Phỏng vấn là một trong những khâu cần thiết và rất quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Nó cũng là khâu giúp doanh nghiệp chọn lọc và tìm được những mảnh ghép phù hợp cho các bộ phận cũng như phòng ban. Tuy nhiên, với mỗi vị trí cần tuyển dụng thì phương pháp phỏng vấn cũng sẽ có ít nhiều sự khác biệt. Vậy thì phương pháp phỏng vấn là gì và liệu đâu là những điều ứng viên cần biết để có được buổi phỏng vấn thành công? Hãy cùng Job3S tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Phương pháp phỏng vấn là gì?
Đối với những ai làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng thì phỏng vấn có lẽ là khái niệm khá quen thuộc. Đây là quá trình mà phía nhà tuyển dụng sẽ đưa ra hàng loạt các câu hỏi cho ứng viên. Dựa trên những câu trả lời của ứng viên mà phía doanh nghiệp cũng như nhà tuyển dụng có thể đánh giá và chọn ra những người thực sự phù hợp và tiềm năng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng đối với những vị trí khác nhau thì phía doanh nghiệp sẽ dùng những phương pháp phỏng vấn khác nhau. Vậy phương pháp phỏng vấn có nghĩa là gì? Đây là cách để nhà tuyển dụng và ứng viên tiến hành trao đổi bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Không thể phủ nhận ở thời điểm hiện tại, có rất nhiều phương pháp phỏng vấn khác nhau. Tuy nhiên, dù là phương pháp nào thì cũng hướng đến những mục đích chính là tìm được ứng viên có năng lực, kinh nghiệm và thực sự phù hợp với doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc vận dụng các phương pháp phỏng vấn một cách linh hoạt còn giúp phía doanh nghiệp hiểu rõ hơn về ứng viên, mục tiêu ngắn hạn, dài hạn cũng như bước đầu đánh giá năng lực của họ. Từ đó có thể đưa ra quyết định xem nên chọn ứng viên nào đồng hành cùng với công ty.
Phương pháp phỏng vấn theo nội dung cụ thể
Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng đa dạng vị trí như hiện nay thì số lượng phương pháp phỏng vấn cũng không hề ít. Trong đó phỏng vấn theo nội dung cụ thể là một trong những sự lựa chọn mà phía quản lý nhân sự của doanh nghiệp đánh giá cao.
Tuy nhiên, chỉ riêng phương pháp này thôi cũng được chia thành 4 phương pháp nhỏ, ứng dụng cho các trường hợp riêng biệt là phỏng vấn theo hành vi – tình huống – áp lực và phỏng vấn mẹo. Vậy đặc điểm của từng phỏng vấn là gì? Nó được ứng dụng khi tuyển dụng những vị trí nào? Hãy cùng theo dõi tiếp bài viết để biết được điều đó nhé.
Phương pháp phỏng vấn theo hành vi
Phỏng vấn theo hành vi còn được biết đến với cái tên khác là phỏng vấn năng lực đặt câu hỏi. Phương pháp này vận hành dựa trên mô hình STAR, có nghĩa là dựa trên 4 yếu tố chính gồm Situation – tình huống, Task – nhiệm vụ, Action – hành động và yếu tố còn lại là Result – kết quả.
Phía người tuyển dụng sẽ dựa trên những lập luận, khả năng xử lý vấn đề cũng như hành vi của ứng viên trong buổi phỏng vấn để đưa ra những phán đoán về tương lai. Phương pháp phỏng vấn này được sử dụng chủ yếu để đánh giá các yếu tố về kỹ năng mềm của các ứng viên tham gia.
Tuy nhiên, phương pháp phỏng vấn này vẫn còn một số hạn chế và ứng viên có thể “lách luật” để vượt qua được vòng này. Đặc biệt, với những ứng viên có khả năng giao tiếp thì họ hoàn toàn có thể để lại ấn tượng đậm nét với nhà tuyển dụng. Và ngược lại, với những ứng viên có năng lực chuyên môn nhưng không giỏi giao tiếp thì sẽ khá khó để bộc lộ bản thân và gây ấn tượng với doanh nghiệp.
