PGD là gì? Ở nhiều nơi trên thế giới, người ta thường gọi vị trí tổng giám đốc là các CEO (chief executive officer). Tuy nhiên, tại Pháp lại có một cách gọi khác biệt hơn là PGD. Nhìn chung, dù cách gọi có khác biệt thì công việc của vị trí PDG cũng không hề thay đổi.
1. Định nghĩa PGD là gì?
CEO hay PGD là gì? CEO là viết tắt của từ Chief Executive Officer có nghĩa là Tổng giám đốc điều hành, từ này được sử dụng rộng rãi tại nhiều nơi. Tuy nhiên, tại Pháp thay vì CEO, người ta dùng từ PGD là viết tắt của từ Président-Directeur Général để chỉ những Giám đốc điều hành.
Đây được xem là vị trí “chức vụ” cao nhất của một tổ chức, đồng thời là vị trí mà nhiều người mong muốn đạt được. Để trở thành một PGD tài giỏi, bên cạnh việc học tập, Giám đốc điều hành cần là người có nhiều yếu tố tốt. Vì vậy, không phải bất kỳ ai mong muốn cũng có thể trở thành PGD.
Giám đốc Điều hành là người chịu trách nhiệm quản lý cũng như điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, đồng thời là người định hướng các chiến lược kinh doanh, mang lại giá trị tăng trưởng cho công ty.
Giám đốc điều hành là người đại diện công ty, có nhiệm vụ báo cáo trực tiếp mọi hoạt động với Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm với toàn bộ các cổ đông.
Tại các loại hình công ty, CEO/ PGD có thể được gọi với các chức danh như sau:
Loại hình công ty |
Chức danh |
Công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên |
Giám đốc/Tổng giám đốc |
Công ty hợp danh |
Thành viên hợp danh |
Doanh nghiệp tư nhân |
Chủ doanh nghiệp tư nhân |
Lưu ý:
- Với đối tượng là các công ty cổ phần PGD/ CEO có thể kiêm chức vụ Chủ tịch
- Với đối tượng là công ty TNHH 2 thành viên: PGD/ CEO có thể là Giám đốc/ Tổng giám đốc kiêm chức vụ Chủ tịch HĐQT
- Với các Công ty TNHH 1 thành viên: PDG/ CEO có thể là Giám đốc/ Tổng giám đốc trong khi là Chủ tịch công ty.
Khi đảm nhận vị trí CEO ( PGD), bạn sẽ thường xuyên phải làm việc trực tiếp với các CFO, CHRO. CCO, CPO, CMO và các vị trí khác phụ thuộc vào cấu trúc tổ chức và luồng vận hành của công ty.
Sự kết hợp uyển chuyển của CEO ( PGD) với các bộ phận khác có thể đem đến hiệu quả và giá trị tăng trưởng.
2. Vai trò của PGD là gì?
Hiểu rõ PGD là gì bạn sẽ phần nào hiểu được vai trò của họ đối với doanh nghiệp. Tại đơn vị công tác, PGD sẽ có trách nhiệm lập kế hoạch, thực hiện và xây dựng các định hướng chiến lược phát triển bền vững để doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đã đề ra về hoạt động kinh doanh, tài chính. PGD/ CEO cũng là người đứng ra để giải quyết các vấn đề thuộc công ty quản lý như: chiến lược kinh doanh, nhân sự, đối nội/ đối ngoại,…
Trên thực tế, căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2020, PGD là người có quyền, nhiệm vụ và vai trò như sau:
- Quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty mà không nằm trong phạm vi, thẩm quyền của HĐQT, HĐTV;
- Là người tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết và quyết định của HĐQT, HĐTV;
- Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh và thực hiện các phương án đầu tư của doanh nghiệp;
- Kiến nghị các phương án cơ cấu tổ chức, các quy chế để quán lý nội bộ công ty;
- Thực hiện bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ trong doanh nghiệp;
- Đưa ra các quyết định về tiền lương và các lợi ích khác công ty dành cho người lao động.
- Tuyển dụng lao động phù hợp với công ty;
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ và nghị quyết, quyết định của HĐQT, HĐTV
Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề
3. Những yếu tố cần có để trở thành PGD/ CEO
Để trở thành người đứng đầu dẫn dắt một tổ chức, doanh nghiệp bên cạnh việc có nền tảng kiến thức vững chắc, PDG cũng cần phải bổ sung các yếu tố sau:
Là người có trí tuệ cảm xúc (EQ)
Để có thể đưa ra những quyết định sáng suốt, PGD/ CEO cần rèn luyện để có thể kiểm soát và điều chỉnh tốt cảm xúc của bản thân.
Việc phải làm việc dưới môi trường áp lực cao có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, dễ cáu gắt và có những hành động không rốt trước mắt nhân sự hoặc đối tác kinh doanh, khách hàng,…
Tầm nhìn chiến lược
Đây là yếu tố thiết yếu giúp người điều hành có thể chủ động kiểm soát được hoạt động của các phòng ban khác và thiết lập một định hướng kinh doanh đúng đắn cho doanh nghiệp.
