Nhân viên dọn phòng khách sạn là gì? Những điều cần biết về vị trí nhân viên dọn phòng khách sạn

Nhân viên dọn phòng khách sạn là gì? Những điều cần biết về vị trí nhân viên dọn phòng khách sạn

Nền kinh tế ngày một phát triển thì các khối ngành dịch vụ cũng theo đó được đẩy mạnh. Và ngành dịch vụ khách sạn cũng là một trong những ngành ghi nhận sự phát triển vượt bậc. Để đảm bảo được chất lượng dịch vụ cũng như đem lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng thì vai trò của nhân viên dọn phòng khách sạn là rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được phần nào nhân viên dọn phòng khách sạn là gì cũng như những điều cần biết xung quanh vị trí công việc này.

Nhân viên dọn phòng khách sạn là gì?

Khái niệm nhân viên dọn phòng khách sạn

Đối với các khối ngành dịch vụ như khách sạn thì việc đem lại trải nghiệm tốt cho khách hàng là điều rất quan trọng. Và điều này được quyết định phần lớn bởi các bộ phận như dọn phòng khách sạn. Thế nhưng không phải ai cũng biết nhân viên dọn phòng khách sạn là gì?

Nhân viên dọn phòng khách sạn còn được biết đến với cái tên khác là nhân viên buồng phòng hay Housekeeping staff. Đây là những nhân sự thuộc bộ phận Housekeeping trong cơ cấu tổ chức của các khách sạn hiện nay.

Đây là những nhân sự chịu trách nhiệm chính trong việc lau dọn cũng như vệ sinh các phòng ở thuộc phạm vi khách sạn. Nhân viên dọn phòng khách sạn phải đảm bảo được phòng ốc luôn sạch sẽ, đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh lẫn thẩm mỹ cả trước khi khách đến lẫn sau khi khách hàng rời đi.

Nhân viên dọn phòng khách sạn là gì? Những điều cần biết về vị trí nhân viên dọn phòng khách sạn

Nhân viên dọn phòng khách sạn giữ vị trí quan trọng trong bộ phận Housekeeping

Mỗi khách sạn sẽ có những quy định riêng về tiêu chuẩn phòng lưu trú. Nó có thể được chia thành nhiều hạng phòng khác nhau. Và trách nhiệm chính của các nhân viên dọn phòng khách sạn nói riêng và bộ phận Housekeeping nói chung là đảm bảo và duy trì tiêu chuẩn này.

Và để đảm bảo hoàn thành tốt các công việc trong phạm vi trách nhiệm, bộ phận Housekeeping cần kết hợp với các bộ phận khác. Một trong số đó chính là bộ phận tiền sảnh để có thể cập nhật liên tục tình trạng phòng cũng như đưa ra những phương án hoạt động phù hợp.

Vai trò của bộ phận dọn phòng khách sạn là như thế nào?

  • Là bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện các công việc để duy trì tiêu chuẩn lưu trú của khách sạn

Nhân viên dọn phòng khách sạn là một phần cực kỳ quan trọng đối với bộ phận Buồng phòng khách sạn nói chung. Đây cũng là đội ngũ trực tiếp thực hiện việc vệ sinh phòng ở, đảm bảo trang thiết bị – đồ dùng dành cho khách hàng lưu trú tại khách sạn.

Họ cần đảm bảo rằng mọi công việc trong phạm vi trách nhiệm cần được thực hiện đầy đủ để đảm bảo đem lại những trải nghiệm tốt nhất. Ngoài ra, họ cũng là người chịu trách nhiệm vệ sinh các khu vực chung của khách sạn, đem lại sự hài lòng cho khách hàng lưu trú tại khách sạn.

Nhân viên dọn phòng khách sạn là gì? Những điều cần biết về vị trí nhân viên dọn phòng khách sạn

Nhân viên dọn phòng khách sạn giữ vai trò duy trì tiêu chuẩn lưu trú của khách sạn

  • Là bộ phận không thể thiếu, có sự liên kết chặt chẽ với các bộ phận khác để đem lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng

Ít ai biết rằng, nhân viên dọn phòng khách sạn lại là những người phối hợp chặt chẽ và thường xuyên liên lạc với các bộ phận khác, nhất là lễ tân. Chỉ khi phối hợp với nhau thì các nhân viên dọn phòng mới biết được đâu là những phòng còn trống, số lượng phòng cần dọn dẹp sau khi khách đã check out,…

Để đáp ứng với lượng khách hàng lớn, nhất là vào những dịp cao điểm thì nhân viên dọn phòng khách sạn lại càng thể hiện được vai trò quan trọng của mình. Đây cũng là đội ngũ có những ảnh hưởng trực tiếp tới trải nghiệm và đánh giá của khách hàng.