Phương pháp phỏng vấn tình huống
Nếu phỏng vấn hành vi nhằm đánh giá một số kỹ năng mềm của ứng viên thì phỏng vấn tình huống sẽ là cách để để doanh nghiệp kiểm tra khả năng phản xạ của ứng viên. Phía nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những tình huống nhất định và yêu cầu ứng viên xử lý chúng.
Các tình huống sẽ được xây dựng dựa trên thực tế bao gồm cả trách nhiệm, quyền hạn xử lý đến các mối quan hệ. Điều này có thể giúp nhà tuyển dụng nhìn nhận phần nào tính cách thực cũng như khả năng phản ứng với vấn đề của ứng viên.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nhìn nhận được một phần khả năng của ứng viên. Chính vì thế mà để tìm được những mảnh ghép thực sự xứng đáng và phù hợp thì doanh nghiệp cần áp dụng thêm một số phương pháp khác.
Phỏng vấn gây áp lực
Phỏng vấn gây áp lực, phỏng vấn gây căng thẳng hay stress interview đang là phương pháp được nhiều nhà tuyển dụng cân nhắc và sử dụng. Đối với phương pháp này, phía nhà tuyển dụng sẽ dùng nhiều cách để gây áp lực đến ứng viên như đưa ra những câu hỏi thẳng thắn, hỏi vặn hay thậm chí là cắt ngang câu trả lời.
Chính vì vậy nên không ít ứng viên đã bộc lộ cả tính cách và năng thực thực sự dù đã có sự chuẩn bị từ trước. Phía doanh nghiệp nhất là đội ngũ tuyển dụng cũng có thể khai thác và tìm thấy những sơ hở của ứng viên và tiến hành sàng lọc ngay sau quá trình phỏng vấn.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thường áp dụng trong trường hợp tuyển dụng các vị trí cao hay đòi hỏi khả năng chuyên môn vững vàng trong doanh nghiệp. Có thể kể đến như quản lý, giám đốc hay một số vị trí đòi hỏi khả năng sáng tạo liên tục.
Dù có điểm mạnh là có thể giúp doanh nghiệp chọn được ứng viên có khả năng chuyên môn lẫn yếu tố tâm lý ổn định nhưng đây cũng là phương pháp tồn tại sự rủi ro lớn. Phỏng vấn gây áp lực cũng là phương pháp khiến nhiều ứng viên mất thiện cảm với doanh nghiệp và có thể sẽ từ chối dù có cơ hội đồng hành cùng công ty.
Phương pháp phỏng vấn mẹo
Nhắc đến những phương pháp phỏng vấn được sử dụng nhiều bởi các “ông lớn” trong lĩnh vực tuyển dụng thì không thể bỏ qua Puzzle interview hay còn gọi là phỏng vấn mẹo. Thay vì lựa chọn những câu hỏi quen thuộc, nhàm chán và có tính hình thức, phỏng vấn mẹo cho phép nhà tuyển dụng đưa ra những câu hỏi lắt léo, khó tưởng để thử thách khả năng của ứng viên.
Phỏng vấn mẹo là phương pháp khá thường gặp tại các công ty về công nghệ hàng đầu như Google, Apple,… hay những doanh nghiệp thiên về sáng tạo hoặc đòi hỏi sự phản ứng nhanh nhạy với công việc. Nhờ việc có thể giúp nhà tuyển dụng xác định bước đầu khả năng, sự sáng tạo đến kỹ năng xử lý tình huống nên đây hiện là một trong những phương pháp phỏng vấn rất được ưa chuộng.
Phương pháp phỏng vấn theo hình thức
Bên cạnh việc được chia theo nội dung, các phương pháp phỏng vấn còn được chia theo hình thức thực hiện. Trong đó phổ biến nhất chính là trực tiếp, qua điện thoại và qua internet.
Phỏng vấn trực tiếp
Phỏng vấn trực tiếp còn được gọi là Face to Face interview, là cách thức phỏng vấn phổ biến nhất trong lĩnh vực tuyển dụng hiện nay. Trong phương pháp này, người tuyển dụng và ứng viên sẽ gặp gỡ trực tiếp để tiến hành trao đổi.
Việc phỏng vấn trực tiếp sẽ là điều kiện để ứng viên có thể thể hiện được nhiều khía cạnh về chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm trong giao tiếp. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng có thể nắm bắt được phần nào thái độ, sự quan tâm của ứng viên đối với doanh nghiệp.