Tầm nhìn chiến lược cũng là “vũ khí” giúp các PGD có thể chiến đấu với các đối thủ khác.
Tư duy sáng tạo
PGD là gì? Các PGD cần phải hiểu rằng nếu không chịu liên tục đổi mới một cách phù hợp về loại hình kinh doanh hoặc các sản phẩm/ dịch vụ, doanh nghiệp hoặc chính những PGD/ CEO có thể bị nhấn chìm trên thị trường không ngừng đổi thay.
Ngược lại, một doanh nghiệp sẽ không ngừng đạt được những thành tựu và tốc độ phát triển nếu tìm được một đội ngũ nhân viên làm việc tích cực, hiệu quả và sáng tạo.
Bởi vậy, để doanh nghiệp phát triển bản thân người đảm nhận vị trí PDG/ CEO phải là người không ngừng học tập, đổi mới và nâng cao tính sáng tạo để các nhân học hỏi theo.
Trở thành người có khả năng giao tiếp, đàm phán và thuyết phục
Nếu cần một công cụ để giúp các PDG/ CEO có thể dung hòa giữa các phòng ban trong doanh nghiệp cũng như làm hài lòng khách hàng, đối tác.
Kỹ năng đàm phán và thuyết phục là kỹ năng vô cùng quan trọng với các PGD hay bất cứ ai muốn thành công. Để việc quản lý trở nên dễ dàng và hiệu quả, các Giám đốc điều hành cần xây dựng một đội ngũ tin tưởng và sẵn sàng đồng hành cùng mình.
4. Phân biệt giữa CEO/PDG và COO
Mặc dù đã biết PGD là gì, nhiều vẫn gặp khó khăn trong việc phân biệt CCO với PDG. Dưới đây là bảng phân biệt 2 vị trí chức vụ này bạn có thể tham khảo:
Tiêu chí |
CEO/ PGD |
COO |
Khái niệm |
PGD là gì? PGD là Giám đốc điều hành cấp cao nhất, đại diện công ty, là người lập chiến lược và định hướng cho doanh nghiệp. |
COO là giám đốc vận hành, người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động diễn ra hàng ngày tại doanh nghiệp |
Vai trò |
Là lãnh đạo tổng thể, người đưa ra các quyết định, định hướng và chiến lược |
Đóng vai trò là người quản lý hoạt động hàng ngày, hiệu quả và đảm bảo tính ổn định của công ty. |
Chiến lược |
CEO chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định về chiến lược kinh doanh, tài chính, marketing, và nhân sự. |
Đảm bảo hiệu quả và tính ổn định của hoạt động hàng ngày Phân công và giám sát công việc của các bộ phận Cải tiến và đổi mới quy trình vận hành Hỗ trợ CEO trong việc thực hiện chiến lược công ty |
Đối tượng |
CEO thường làm việc chặt chẽ với hội đồng quản trị, các cổ đông và các nhà đầu tư |
COO thường làm việc chặt chẽ với các bộ phận khác trong công ty, các đối tác, và nhà cung cấp |
Mục tiêu |
CEO hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, tăng giá trị cổ phiếu, và đảm bảo lợi ích của các bên liên quan. |
COO hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí, và đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ. |
Tiêu chí khác |
CEO thường đóng vai trò đại diện công ty trước công chúng, truyền thông, và các sự kiện quan trọng. CEO cần có tầm nhìn chiến lược và khả năng ra quyết định nhanh chóng. |
COO thường đóng vai trò nắm bắt tình hình thực tế của công ty và đưa ra giải pháp cải tiến. COO cần có kỹ năng quản lý và điều hành tốt, cũng như khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả. |
Trên thực tế, vai trò và trách nhiệm của CEO/ PGD và COO có thể thay thế và bổ sung cho nhau, việc này tùy thuộc vào quy mô cũng như công việc thực tế của doanh nghiệp.
Tham khảo ngay ý nghĩa tên chức vụ/vị trí phổ biến trên thị trường lao động hiện nay:
Pgd là gì |
Thư ký là gì |
Fresher là gì |
CSO là gì |
Senior là gì |
CMO là gì |
Chuyên viên là gì |
Management là gì |
CPO là gì |
General manager là gì |
Project manager là gì |
Leader là gì |
Co-founder là gì |
Director là gì |
Intern là gì |
Cio là gì |
Coo là gì |
Manager là gì |
Cco là gì |
Junior là gì |
Pa là gì |
CFO là gì |
Cfo là gì |
Specialist là gì |
Chairman là gì |
PM là gì |
Ceo là gì |
Tóm lại, PGD là gì? Đây thực chất chỉ là cách người Pháp dùng để gọi Giám đốc điều hành của họ thay cho từ CEO đã phổ biến từ khắp thế giới. Dù cách gọi khác nhau nhưng ở Pháp hay bất cứ nơi đâu, Giám đốc điều hành vẫn giữ vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, tổ chức.