Ngoài ra thì các nhân viên thuộc bộ phận dọn dẹp phòng cũng sẽ là người trực tiếp xử lý các tình huống phát sinh hoặc sự cố về mặt vệ sinh cho khu vực phòng ở. Họ cũng sẽ là người bổ sung đồ dùng còn thiếu hay thêm mới dựa trên yêu cầu của khách hàng.

Mức lương của nhân viên dọn phòng khách sạn hiện nay là bao nhiêu?

Ở thời điểm hiện tại, vẫn còn khá nhiều người nghĩ rằng mức lương của nhân viên dọn phòng khách sạn là rất thấp. Thế nhưng theo nhiều khảo sát thì mức thu nhập của người lao động ở vị trí này không thấp đến vậy.

Nhân viên dọn phòng khách sạn là gì? Những điều cần biết về vị trí nhân viên dọn phòng khách sạn

So với mặt bằng chung thị trường lao động, mức lương của nhân viên dọn phòng khách sạn không quá thấp

Trên thực tế thì so với ngành nghề khác, mức lương của vị trí này ở mức trung bình khá. Mức lương cụ thể sẽ phụ thuộc vào vị trí trong bộ phận, mức lương cơ bản của vùng hay hạng sao của khách sạn.

Xét trên mặt bằng chung thì với vị trí nhân viên dọn phòng khách sạn, người lao động có thể nhận được mức lương từ 4 đến 8 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra thì nhân viên cũng có thể nhận được tiền tip từ khách hoặc một số trợ cấp khác.

Đối với những nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm, có thành tích và hoàn thành tốt nhiệm vụ thì còn có khả năng thăng tiến về cấp bậc. Mức lương theo đó cũng tăng lên ít nhiều.

Khi trở thành giám sát bộ phận thì mức lương mà nhân sự nhận được sẽ khoảng từ 7 tới 12 triệu đồng. Còn ở mức quản lý bộ phận thì mức lương này có thể lên tới 10 – 15 triệu đồng/ người/ tháng hoặc cao hơn tùy quy mô khách sạn và năng lực của nhân sự.

Công việc của nhân viên dọn phòng khách sạn là gì?

Song song với mức lương ổn định và khá hấp dẫn thì nhân viên dọn phòng khách sạn cần đáp ứng được khối lượng công việc không hề nhỏ. Vậy những công việc cụ thể mà đội ngũ này phải thực hiện sẽ gồm những gì? Và đâu là những yêu cầu mà một nhân viên dọn phòng khách sạn cần nắm được?

Nhân viên dọn phòng khách sạn là gì? Những điều cần biết về vị trí nhân viên dọn phòng khách sạn

Nhân viên dọn phòng khách sạn chịu trách nhiệm thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau

Mô tả công việc của vị trí dọn phòng khách sạn

Nhiệm vụ chính

Các công việc cụ thể cần thực hiện

Thực hiện công tác vệ sinh các phòng ở trong phạm vi khách sạn

– Nhận danh sách, kiểm tra và xác định số lượng phòng cần dọn dẹp cũng như nhận chìa khóa phòng vào đầu ca.

– Chuẩn bị các dụng cụ, đồ dùng và trang thiết bị cần thiết cho quá trình dọn dẹp phòng. Các loại thiết bị và dụng cụ này thường được để sẵn trong kho.

– Bắt đầu thực hiện dọn dẹp dựa trên các quy trình và tiêu chuẩn khách sạn đã quy định. Mỗi hạng phòng cũng sẽ đòi hỏi nhân viên dọn phòng khách sạn những yếu tố khác nhau.

– Xử lý các tình huống bất ngờ theo đúng quy trình và hướng dẫn của khách sạn.

​- Hỗ trợ khách hàng khi được yêu cầu và trong khả năng của bản thân.

– Tiến hành nghiệm thu và bàn giao lại chìa khóa cho người được chỉ định sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Thực hiện công tác kiểm tra các phòng mà khách hàng đã check out

– Sau khi khách hàng làm thủ tục check out, nhân viên dọn phòng cần kiểm tra lại một lượt các trang thiết bị, tình trạng sử dụng cũng như xác định xem có hư hại gì không.

– Sau khi xác định được tình hình thực tế, cung cấp thông tin cần thiết một cách trung thực cho bộ phận lễ tân. Các thông tin này sẽ được sử dụng để xử lý việc check out cho khách hàng.

Tiếp nhận, phân tích và xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình làm việc

– Mỗi khách sạn sẽ đưa ra những quy định riêng về thời gian treo biển “Xin đừng làm phiền! (Do not Disturb!). Vì thế mà khi khách hàng treo biển quá lâu, vượt ra khỏi khung thời gian quy định thì nhân viên dọn phòng khách sạn phải bảo lại cho giám sát hoặc bộ phận liên quan để xử lý kịp thời.

– Trường hợp phát hiện khách hàng ốm hay gặp bất cứ vấn đề nào về sức khỏe, nhân viên cần ngay lập tức báo cáo lại với giám sát hoặc quản lý ca để có phương án liên hệ nhân viên y tế xử lý kịp thời.

– Chủ động giúp đỡ khách hàng khi họ có nhu cầu

– Phối hợp với các nhân viên, bộ phận liên quan trong khách sạn để xử lý các tình huống phát sinh bất ngờ như hỏa hoạn,…

Các công việc khác

– Kiểm kê, vệ sinh lại thiết bị, dụng cụ phục vụ công việc theo đúng quy trình của khách sạn.

– Phối hợp hỗ trợ với bộ phận tiền sảnh như lễ tân, nhân viên hành lý để giúp khách hàng chuyển phòng hoặc hành lý theo yêu cầu.

– Luôn đề cao sự cảnh giác để duy trì vấn đề an ninh, an toàn trong khách sạn cho cả khách hàng lẫn đội ngũ nhân viên.

– Tham gia đầy đủ các cuộc họp định kỳ của bộ phận hoặc toàn khách sạn. Chủ động đưa ra những sáng kiến, giải pháp để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động chuyên môn của bộ phận mình làm việc.

– Chủ động, nhiệt tình tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện nhằm nâng cao trình độ mà khách sạn tổ chức.

– Tiếp nhận và thực hiện một số công việc khác theo sự phân công và điều động đột xuất của quản lý.

Yêu cầu trình độ, kỹ năng với vị trí dọn phòng khách sạn

  • Yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên môn

Mỗi khách sạn sẽ có những yêu cầu khác nhau đối với vị trí nhân viên dọn phòng. Và về chuyên môn cũng tương tự.

Nhân viên dọn phòng khách sạn là gì? Những điều cần biết về vị trí nhân viên dọn phòng khách sạn

Đối với một số khách sạn lớn thì nhân viên cần đảm bảo đã được đào tạo cơ bản về ngành khách sạn cũng như hiểu về vị trí công việc. Thậm chí, một số khách sạn 5 sao còn yêu cầu chứng chỉ, bằng cấp hay khả năng ngoại ngữ nếu bạn muốn thăng tiến lên những vị trí cao hơn.

Bên cạnh đó thì một số khách sạn phổ thông, có quy mô nhỏ thường không quá chú trọng về chuyên môn của nhân viên dọn phòng khách sạn. Một số khách sạn còn chỉ yêu cầu ứng viên tốt nghiệp phổ thông là đã có thể ứng tuyển.

  • Những kỹ năng, phẩm chất không thể thiếu của nhân viên dọn phòng khách sạn

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, các ứng viên của vị trí nhân viên dọn phòng khách sạn cũng cần có những kỹ năng mềm cần thiết cho công việc. Đây cũng là yếu tố quyết định sự hiệu quả trong công việc đối với các nhân viên của bộ phận dọn phòng.

Các nhân viên dọn phòng cần có sức khỏe tốt để đáp ứng được khối lượng công việc lớn. Cùng với đó, nhân viên dọn phòng khách sạn cần có khả năng quản lý thời gian hiệu quả để có thể sắp xếp thời gian thực hiện công việc.

Nhân viên dọn phòng khách sạn là gì? Những điều cần biết về vị trí nhân viên dọn phòng khách sạn

Các kỹ năng mềm cũng là yếu tố rất quan trọng

Ngoài ra, các nhân viên thuộc bộ phận dọn phòng cần có tính tự giác, nghiêm túc và làm việc hiệu quả mà không cần sự giám sát. Đặc biệt hơn, các nhân viên của bộ phận dọn phòng cần đảm bảo luôn duy trì vẻ ngoài chuyên nghiệp, tích cực để đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Bên cạnh đó, nhân viên dọn phòng khách sạn sẽ cần hỗ trợ tìm kiếm nếu khách hàng làm rơi, mất đồ trong phạm vi khách sạn. Vì thế nên các nhân viên cũng cần có sự trung thực để tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra.

Các nguyên tắc cơ bản mà nhân viên dọn phòng khách sạn cần nắm vững

Ở bất kỳ vị trí nào thì để đảm bảo hiệu quả công việc, nhân viên cũng cần tuân thủ một số quy tắc nhất định. Và với nhân viên dọn phòng khách sạn cũng không ngoại lệ. Thậm chí, với đặc thù công việc, những nguyên tắc làm việc cơ bản mà bộ phận này cần đảm bảo cực kỳ nghiêm ngặt.

Một số nguyên tắc mà nhân viên dọn phòng khách sạn nhất định phải biết có thể kể đến như:

  • Nguyên tắc làm sạch – duy trì tiêu chuẩn lưu trú phòng khách sạn

Công việc cũng như nhiệm vụ chính của các nhân viên dọn phòng khách sạn chính là đảm bảo vệ sinh cũng như tiêu chuẩn lưu trú của khách sạn. Bên cạnh đó là đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cũng như đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng trong phạm vi phòng ở.

Chính vì thế nên các nhân viên dọn phòng khách sạn cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc làm sạch cũng như quy trình vệ sinh phòng ở. Và thường các phòng sẽ được vệ sinh theo thứ tự như từ xa tới gần, từ cao tới thấp, từ trước đến sau,… để đảm bảo không bị sót phòng.

Nhân viên dọn phòng khách sạn là gì? Những điều cần biết về vị trí nhân viên dọn phòng khách sạn

Nhân viên dọn phòng khách sạn cần tuân theo những nguyên tắc nhất định khi làm việc

  • Nguyên tắc an toàn trong quá trình sử dụng hóa chất

Đối với công việc dọn dẹp và làm sạch thì việc phải dùng các hóa chất tẩy rửa là điều tất yếu. Thế nhưng, trong quá trình sử dụng thì nhân viên dọn phòng cần đặc biệt lưu ý để tránh để lại mùi hóa chất hay làm hư hại các đồ dùng nhưng phải đảm bảo hiệu quả làm sạch.

Vì thế nên trong quá trình sử dụng, nhân viên cần xác định rõ từng loại hóa chất, đặc tính cũng như công dụng. Đặc biệt, không được sử dụng các hóa chất độc hại và phải thử tính an toàn trước khi sử dụng trên diện rộng. Và nhân viên dọn phòng cũng cần phải lưu ý và trang bị phương tiện bảo hộ trong suốt quá trình làm việc với hóa chất.

  • Nguyên tắc an toàn khi sử dụng thiết bị phục vụ cho công việc

Với khối lượng công việc lớn thì hầu hết các khách sạn đều trang bị dụng cụ, thiết bị với công suất lớn cho bộ phận dọn phòng. Và trong quá trình sử dụng, nhân viên phải đảm bảo rằng sử dụng đúng tính chất, đúng công việc và đúng hướng dẫn để tối ưu hiệu quả.

Bên cạnh đó, nhân viên dọn phòng nhất định phải kiểm tra tình trạng máy trước khi sử dụng. Nếu phát hiện thấy thiết bị có vấn đề bất thường thì nhân viên cần báo lại cho giám sát hoặc quản lý ca để liên hệ với bộ phận kỹ thuật nhờ hỗ trợ.

4 nguyên tắc khi sử dụng thiết bị cần đặc biệt lưu ý là: An toàn thân thể, an toàn điện, an toàn kết cấu và an toàn độ cao.

Cơ hội thăng tiến của nhân viên dọn phòng khách sạn

Đối với nhân viên ở bất kỳ bộ phận nào thì việc nỗ lực, cố gắng để hoàn thành tốt công việc cũng nhằm mục đích chính là nhận được sự công nhận và có cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn. Vậy lộ trình cũng như cơ hội thăng tiến của nhân viên dọn phòng khách sạn là như thế nào?

  • Nhân viên dọn dẹp phòng

Đây là vị trí đầu tiên mà bất kỳ nhân viên nào cũng phải trải qua. Ở vị trí này, các nhân viên dọn phòng sẽ được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, trực tiếp thực hiện các công việc nằm trong và có thể là ngoài phạm vi trách nhiệm.

Nhân viên dọn phòng khách sạn là gì? Những điều cần biết về vị trí nhân viên dọn phòng khách sạn

Nhân viên dọn phòng – vị trí cơ bản nhất trong lộ trình thăng tiến

Tùy theo năng lực của từng người mà thời gian công tác ở vị trí này có thể khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung thì hầu hết các nhân viên trước khi lên vị trí cao hơn đều làm việc ở bộ phận dọn dẹp khoảng 2 tới 3 năm. Tuy nhiên thời gian này cũng có thể ngắn hoặc dài hơn tùy vào năng lực của từng ứng viên.

  • Giám sát bộ phận dọn phòng

Sau khi hoàn thành tốt công việc của một nhân viên dọn phòng, nếu ứng viên có đủ chuyên môn, kinh nghiệm cũng như khả năng quản lý thì sẽ được đề bạt thành giám sát.

Tùy theo quy mô của khách sạn mà vị trí cũng như phạm vi trách nhiệm của nhân viên giám sát có thể khác nhau. Tại các khách sạn lớn thì các giám sát viên được chia làm 2 cấp là giám sát tầng và giám sát bộ phận. Và thường là sau một thời gian nhất định làm việc ở vị trí giám sát tầng thì nhân viên sẽ có cơ hội trở thành giám sát bộ phận.

Nhân viên dọn phòng khách sạn là gì? Những điều cần biết về vị trí nhân viên dọn phòng khách sạn

Giám sát – cơ hội thăng tiến tiếp theo cho khối nhân viên buồng phòng

Còn với các khách sạn có quy mô vừa và nhỏ thì chỉ có 1 mức giám sát. Các giám sát viên cũng sẽ cần quán xuyến và kiểm soát công việc của cả bộ phận dọn phòng.

  • Trưởng bộ phận buồng phòng

Và vị trí cao nhất trong lộ trình thăng tiến của một nhân viên dọn phòng khách sạn chính là trưởng bộ phận buồng phòng. Đây cũng là đích đến mà rất nhiều nhân viên hướng tới.

Nhân viên dọn phòng khách sạn là gì? Những điều cần biết về vị trí nhân viên dọn phòng khách sạn

Trưởng bộ phận – vị trí mà nhân viên dọn phòng nào cũng mong muốn

Trưởng bộ phận buồng phòng không chỉ chịu trách nhiệm quản lý bộ phận dọn dẹp mà còn quản lý các bộ phận khác trong khối buồng phòng như bộ phận giặt là, bộ phận tầng, bộ phận văn phòng,…

Một số khách sạn tiêu biểu trong ngành

  • Metropole – khách sạn 5 sao đến từ Accor Hotels

Metropole được xem là một trong những khách sạn 5 sao đầu tiên trên thị trường nước ta. Được xây dựng, phát triển và quản lý điều hành bởi Accor Hotels – tập đoàn khách sạn đình đám với hơn 50 năm lịch sử nên Metropole luôn được đánh giá rất cao.

Thiết kế sang trọng, đẳng cấp đến từng chi tiết nhỏ giúp Metropole ghi dấu ấn đậm nét trong lòng khách hàng. Hệ thống tiện ích hiện đại, tiện nghi cũng như chất lượng dịch vụ chuẩn 5 sao nên không khó hiểu khi Metropole được đánh giá là một trong những khách sạn hàng đầu trên thị trường nước ta.