Đây được xem là phương pháp phỏng vấn trực quan, giúp doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn được ứng viên phù hợp với tiêu chuẩn đã đặt ra. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại nhiều nhược điểm, nhất là mất khá nhiều thời gian cũng như công sức nhất là đối với những vị trí đòi hỏi yếu tố chuyên môn cao, áp dụng quy trình tuyển dụng nhiều vòng.
Phỏng vấn ứng viên qua điện thoại
Đây là hình thức phỏng vấn online đã xuất hiện từ lâu và thực sự phổ biến trong thời điểm dịch Covid hoành hành. Khác với hình thức phỏng vấn trực tiếp, phương pháp này cho phép nhà tuyển dụng lẫn ứng viên có thể tìm hiểu được cụ thể công việc, chế độ cũng như yêu cầu của 2 bên mà không cần mất quá nhiều thời gian.
Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại khá nhiều nhược điểm. Phía nhà tuyển dụng sẽ không dám chắc cũng như không chắc chắn được về năng lực thực sự của ứng viên. Ngoài ra thì một số ngành nghề, lĩnh vực hoặc vị trí đòi hỏi yêu cầu về ngoại hình cũng không nên lựa chọn phương pháp này.
Phỏng vấn qua internet – online
Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thì việc thay đổi một số thói quen trong đời sống và công việc cũng có sự thay đổi. Và tuyển dụng cũng không nằm ngoài lĩnh vực này.
Nhiều đơn vị đã lựa chọn phỏng vấn ứng viên qua internet, qua một số ứng dụng như Skype, một số mạng xã hội hay các công cụ khác như Google Meet, zoom,…
Phương pháp này nhanh chóng cho thấy lợi thế là việc tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức cũng như hạn chế sự ảnh hưởng tới việc vận hành công việc hàng ngày. Tuy nhiên, nó cũng nhanh chóng bộc lộ những nhược điểm khi không thể xác định và đánh giá chính xác năng lực của ứng viên. Chính vì thế mà phương pháp này cũng không được sử dụng quá nhiều trong lĩnh vực tuyển dụng.
Phỏng vấn ứng viên theo số lượng cụ thể
Bên cạnh 2 cách chia trên, các phương pháp phỏng vấn còn được chia theo số lượng ứng viên. Mỗi phương pháp áp dụng cho một hoặc một số đối tượng nhất định đều có những ưu nhược điểm riêng. Vậy cụ thể là như thế nào?
Phỏng vấn theo nhóm
Đây là phương pháp phỏng vấn thường được các doanh nghiệp lớn sử dụng khi muốn tìm kiếm những ứng viên phù hợp cho các vị trí cao. Đối với phương pháp này, nhà tuyển dụng sẽ xếp các ứng viên cùng ứng tuyển một vị trí vào cùng một phòng và đưa ra vấn đề rồi yêu cầu họ giải quyết trong một khoảng thời gian nhất định rồi đứng bên ngoài quan sát.
Lựa chọn phương pháp phỏng vấn này, phía doanh nghiệp có thể dễ dàng thấy được sự chênh lệch giữa khả năng chuyên môn lẫn kỹ năng mềm của các ứng viên. Bởi lẽ họ sẽ cùng đưa ra phương án giải quyết của một vấn đề hay tình huống nào đó.
Các ứng viên sẽ có cơ hội thể hiện khả năng nắm bắt, tiếp nhận và phân tích vấn đề cũng như đưa ra hướng xử lý. Bên cạnh đó, khả năng tranh luận, thuyết phục cũng được bộc lộ một cách rõ nét.
Phương pháp này cho phép nhà tuyển dụng có được cái nhìn bao quát nhất về các ứng viên và chọn ra ứng viên thực sự xứng đáng. Và hầu hết những kỹ năng, phẩm chất cần có cho những vị trí cao như quản lý, giám đốc hoặc các vị trí đòi hỏi sự giao tiếp nhiều cũng sẽ được bộc lộ nếu nhà tuyển dụng áp dụng phương pháp này.
Phỏng vấn cá nhân
Phương pháp phỏng vấn thường gặp nhất trong tuyển dụng chính là phỏng vấn cá nhân. Theo đó, ứng viên sẽ tới gặp và trao đổi trực tiếp với một hoặc một vài người đại diện cho phía nhà tuyển dụng.
Phỏng vấn cá nhân được nhận định là ít đem lại áp lực cho ứng viên như khi phỏng vấn theo nhóm vì không phải đối mặt với quá nhiều người. Phương pháp này cũng cho phép doanh nghiệp trao đổi kỹ hơn, tìm hiểu được về ứng viên nhiều hơn và chọn được ứng viên tiềm năng và phù hợp nhất.
Phương pháp phỏng vấn này cũng sẽ cho phép cả hai bên có thể trao đổi thẳng thắn về yêu cầu cũng như các chế độ đi kèm. Điều này cũng được xem là lợi thế và tiết kiệm thời gian cho cả hai bên.
Ưu nhược điểm của phương pháp phỏng vấn hiện nay
Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của đa dạng ngành nghề như hiện nay thì số lượng phương pháp phỏng vấn cũng tăng lên đáng kể. Và mỗi phương pháp cũng tồn tại những ưu nhược điểm rất riêng.
Ưu nhược điểm của các phương pháp phỏng vấn hiện nay
Phương pháp phỏng vấn |
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Phỏng vấn theo hành vi |
– Tiếp xúc trực tiếp và đưa ra được những đánh giá về kỹ năng mềm của ứng viên |
– Ứng viên có thể có sự chuẩn bị kỹ càng và “lách luật” – Là sự thuận lợi cho những ứng viên có khả năng giao tiếp tốt nhưng lại là sự bất lợi cho các ứng viên không hoạt ngôn. |
Phỏng vấn theo tình huống |
– Có thể nhìn nhận phần nào khả năng của các ứng viên, nhất là khả năng phản xạ và xử lý tình huống |
– Cần áp dụng thêm phương pháp khác để xác định được đâu là ứng viên được chọn. |
Phỏng vấn gây áp lực |
– Dễ dàng nhận ra được tính cách thực tế của ứng viên. – Có thể sàng lọc được ứng viên chất lượng và phù hợp nhất |
– Dễ gây ra sự ức chế đối với ứng viên tham gia phỏng vấn. |
Phỏng vấn mẹo |
– Xác định được cơ bản khả năng phán đoán, xử lý tình huống của ứng viên – Phù hợp với những vị trí đòi hỏi sự sáng tạo cao, nhanh nhẹn và xử lý nhiều tình huống bất ngờ |
– Không có form mẫu câu hỏi sẵn, đòi hỏi phía nhà tuyển dụng cần đưa ra những câu hỏi riêng, phù hợp với từng vị trí. |
Phỏng vấn trực tiếp |
– Cho phép hai bên trao đổi trực tiếp, dễ dàng hiểu được nhu cầu và quyền lợi của nhau |
– Mất nhiều thời gian và công sức |
Phỏng vấn qua điện thoại |
– Tiết kiệm thời gian, công sức, tránh ảnh hưởng đến việc vận hành nội bộ |
– Bất lợi cho phía nhà tuyển dụng vì có thể sẽ bị ứng viên qua mặt – Không phù hợp với những vị trí có đòi hỏi yêu cầu ngoại hình |
Phỏng vấn qua Internet |
– Tiết kiệm thời gian, công sức cho cả 2 bên |
– Không đem lại hiệu quả cao. |
Phỏng vấn theo nhóm |
– Dễ dàng chọn được ứng viên phù hợp giữa hàng loạt ứng viên. – Thấy và đánh giá được khả năng của ứng viên qua việc xử lý các tình huống được đưa ra |
– Chỉ phù hợp với các vị trí cao, đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức |
Phỏng vấn cá nhân |
– Trực quan, giảm thiểu áp lực cho các ứng viên – Trao đổi cặn kẽ hơn về các yếu tố cần thiết – Doanh nghiệp cũng có thể đánh giá được năng lực cụ thể của từng ứng viên. |
– Mất khá nhiều thời gian và công sức cho việc phỏng vấn |
Ngoài những phương pháp trên, nhằm thích ứng với sự thay đổi liên tục của thị trường lao động thì các phương pháp phỏng vấn mới ngày một nhiều hơn. Dù vậy, mỗi phương pháp vẫn sẽ có những ưu nhược điểm riêng, phù hợp với từng vị trí. Vì thế nên doanh nghiệp cần cân nhắc để chọn lựa được phương pháp phỏng vấn phù hợp, giúp chọn được ứng viên xuất sắc nhất.
Một vài lời khuyên giúp cho cuộc phỏng vấn thành công
Phỏng vấn là khâu giúp cả hai bên có thể hiểu hơn về những yêu cầu và mong muốn của đối phương. Chính vì thế mà cả người lao động lẫn nhà tuyển dụng đều cần sự chuẩn bị tốt nhất để cuộc phỏng vấn diễn ra suôn sẻ. Và dưới đây là một vài lời khuyên giúp cuộc phỏng vấn diễn ra thành công hơn mà bạn có thể tham khảo.
-
Đối với nhà tuyển dụng
Để cuộc phỏng vấn diễn ra thành công thì phía doanh nghiệp cần xác định rõ vị trí mà mình cần tuyển dụng. Cùng với đó là các yêu cầu về kỹ năng, kiến thức cần thiết để có thể sàng lọc được ứng viên phù hợp nhất.
Phía nhà tuyển dụng cũng nên chuẩn bị sẵn một checklist những mô tả cần thiết về vị trí tuyển dụng như yêu cầu, một số câu hỏi hoặc các chính sách, chế độ dành cho nhân viên.
-
Đối với ứng viên tham gia phỏng vấn
Về phía các ứng viên, bạn cần chuẩn bị tâm lý thật tốt trước khi phỏng vấn, trao đổi với doanh nghiệp. Ứng viên nên tìm hiểu trước về công ty, về văn hóa cũng như phạm vi hoạt động của đơn vị mình dự định ứng tuyển.
Bên cạnh đó, buổi phỏng vấn ứng viên nên đến sớm hoặc đúng giờ, chỉn chu trong cách ăn mặc để để lại ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng. Ngoài ra, các ứng viên cũng nên trao đổi một cách thẳng thắn về mọi vấn đề để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ nếu trở thành nhân viên của công ty.
Tổng kết
Trên đây là một số phương pháp phỏng vấn thường dùng, ưu nhược điểm cũng như một số mẹo để phỏng vấn thành công. Với những thông tin đã chia sẻ, Job3S hy vọng không chỉ ứng viên mà cả các nhà tuyển dụng sẽ có được cái nhìn khách quan và ứng dụng các phương pháp phỏng vấn linh hoạt, phù hợp hơn.
-
Phương pháp phỏng vấn là cách để các nhà tuyển dụng và ứng viên trao đổi giúp doanh nghiệp chọn được nhân sự phù hợp cho các vị trí còn thiếu.
-
Phương pháp phỏng vấn được phân loại theo nhiều cách như theo nội dung phỏng vấn, theo hình thức hoặc theo số lượng ứng viên phỏng vấn.
-
Mỗi phương pháp phỏng vấn đều có những ưu nhược điểm riêng, phù hợp với từng vị trí riêng. Vì thế nên doanh nghiệp cần cân nhắc để chọn được phương pháp phỏng vấn thích hợp với vị trí tuyển dụng.
-
Cả nhà tuyển dụng lẫn ứng viên đều có thể áp dụng một số mẹo để cuộc phỏng vấn diễn ra thuận lợi và thành công hơn.
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu đơn xin nghỉ việc
Những bài viết liên quan:
10 Câu Hỏi Phỏng Vấn Thường Gặp Nhất Khi Đi Xin Việc Và Những Điều Bạn Cần Biết
Tìm hiểu ngay thông tin liên quan đến phỏng vấn:
Phỏng vấn online |
Đi phỏng vấn mang theo gì |
Phỏng vấn reactjs |
Những dấu hiệu rớt phỏng vấn |
Điểm yếu khi phỏng vấn |
Cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm |
Đi phỏng vấn mặc gì |
Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn |
Đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì |
Phỏng vấn bao lâu có kết quả |
Trang phục và tác phong khi đi phỏng vấn tìm việc |
Phương pháp phỏng vấn |