là Gì? Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Về Vị Trí Chairman
Manager Là Gì? Vai Trò Của Manager Như Thế Nào Đối Với Doanh Nghiệp?
Các ngành nghề phổ biến | |
Báo chí – Truyền hình | Môi trường – Xử lý chất thải |
Bảo hiểm | Mỹ phẩm – Thời trang – Trang sức |
Bảo vệ | Ngân hàng |
Biên – Phiên dịch | Nghệ thuật – Điện ảnh |
Bưu chính viễn thông | Nhân sự |
Chăm sóc khách hàng | Nhân viên kinh doanh |
Cơ khí – Chế tạo | Nhập liệu |
Kế toán – Kiểm toán | Nông – Lâm – Ngư – Nghiệp |
Khách sạn – Nhà hàng | Ô tô – Xe máy |
Công chức – Viên chức | Phát triển thị trường |
Dầu khí – Địa chất | Phục vụ – Tạp vụ – Giúp việc |
Dệt may – Da giày | Quan hệ đối ngoại |
Dịch vụ | Quản lý điều hành |
Du lịch | Quản trị kinh doanh |
Freelancer | Sinh viên làm thêm |
Giáo dục – Đào tạo | Sinh viên mới tốt nghiệp |
Giao thông vận tải | Thẩm định – Quản lý chất lượng |
Hành chính – Văn phòng | Thể dục – Thể thao |
Hóa học – Sinh học | Thiết kế – Mỹ thuật |
In ấn – Xuất bản | Thiết kế web |
IT Phần cứng – mạng | Thư ký – Trợ lý |
IT phần mềm | Thực phẩm – Đồ uống |
KD Bất Động Sản | Thương mại điện tử |
Khu công nghiệp | Tư vấn |
Kiến Trúc – TK Nội Thất | Vận hành sản xuất |
Kỹ thuật | Vận tải – Lái xe |
Kỹ thuật ứng dụng | Vật tư – Thiết bị |
Làm bán thời gian | Việc làm bán hàng |
Làm đẹp – Spa | Việc làm thêm tại nhà |
Lao động phổ thông | Xây dựng |
Luật – Pháp lý | Xuất – Nhập khẩu |
Marketing – PR | Y tế – Dược |
Điện – Điện tử |