  • Vinpearl – loạt khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp đến từ tập đoàn Vingroup

Đến từ tập đoàn bất động sản hàng đầu nước ta nên không khó hiểu khi Vinpearl có mặt trong danh sách này. Đây cũng là một trong những chuỗi khách sạn nghỉ dưỡng đình đám, chất lượng hàng đầu cả nước.

Nhân viên dọn phòng khách sạn là gì? Những điều cần biết về vị trí nhân viên dọn phòng khách sạn

Vinperl – loạt khách sạn nghỉ dưỡng cực chất lượng

Không gian phòng ở đầy đủ tiện nghi, các dịch vụ tích hợp đạt chuẩn quốc tế là những điều giúp Vinpearl ghi điểm với khách hàng. Bên cạnh đó, chủ đầu tư Vingroup còn quy hoạch và xây dựng các khu vui chơi giải trí gần ngay khách sạn. Điều này giúp khách hàng, đặc biệt là khách du lịch có được những trải nghiệm tốt nhất.

  • JW Marriott và Sheraton – loạt khách sạn 5 sao đình đám đến từ tập đoàn Marriott International

Nhắc đến những khách sạn hạng sang trên thị trường nước ta thì không thể bỏ qua JW Marriott và Sheraton. Là 2 chuỗi khách sạn được xây dựng bởi tập đoàn Marriott International nên không khó hiểu khi đây là sự lựa chọn của vô vàn khách hàng.

Nhân viên dọn phòng khách sạn là gì? Những điều cần biết về vị trí nhân viên dọn phòng khách sạn

JW Marriott – một trong những biểu tượng của ngành khách sạn hạng sang tại Việt Nam

Không chỉ ghi điểm với không gian sang chảnh, thiết kế hiện đại mà hai chuỗi khách sạn này còn được đánh giá rất cao về dịch vụ ẩm thực. Đội ngũ đầu bếp chất lượng có khả năng đưa bạn “du lịch” một vòng trên bản đồ ẩm thực thế giới.

  • Mường Thanh – Hệ thống khách sạn tư nhân đẳng cấp đạt chuẩn quốc tế

Đây được biết đến là chuỗi khách sạn tư nhân với 53 cơ sở cùng hơn 9000 phòng nghỉ đẳng cấp. Dù xuất hiện trên thị trường chưa quá lâu nhưng Mường Thanh cũng nhanh chóng gia nhập đường đua của các khách sạn hạng sang hàng đầu trên thị trường.

Hệ thống các cơ sở của Mường Thanh đều sở hữu kiến trúc khá hiện đại, đơn giản nhưng không hề đơn điệu. Các tiện ích và dịch vụ đi kèm cũng là yếu tố giúp Mường Thanh nhanh chóng vươn lên trên thị trường khách sạn.

Trên đây chỉ là một số khách sạn tiêu biểu trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, với nhu cầu cũng như sự phát triển ở thời điểm hiện tại thì trong tương lai không xa, số lượng cũng như quy mô và chất lượng dịch vụ của thị trường khách sạn sẽ còn phát triển hơn nữa.

Tìm việc làm nhân viên dọn phòng khách sạn ở đâu?

Với số lượng khách sạn trên thị trường hiện nay thì nhân viên dọn phòng là vị trí có nhu cầu rất lớn. Vậy những ứng viên có nhu cầu làm việc tại vị trí này thì tìm việc ở đâu?

Nếu muốn trở thành nhân viên tại các khách sạn lớn thì ứng viên có thể tham khảo các trang tin tuyển dụng của các đơn vị này. Sinh viên các ngành khách sạn khối buồng phòng cũng có thể chờ các chương trình tuyển dụng thực tập sinh để có cơ hội trở thành nhân viên của các khách sạn lớn.

Bên cạnh đó, các ứng viên có thể lựa chọn tìm việc trên các nền tảng tuyển dụng trong đó có Job3s. Đây là một trong những nền tảng được đánh giá cao nhờ việc ứng dụng công nghệ AI. Điều này không chỉ giúp ứng viên tìm được các công việc theo đúng yêu cầu mà các doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng cũng dễ dàng chọn được ứng viên phù hợp.

FAQs

  • Nhân viên dọn phòng là gì?

Nhân viên dọn phòng là những người chịu trách nhiệm dọn dẹp vệ sinh phòng ở tại khách sạn. Họ có trách nhiệm đảm bảo duy trì tiêu chuẩn lưu trú của khách sạn cũng như đảm bảo sự thoải mái cho khách hàng trong suốt thời gian lưu trú tại đây.

Nhân viên dọn phòng khách sạn là gì? Những điều cần biết về vị trí nhân viên dọn phòng khách sạn

Một số thắc mắc về vị trí nhân viên dọn phòng khách sạn

  • Nhân viên buồng phòng khách sạn làm những gì?

Bộ phận buồng phòng hay bộ phận Housekeeping là bộ phận rất quan trọng trong cơ cấu tổ chức của khách sạn. Họ là người chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo các yếu tố về mặt vệ sinh như dọn dẹp phòng ở, giặt ủi đồ cũng như một số vấn đề khác.

Một số công việc cụ thể mà nhân viên buồng phòng khách sạn chịu trách nhiệm thực hiện phải kể đến như:

– Thực hiện kiểm tra phòng trước khi khách check in và sau khi khách check out. Tiến hành vệ sinh phòng để đảm bảo phòng luôn sạch sẽ.

– Duy trì và đảm bảo tiêu chuẩn lưu trú mà khách sạn đã đưa ra.

– Kiểm tra và đảm bảo số lượng, chất lượng cũng như khả năng sử dụng của các vật dụng trong phòng.

– Giặt – là trang phục cho khách hàng nếu khách hàng có nhu cầu

– Thực hiện vệ sinh các khu vực công cộng của khách sạn

– Phối hợp với bộ phận lễ tân để công việc được suôn sẻ và hạn chế tối đa rủi ro,…

Ngoài những công việc kể trên, bộ phận buồng phòng khách sạn còn cần tiếp nhận và xử lý các khiếu nại hay yêu cầu phát sinh của khách hàng. Bên cạnh đó là thực hiện một số công việc theo sự điều động của cấp trên để đem lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

  • Bộ phận Housekeeping trong khách sạn là gì?

Trong lĩnh vực khách sạn thì bộ phận Housekeeping còn gọi là bộ phận buồng phòng. Đây là bộ phận có chức năng cung cấp và đảm bảo các dịch vụ tại khách sạn.

Bộ phận buồng phòng cũng là bộ phận đem về doanh thu cao nhất trong cơ cấu doanh thu của khách sạn. Đây cũng chính là bộ phận chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến khách hàng trong suốt thời gian họ lưu trú tại khách sạn.

Nhân viên dọn phòng khách sạn là gì? Những điều cần biết về vị trí nhân viên dọn phòng khách sạn

Nhân viên dọn phòng khách sạn đóng vai trò rất quan trọng để khách sạn duy trì tiêu chuẩn lưu trú

  • Quy trình phục vụ buồng phòng là gì?

Để đảm bảo hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ thì nhân viên buồng phòng sẽ cần thực hiện công việc và tuân theo các quy trình riêng. Quy trình phục vụ buồng phòng tiêu chuẩn tại các khách sạn gồm 3 giai đoạn chính như sau:

– Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn chuẩn bị trước khi khách hàng vào ở. Giai đoạn này chủ yếu thực hiện các công việc dọn dẹp, kiểm kê đồ dùng cần thiết trong phòng.

– Giai đoạn 2: Phục vụ nhu cầu của khách hàng trong thời gian lưu trú. Ở giai đoạn này, nhân viên buồng phòng có thể đảm nhiệm các công việc dọn dẹp, giặt ủi đồ hay xử lý các yêu cầu phát sinh của khách hàng.

– Giai đoạn 3: Kiểm tra phòng và tình trạng các đồ dùng trước khách hàng trả phòng. Giai đoạn này thường sẽ được thực hiện trước khi khách hàng check out và trả phòng. Sau đó, nhân viên sẽ tiến hành dọn dẹp để đón các khách hàng mới.

  • FB trong khách sạn là gì?

F&B là viết tắt của cụm từ Food and Beverage Service. Đây là khái niệm để chỉ bộ phận nhà hàng và quầy đồ uống trong khách sạn.

Bộ phận chịu trách nhiệm cung cấp và đảm bảo các dịch vụ về đồ ăn, đồ uống cho thực khách và cả đội ngũ nhân viên trong khách sạn. Đây cũng là bộ phận cực kỳ quan trọng, nhất là tại các khách hàng 4 – 5 sao.

Cùng với đó, F&B còn cung cấp các dịch vụ nhà hàng, tổ chức tiệc,… Từ đó đem lại một nguồn doanh thu không nhỏ cho khách sạn.

  • HK staff là gì?

HK staff là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực khách sạn. Đây là từ viết tắt của Housekeeping staff và là thuật ngữ để chỉ những nhân viên dọn phòng trong bộ phận buồng phòng.

  • Bộ phận ẩm thực là gì?

Bộ phận ẩm thực hay chính là bộ phận F&B – bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc cung cấp dịch vụ nhà hàng và đồ uống cho khách hàng lưu trú tại khách sạn, thực khách bên ngoài hoặc nhân viên.

  • Nhân viên dọn phòng khách sạn có cần biết tiếng Anh không?

Trên thực tế thì hầu hết các vị trí thuộc khối ngành khách sạn đều yêu cầu nhân viên có khả năng nói tiếng Anh. Dù không quá khắt khe nhưng tại một số khách sạn, nhất là khách sạn lớn, nhiều khách hàng là người ngoại quốc thì tiếng Anh là tiêu chí bắt buộc để bạn có thể trở thành nhân viên của họ.

Tổng kết

Trong bài viết trên đây, Job3s đã chia sẻ một số thông tin giúp bạn hiểu được nhân viên dọn phòng khách sạn là gì, công việc, nhiệm vụ cũng như mức lương phổ biến của vị trí này. Cùng với đó là cơ hội thăng tiến và danh sách một số khách sạn hàng đầu tại thị trường nước ta. Hy vọng với những thông tin này, bạn đọc sẽ có được cái nhìn tổng quát nhất về vị trí này và đưa ra sự lựa chọn phù hợp.

  • Nhân viên dọn phòng khách sạn là những người thực hiện việc lau dọn phòng cũng như đảm bảo vấn đề vệ sinh trong phạm vi phòng ở của khách sạn.

  • Nhân viên dọn phòng đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới trải nghiệm của khách hàng trong thời gian lưu trú tại khách sạn.

  • Mức lương của nhân viên dọn phòng khách sạn so với mặt bằng chung thị trường không phải quá cao nhưng cũng không hề thấp.

  • Các nhân viên dọn phòng khách sạn đều phải đáp ứng được cả yếu tố về chuyên môn lẫn các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc.

  • Nhân viên dọn phòng khách sạn cũng có lộ trình thăng tiến rõ ràng nếu đủ năng lực. Dựa theo kinh nghiệm, kiến thức và chuyên môn thì các nhân viên dọn phòng có thể được cất nhắc lên vị trí giám sát hoặc trưởng bộ phận.

  • Hiện nay, ngành khách sạn ngày một phát triển nên số lượng khách sạn lớn, chất lượng cũng không hề ít. Và với tốc độ phát triển cũng như nhu cầu sử dụng dịch vụ hiện nay thì cả số lượng lẫn chất lượng sẽ còn tăng cao hơn nữa.

  • Người lao động nếu muốn trở thành nhân viên dọn phòng khách sạn có thể tìm việc trên nhiều nền tảng. Và một trong số đó chính là Job3s – nền tảng tìm việc làm ứng dụng AI hàng đầu trên thị trường hiện nay.

Tìm hiểu ngay các thuật ngữ được sử dụng trong ngành nhà hàng – khách sạn

Nhân viên dọn phòng khách sạn là gì

Giám sát nhà hàng là gì

Du lịch sinh thái là gì

FMCG là gì

F&B là gì

Nhân viên phục vụ là gì

Những bài viết liên quan:

Nghiệp Vụ Lễ Tân Khách Sạn Là Gì? Lương Lễ Tân Khách Sạn Bao Nhiêu?

Trade Marketing Là Gì? Những Điều Cần Biết Để Trở Thành Một Nhân Viên Trade Marketing

Nhân Viên R&D Là Gì? Những Điều Cần Biết Để Trở Thành Một Nhân Viên R&D

Tìm hiểu các bài viết liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *