Nghiệp vụ ngân hàng là gì? Các nghiệp vụ ngân hàng quan trọng

Nghiệp vụ ngân hàng là gì? Các nghiệp vụ ngân hàng quan trọng

Nghiệp vụ ngân hàng là nghiệp vụ quan trọng mà những người làm trong ngân hàng phải hiểu rõ và nắm vững kiến thức về các dịch vụ mà ngân hàng có thể làm được. Từ đó giúp bạn khám phá và hiểu sâu hơn về các quy trình và hoạt động trong ngành này.

1. Nghiệp vụ ngân hàng là gì?

Nghiệp vụ ngân hàng có tên tiếng anh là Banking Operation, là tập hợp các hoạt động và quy trình được thực hiện bởi các tổ chức ngân hàng nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng. Nó bao gồm một loạt các công việc, quy trình và quy định liên quan đến việc tiếp nhận, xử lý và quản lý tiền tệ, giao dịch tài chính, đầu tư, vay vốn và các dịch vụ liên quan khác.

Các nghiệp vụ ngân hàng bao gồm những hoạt động như: Mở tài khoản ngân hàng, cung cấp thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, chuyển khoản tiền, quản lý tài khoản, xử lý hồ sơ vay vốn, cung cấp các dịch vụ thanh toán như chi trả hoá đơn,…

Ngoài ra, các nghiệp vụ ngân hàng cũng liên quan đến việc đánh giá rủi ro của thẻ tín dụng, quản lý tài sản và liên kết với những tổ chức tài chính khác như ngân hàng trung ương hay các tổ chức tài chính quốc tế.

Nghiệp vụ ngân hàng là gì? Các nghiệp vụ ngân hàng quan trọng

Nghiệp vụ ngân hàng là là tập hợp các hoạt động và quy trình được thực hiện bởi các tổ chức ngân hàng

Xem thêm: Nghiệp vụ lễ tân khách sạn là gì? Lương lễ tân khách sạn bao nhiêu?

2. TOP 6 nghiệp vụ ngân hàng quan trọng

Về cơ bản, ngân hàng thương mại cũng giống như các doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Để làm việc trong những ngân hàng thương mại, bạn cần phải nắm rõ 6 nghiệp vụ ngân hàng sau đây:

2.1. Nghiệp vụ tài sản nợ, huy động vốn

Nghiệp vụ ngân hàng tài sản nợ và huy động vốn sẽ phản ánh trực tiếp thông qua nguồn vốn của ngân hàng bao gồm vốn đầu tư, vốn tự có:

  • Vốn đầu tư: Gồm vốn điều lệ ngân hàng hoặc vốn thuộc sở hữu của ngân hàng. Vốn điều lệ thường sẽ được sử dụng để mua thiết bị, tài sản và các hoạt động khác.

  • Vốn tự có: Ngân hàng sẽ dùng khoản vốn này để chi tiêu cho các mục tạm thời.

Nghiệp vụ ngân hàng là gì? Các nghiệp vụ ngân hàng quan trọng

Các nghiệp vụ ngân hàng quan trọng

2.2. Nghiệp vụ nhận tiền gửi

Hiện nay, các ngân hàng thường nhận một khoản tiền từ khách hàng, doanh nghiệp. Sau một khoảng thời gian sẽ gửi trả lại tiền lãi và gốc. Đây cũng là một hoạt động mà các doanh nghiệp đang đẩy mạnh. Vì vậy, nhân viên ngân hàng cần quan tâm và nắm chắc về nghiệp vụ này.

Tiền gửi không kỳ hạn

Khoản tiền này sẽ được ngân hàng cất trong tài khoản vãng lai. Bạn có thể chủ động gửi thêm hoặc tất toán để sử dụng khi cần thiết. Hình thức gửi tiền này có lãi suất tương đối thấp, thậm chí là không được trả lãi. Tuy nhiên, nó lại giúp cho khách hàng có cảm giác yên tâm hơn vì dịch vụ bảo mật tốt.

