Operation là gì? Thông tin tất tần tật về vị trí Operation trong doanh nghiệp

Operation là gì? Thông tin tất tần tật về vị trí Operation trong doanh nghiệp

Operation là gì? Ngoài thuật ngữ chỉ sự vận hành, Operation còn là một bộ phận trực tiếp tham gia vào quy trình sản xuất, đóng vai trò đáng kể trong việc lập ra kế hoạch phát triển cho các hoạt động này. Vậy mức lương của bộ phần này có cao không? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

1. Tìm hiểu khái niệm Operation là gì?

Operation là gì? Hiểu một cách đơn giản, Operation trong doanh nghiệp được hiểu là tên của bộ phận có trách nhiệm liên quan đến các công việc như vận hành, thiết lập kế hoạch, thực hiện các hoạt động liên quan đến quy trình sản xuất.

Bộ phận Operation đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi đây chính là nơi tạo ra các kế hoạch, chiến lược và định hướng phát triển dài hạn cũng như ngắn hạn. Hoạt động kinh doanh chính là điểm mấu chốt quyết định đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp cho nên vị trí Operation ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Operation là gì? Thông tin tất tần tật về vị trí Operation trong doanh nghiệp

Là vị trí quan trọng trong doanh nghiệp nhưng không nhiều người biết Operation là gì

Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề

2. Operation đảm nhận những công việc nào trong doanh nghiệp?

Hiểu được khái niệm Operation là gì, bạn có thể dễ dàng hiểu được phần nào những công việc mà vị trí này đảm nhiệm. Một số đầu công việc của Operation bao gồm:

  • Thiết lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp

Bất kể đó là doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ, sản xuất, nhà hàng hay cung cấp dịch vụ thì việc thiết lập kế hoạch kinh doanh là vô cùng quan trọng. Nó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, thậm chí có thể ảnh hưởng tới cả sự thành bại của một doanh nghiệp.

Operation sẽ đưa ra kế hoạch ngắn hạn, dài hạn sao cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Việc có định hướng kinh doanh đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp đạt được nhiều kết quả tốt, mang lại lợi nhuận cao, dễ dàng phát triển trên thị trường…

  • Tổ chức thực hiện kế hoạch, hoạt động tiếp thị, tìm kiếm thị trường

Sau khi bản kế hoạch đã được phê duyệt bởi ban giám đốc (hoặc quản lý trực tiếp) thì bộ phận Operation cần tổ chức thực hiện bản kế hoạch đó theo đúng quy trình. Ngoài ra nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển thì bộ phận này cần song song đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị cũng như tìm kiếm thị trường.

  • Thực hiện kế hoạch đào tạo đội ngũ nhân sự

Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì cần có chính sách đào tạo đội ngũ nhân sự nhằm thúc đẩy nguồn nhân lực nòng cốt. Bộ phận Operation tham gia chính sách này nhằm xác định những kỹ năng và kiến thức hiện tại của nhân viên để đưa ra kế hoạch đào tạo, bổ sung kiến thức chuyên môn để đáp ứng nhu cầu công việc trong tương lai. Qua đó có thể tối ưu hóa các khoản phí đầu tư liên quan đến nguồn nhân lực mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Operation là gì? Thông tin tất tần tật về vị trí Operation trong doanh nghiệp

Ngoài Operation là gì thì nhiệm vụ của bộ phận này cũng là câu hỏi mà nhiều người quan tâm

3. Mức thu nhập và quyền lợi của vị trí Operation

Trong hoạt động của doanh nghiệp, Operation là bộ phận đảm nhận nhiều đầu việc quan trọng và khá phức tạp. Vì thế nên mức thu nhập của nhân sự ở bộ phận này cũng không hề thấp. Tùy thuộc vào tình hình phát triển của doanh nghiệp, kinh nghiệm cá nhân, lĩnh vực hoạt động và cấp bậc mà mức lương của vị trí này sẽ có nhiều sự chênh lệch.

Theo như thống kê của các chuyên trang tìm việc, nhân viên vận hành hiện nay có mức lương khởi điểm dao động từ 6 tới 8 triệu đồng/tháng. Đối với nhân sự ở vị trí trưởng phòng có thể đạt được mức lương khoảng 15-25 triệu đồng/tháng. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn chấp nhận bỏ 30 tới 50 triệu đồng/ tháng để giữ chân nhân sự có thực lực.

Bên cạnh đó thì Operation còn nhận được một số khoản khác như thưởng lễ tết, thưởng dự án, thưởng hiệu suất công việc… Một số doanh nghiệp còn đưa ra nhiều chính sách thưởng khác và phụ cấp cho nhân sự.

4. Yêu cầu cần có đối với bộ phận Operation là gì?

Đảm nhận nhiều công việc quan trọng trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp nên để nhân sự thuộc bộ Operation cần đáp ứng được những yêu cầu nhất định. Bên cạnh chuyên môn thì kinh nghiệm làm việc và kỹ năng mềm cũng là điều không thể thiếu. Để có thể làm việc trong bộ phận Operation, bạn cần dáp ứng đây đủ các yêu cầu sau:

4.1. Yêu cầu về chuyên môn

Vị trí Operation yêu cầu nhiều về khả năng sáng tạo, sự nhanh nhạy về thị trường, tuy nhiên sẽ có yêu cầu về bằng cấp và kinh nghiệm cho một số chức vụ như trưởng phòng, quản lý,..

Operation là gì? Thông tin tất tần tật về vị trí Operation trong doanh nghiệp

Nhân sự thuộc bộ phận Operation cần đáp ứng được cơ bản những yêu cầu cần thiết

4.2. Kinh nghiệm làm việc

Trong bộ phận Operation thì với vị trí quản lý sẽ yêu cầu kinh nghiệm với ứng viên trong khoảng 3-5 năm. Tuy nhiên, cấp bậc nhân viên vận hành sẽ có yêu cầu đơn giản hơn, chỉ cần có hiểu biết, kiến thức về lĩnh vực vận hành.

4.3. Kỹ năng mềm

Bên cạnh đó, để có thể duy trì công việc một cách hiệu quả nhất, ứng viên cũng như nhân sự của bộ phận Operation cần trang bị những kỹ năng mềm cần thiết, cụ thể:

  • Trau dồi kỹ năng giao tiếp bởi nó giúp bạn trao đổi công việc một cách thuận lợi hơn, dễ dàng kết nối nhân sự trong các bộ phận

  • Khả năng làm việc nhóm sẽ giúp bạn nâng cao hiệu suất, tiết kiệm thời gian và là cơ hội để bạn chứng minh năng lực lãnh đạo của bản thân

  • Sự sáng tạo và nhanh nhạy trong việc lập kế hoạch giúp nâng cao hiệu quả

  • Chịu được áp lực bởi lẽ Operation là vị trí phải xử lý rất nhiều đầu việc trong doanh nghiệp

Xem thêm:

CTO Là Gì? Làm Thế Nào Để Trở Thành Một CTO?

Sale Admin Là Gì? Bảng Mô Tả Công Việc Sale Admin Chi Tiết

Tìm hiểu ngay các thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong nhóm quản lý

Back office là gì

Qa qc là gì

FTE là gì

QC là gì

Mẫu kế hoạch là gì

Payslip là gì

IQC là gì

Operation là gì

Headhunter là gì

Talent acquisition là gì

Mô hình Ask là gì

Quản trị là gì

Expat là gì

Onboarding là gì

Quy trình làm việc là gì

Bom là gì

Headhunter là gì

Quy cách là gì

Turnover rate là gì

Ma trận Eisenhower là gì

Work from home là gì

HR admin là gì

Ngành quản trị kinh doanh là gì

Nguyên tắc 80/20 là gì

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì

Chạy deadline là gì

Không khó để thấy được vai trò của bộ phận Operation đối với hoạt động của doanh nghiệp. Hy vọng với những kiến thức trên đây, bạn đọc có thể hiểu Operation là gì cũng như có định hướng làm việc phù hợp với các vị trí thuộc bộ phận này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *