Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kem tươi được sản xuất để ứng dụng trong các trường hợp khác nhau. Một số loại được dùng để làm bánh. Một số loại được dùng để sử dụng trong nấu nướng. Và một số loại được dùng để pha chế các loại thức uống. Do đó, nếu không biết rõ, bạn rất dễ bị nhầm lẫn và mua nhầm loại kem tươi về sử dụng. Dẫn đến, món bánh, món nước hay món soup của bạn sẽ không hấp dẫn và có vị thơm ngon như trong các công thức hướng dẫn.
Vì vậy, Ngon.online hôm nay sẽ giới thiệu đến các bạn các loại kem tươi hiện có trên thị trường và cách sử dụng chúng như thế nào. Các bạn hãy xem ngay bài viết dưới đây để biết cách phân biệt và sử dụng nhé.
Half and half (10.5 – 18% chất béo)
Đây là loại kem tươi có chứa hàm lượng chất béo thấp (10.5 – 18%). Do đó, loại kem này không được dùng để đánh bông trong các công thức làm bánh. Mà chỉ dùng để tạo vị béo và tăng thêm độ thơm ngon cho các món thức uống (cà phề hay cacao,…).
Light cream (18 – 30% chất béo)
Hay còn gọi là kem loãng. Là loại kem có chứa hàm lượng chất béo cao hơn Half and half. Loại kem này có thể đánh bông được nếu trong thành phần của nó có lượng chất béo là 30%. Tuy nhiên, sản phẩm đánh bông của nó lại không được ổn định. Rất dễ bị chảy. Do đó, loại kem này thường chỉ được dùng để pha đồ uống. Và nó còn có một tên gọi khác nữa đó là coffee cream – kem pha cà phê.
Whipping Cream (30 – 40% chất béo)
Chắc chắn bạn đã quá quen thuộc với loại kem tươi này. Whipping cream xuất hiện rất nhiều trong các công thức làm đồ ngọt. Nhờ vào hàm lượng chất béo phù hợp và tính ổn định của nó. Trong đó, whipping cream được chia làm 2 loại là Light whipping cream (30 – 35% chất béo) và heavy whipping cream (36 – 40%).
Light whipping cream (30 – 36% chất béo)
Cũng tương tự như Light cream, Light whippping cream cũng có thể đánh bông được nhưng không ổn định. Rất khó để tạo hình. Do đó, Light Whipping Cream thường được dùng để làm các loại sốt. Mặc dù Light Whipping cream cũng là một loại kem tươi thuộc dòng Whipping Cream.
Heavy cream (Heavy whipping cream) (>36% chất béo)
Được gọi là kem đặc. Là loại phổ biến nhất trong công thức làm bánh. Nhờ có hàm lượng chất béo khá cao, loại kem này có khả năng đánh bông nhanh, giữ form ổn định. Nên bạn sẽ thấy loại kem này được sử dụng rất nhiều trong nấu ăn, làm bánh và cả pha chế thức uống.
Sour cream (12 – 16% chất béo)
Sour cream được gọi là kem chua. Là loại kem được làm từ quá trình lên men của sữa, chất acid lactic làm cho sữa đặc lại và có vị chua. Loại này cũng được dùng khá nhiều trong các công thức làm bánh, nấu ăn. Tuy nhiên, để tìm mua loại sour cream này ở thị trường Việt Nam thì thật không dễ dàng chút nào và giá thành cũng khá cao. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tự làm sour cream tại nhà một cách dễ dàng với sữa chua không đường.
Mặc dù hàm lượng chất béo trong Sour cream thấp hơn Whipping cream rất nhiều. Nhưng Sour cream lại có kết cấu kem mịn, dẻo và vững chắc hơn Whipping cream nhiều lần. Và Sour cream vị thơm ngon hơn, không béo và ngấy như Whipping cream.
Double cream (48% chất béo)
Nhờ có hàm lượng chất béo cao như vậy, Double cream là loại kem dễ đánh bông nhất. Nhưng rất ít dùng trong làm bánh. (Vì kem rất dễ bị đánh quá tay). Mà bạn sẽ thấy loại kem này được dùng nhiều trong các món soup kiểu Âu.
Crème Fraiche
Là loại kem đặc, có hàm lượng chất béo cao. Loại kem này đã được qua xử lý đặc biệt để dùng chế biến trong các loại sốt nóng hay soup. Mà các loại kem tươi khác không thể hòa trộn được khi ở nhiệt độ cao. (> 40 độ C).
Vậy là Ngon.online đã giới thiệu xong đến các bạn các loại kem tươi hiện có trên thị trường và cách sử dụng chúng rồi nhé. Các bạn đã biết cách phân biệt chúng chưa nào. Hãy bỏ túi ngay bài viết này để biết cách sử dụng các loại kem tươi trong chế biến các món ăn ngon nhé. Chúc các bạn thành công.
Theo Ngon.online