Tiền gửi không kỳ hạn sẽ được tiến hành dưới những hình thức sau:

  • Tài khoản sec

  • Tài khoản NOW

  • Tài khoản NOW cao cấp

  • Tài khoản tiền gửi thị trường tiền tệ

  • Tài khoản ATS

Tiền gửi có kỳ hạn

Đây là loại tiền mà bạn gửi tại ngân hàng ở một khoảng thời gian cố định:

  • Tiền gửi dưới dạng tài sản: Đây là tiền gửi dưới dạng phát hành kỳ phiếu của ngân hàng. Có thể ngân hàng sẽ phát hành phiếu nợ để huy động vốn và thực hiện mục đích riêng. Hình thức gửi tiền này có lãi suất cao hơn so với các phương pháp khác. Tuy nhiên, bạn lại không được rút tiền ra trước thời hạn. Trong trường hợp khẩn cấp, bạn cần phải rút gấp thì vẫn có thể liên hệ với ngân hàng. Nhưng bạn sẽ bị phạt như không có lãi suất, lãi thấp hơn so với hợp đồng,…

  • Tiền gửi tiết kiệm: Bạn có thể gửi tiền vào ngân hàng theo các mốc thời gian như: 1 – 3 – 6 – 9 – 12 tháng. Mức lãi suất sẽ dựa vào con số đã công khai trước đó. Hiện nay, ngân hàng còn chia tiền gửi tiết kiệm thành 3 loại khác nhau: Tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm có mục đích.

2.3. Nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng

Ngày nay các ngân hàng đều có những nguồn vốn huy động và dùng cho mục đích vay để tăng lợi nhuận. Hình thức này gọi là tín dụng. Nghiệp vụ tín dụng sẽ liên quan đến một số tình chất và hình thức của khoản vay như sau:

Dựa vào mục đích:

  • Khoản vay thương mại, công nghiệp là khoản vay ngắn hạn, cung cấp thêm nguồn vốn cho công ty, doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành thương mại hoặc dịch vụ, công nghiệp.

  • Khoản vay thuê mua.

  • Khoản vay nông nghiệp.

  • Khoản vay liên quan đến bất động sản.

Dựa vào thời điểm:

  • Khoản ngắn hạn dưới 12 tháng: Thường cho vay với mục đích là hỗ trợ thiếu hụt vốn lưu động cho công ty.

  • Khoản vay trung hạn (từ 1 – 3 năm): Dùng cho mục đích đầu tư, mua các loại tài sản cố định.

  • Khoản vay dài hạn (ít nhất 3 năm): Sẽ được ngân hàng cho khách hàng vay với mục đích xây nhà hoặc đầu tư lớn.

Dựa vào hình thái giá trị:

  • Khoản vay bằng tiền: Ngân hàng sẽ cho vay bằng tiền mặt.

  • Khoản vay bằng tài sản: Ngân hàng sẽ cho vay là một tài sản cố định nào đó.

Dựa vào mức độ uy tín:

  • Khoản vay thế chấp: Khách hàng muốn vay sẽ phải cầm một tài sản nào đó có giá trị gần tương đương để được chấp nhận vay.

  • Khoản vay tín chấp: Khách hàng có thể dựa vào sự uy tín của cá nhân để vay, thủ tục của hình thức này thường đơn giản hơn nhiều so với hình thức vay thế chấp.

Dựa vào phương pháp hoàn trả:

  • Vay trả góp: Nếu năng lực tài chính không đủ thì khách hàng có thể trả góp trong một khoảng thời gian nhất định, kèm theo đó là số tiền gốc và tiền lãi mà 1 tháng cần phải trả.

  • Vay trả 1 lần: Khách hàng sẽ tiến hành trả cả gốc lẫn lãi 1 lần ở cuối thời gian vay.

Nghiệp vụ ngân hàng là gì? Các nghiệp vụ ngân hàng quan trọng

Nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng

2.4. Nghiệp vụ đầu tư

Nghiệp vụ này được hiểu là ngân hàng phải tiến hành đầu tư, mua bán chứng khoán để tạo ra lợi nhuận. Khi nghiệp vụ đầu tư của nhân viên tốt có thể quản lý và dự đoán được thị trường, ngân hàng sẽ có được lợi nhuận từ hình thức này.

2.5. Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại

Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại bao gồm các hoạt động liên quan đến mua bán, huy động vốn ngoại tệ để giúp ngân hàng thu về lợi nhuận lớn:

  • Mua bán ngoại tệ

  • Huy động vốn ngoại tệ

  • Cho vay, mua bán ngoại tệ

  • Thanh toán quốc tế

  • Chiết khấu, tái chiết khấu

  • Bảo lãnh, tái bảo lãnh cho công dân Việt Nam

Nghiệp vụ ngân hàng là gì? Các nghiệp vụ ngân hàng quan trọng

Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại của ngân hàng

2.6. Một số nghiệp vụ ngân hàng khác

Bên cạnh các nghiệp vụ trên thì ngân hàng thương mại còn phải làm các công việc quan trọng khác như:

  • Dịch vụ chuyển tiền: Tiến hành lệnh chuyển tiền theo yêu cầu của khách hàng tại quầy hoặc trên app tải về điện thoại.

  • Dịch vụ thu chi của ngân hàng: Tiến hành uỷ nhiệm thu chi.

  • Uỷ thác: Thay mặt cho khách hàng xử lý những hoạt động chuyển giao tài sản, tiền bạc, vàng hoặc giấy tờ.

  • Mua bán hộ: Khi được khách hàng tin tưởng và giao cho việc mua bán chứng khoán, trái phiếu thì ngân hàng sẽ phải nỗ lực rất nhiều để làm tăng giá trị của số tiền đó.

Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề

3. Các vị trí làm việc trong ngân hàng

Dưới đây là một số vị trí làm việc phổ biến trong ngân hàng và mức lương của từng vị trí để bạn tham khảo:

STT

Vị trí công việc

Mức lương (VND/tháng)

1

Chuyên viên quan hệ khách hàng

10.000.000 – 18.000.000

2

Chuyên viên kinh doanh thẻ

14.000.000 – 18.000.000

3

Giao dịch viên tài chính

7.000.000 – 10.000.000

4

Nhân viên tư vấn ngân hàng Singapore

9.000.000 – 20.000.000

5

Chuyên viên tín dụng cấp cao

26.000.000 – 30.000.000

6

Chuyên viên tư vấn tài chính

15.000.000

7

Chuyên viên tư vấn thẻ tín dụng nội địa

15.000.000

8

Chuyên viên chăm sóc khách hàng sau vay

15.000.000 – 25.000.000

9

Chuyên viên quản lý tín dụng khách hàng

9.000.000 – 39.000.000

10

Chuyên viên phát triển sản phẩm

16.000.000 – 20.000.000

11

Chuyên viên tư vấn & hoạch định tài chính

26.000.000 – 30.000.000

12

Chuyên viên thu hồi thanh toán tại thị trường

16.000.000 – 20.000.000

Hy vọng với những thông tin chi tiết về các nghiệp vụ ngân hàng được Blogduhoc.edu.vn chia sẻ, bạn sẽ hiểu hơn về lĩnh vực này và lựa chọn được hướng phát triển phù hợp nhất với bản thân mình. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo những thông tin tuyển dụng việc làm trên Blogduhoc.edu.vn với mức lương cực kỳ hấp dẫn nhé!

Xem thêm:

  • Ngành FMCG Là Gì? Ngành Dẫn Đầu Xu Thế Với Mức Đãi Ngộ Hấp Dẫn

  • Chức Năng Quản Trị Là Gì? Các Chức Năng Quản Trị

Các ngành nghề phổ biến
Báo chí – Truyền hình Môi trường – Xử lý chất thải
Bảo hiểm Mỹ phẩm – Thời trang – Trang sức
Bảo vệ Ngân hàng
Biên – Phiên dịch Nghệ thuật – Điện ảnh
Bưu chính viễn thông Nhân sự
Chăm sóc khách hàng Nhân viên kinh doanh
Cơ khí – Chế tạo Nhập liệu
Kế toán – Kiểm toán Nông – Lâm – Ngư – Nghiệp
Khách sạn – Nhà hàng Ô tô – Xe máy
Công chức – Viên chức Phát triển thị trường
Dầu khí – Địa chất Phục vụ – Tạp vụ – Giúp việc
Dệt may – Da giày Quan hệ đối ngoại
Dịch vụ Quản lý điều hành
Du lịch Quản trị kinh doanh
Freelancer Sinh viên làm thêm
Giáo dục – Đào tạo Sinh viên mới tốt nghiệp
Giao thông vận tải Thẩm định – Quản lý chất lượng
Hành chính – Văn phòng Thể dục – Thể thao
Hóa học – Sinh học Thiết kế – Mỹ thuật
In ấn – Xuất bản Thiết kế web
IT Phần cứng – mạng Thư ký – Trợ lý
IT phần mềm Thực phẩm – Đồ uống
KD Bất Động Sản Thương mại điện tử
Khu công nghiệp Tư vấn
Kiến Trúc – TK Nội Thất Vận hành sản xuất
Kỹ thuật Vận tải – Lái xe
Kỹ thuật ứng dụng Vật tư – Thiết bị
Làm bán thời gian Việc làm bán hàng
Làm đẹp – Spa Việc làm thêm tại nhà
Lao động phổ thông Xây dựng
Luật – Pháp lý Xuất – Nhập khẩu
Marketing – PR Y tế – Dược
Điện – Điện tử

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *