Nghề kiến trúc sư là gì? Làm thế nào để trở thành kiến trúc sư?

Nghề kiến trúc sư là gì? Làm thế nào để trở thành kiến trúc sư?

Kiến trúc sư là nghề được đông đảo bạn trẻ quan tâm vì có nhiều cơ hội phát triển. Vậy nghề kiến trúc sư là gì và làm thế nào để trở thành một kiến trúc sư giỏi. Cùng tìm hiểu về định hướng của nghề này trong bài viết dưới đây.

1. Nghề kiến trúc sư là gì?

Muốn trở thành một kiến trúc sư giỏi trước tiên bạn hiểu rõ kiến trúc sư là gì? Kiến trúc sư được hiểu là những người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực thiết kế và xây dựng, chịu trách nhiệm lên ý tưởng và thiết kế các công trình kiến trúc, cảnh quan, nội thất… đáp ứng nhu cầu sử dụng thực tiễn và nhu cầu về thẩm mỹ. Họ là những người có khả năng biến nhu cầu về nơi ở, không gian sinh hoạt, làm việc… của khách hàng thành hiện thực.

Vì là người chịu trách nhiệm thiết kế bản vẽ nên kiến trúc sư cũng tham gia vào cả quá trình thi công để đảm bảo các công trình được thực hiện đúng với các số liệu.

Nghề kiến trúc sư là gì? Làm thế nào để trở thành kiến trúc sư?

Nếu muốn trở thành kiến trúc sư giỏi trước tiên cần hiểu rõ nghề kiến trúc sư là gì

2. Vai trò của nghề kiến trúc sư

Kiến trúc sư là một trong những nghề có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống, cụ thể:

Đối với khách hàng

Họ là người đồng hành với khách hàng từ giai đoạn khởi thảo ý tưởng cho đến khi sản phẩm, công trình hoàn thành. Kiến trúc sư sẽ tiếp nhận các mong muốn, ý tưởng của khách hàng rồi dựa trên kiến thức của mình để tư vấn phương án tối ưu nhất, thiết kế và chịu trách nhiệm quản lý, giám sát quá trình thi công.

Đối với xã hội

Kiến trúc và ngành kiến trúc thường mang hơi thở của thời đại, được đánh giá là một trong những bằng chứng quan trọng về lịch sử, văn hóa và xã hội.

Kiến trúc sư là người trực tiếp thiết kế và giám sát thi công các công trình kiến trúc, do đó họ chính là những người đóng góp vào quá trình giữ gìn và phát triển văn hóa, lịch sử.

Nghề kiến trúc sư là gì? Làm thế nào để trở thành kiến trúc sư?

Kiến trúc sư là một trong những nghề có vai trò vô cùng quan trọng

Xem thêm: Kỹ sư QS là gì? Mô tả công việc chi tiết và cơ hội việc làm hấp dẫn

3. Mô tả công việc của kiến trúc sư

Vậy công việc chính của một kiến trúc sư là gì? Dù rất nhiều người điều hiểu nhiệm vụ chính của họ là thiết kế bản vẽ nhưng để có thể hoàn thiện sản phẩm, họ phải trải qua rất nhiều bước và công việc khác nhau.

Dưới đây là một số công việc chính của kiến trúc sư:

  • Trao đổi và làm việc với khách hàng để thống nhất về ý tưởng thiết kế.

  • Thiết kế quy hoạch

  • Thiết kế kiến trúc công trình

  • Thiết kế nội thất

  • Thiết kế cảnh quan

  • Phối hợp với các bên có liên quan trong quá trình xây dựng và thi công như ban quản lý xây dựng, chuyên gia đo đạc, kỹ sư xây dựng…

  • Giám sát tiến độ thi công của công trình

  • Viết báo cáo và đề xuất giải pháp để xử lý sự cố (trong trường hợp có phát sinh vấn đề).

  • Một số công việc khác để phục vụ chuyên môn và công việc.

Trên đây chỉ là những nhiệm vụ chính, để thực hiện từng công việc lớn này, kiến trúc sư phải đảm nhiệm rất nhiều đầu việc nhỏ khác.

Nghề kiến trúc sư là gì? Làm thế nào để trở thành kiến trúc sư?

Mỗi ngày kiến trúc sư phải thực hiện rất nhiều công việc

4. Những kỹ năng mà một kiến trúc sư cần có

Khi nhắc đến kiến trúc sư, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến những bản vẽ chính xác, tỉ mỉ, chắc hẳn đó phải là một người có kỹ năng vẽ vô cùng tốt. Thế nhưng vẽ thôi là chưa đủ mà họ còn cần trau dồi nhiều kỹ năng hơn thế.

Vậy những kỹ năng cần có của một kiến trúc sư là gì? Để trở thành một kiến trúc sư, trước tiên bạn cần trau dồi cho mình một số kỹ năng như:

  • Kỹ năng vẽ ở nhiều dạng thức như vẽ tay, digital,,,,

  • Kỹ năng tuy duy logic và có gu thẩm mỹ tốt.

  • Kỹ năng tính toán linh hoạt, nhanh chóng và chính xác.

  • Kỹ năng lắng nghe để có thể dễ dàng trao đổi với khách hàng.

  • Kỹ năng thuyết trình, phân tích và thuyết phục khách hàng

  • Kỹ năng chịu áp lực.

Nghề kiến trúc sư là gì? Làm thế nào để trở thành kiến trúc sư?

Ngoài năng khiếu vẽ, kiến trúc sư còn phải trau dồi nhiều kỹ năng khác

5. Làm thế nào để trở thành kiến trúc sư?

Dù đã hiểu rõ kiến trúc sư là gì, họ đảm nhiệm công việc như thế nào nhưng để trở thành kiến trúc sư giỏi là cả quá trình tích luỹ và rèn luyện lâu dài.

5.1. Những tố chất cần có

Muốn trở thành kiến trúc sư, bên cạnh có năng khiếu về chuyên ngành và những kỹ năng cần thiết, còn phải có những tố chất nhất định. Dưới đây là một số tố chất cần có của một kiến trúc sư:

  • Sự sáng tạo: Đây là yếu tố không thể thiếu đối với kiến trúc sư, bên cạnh với tư duy và năng khiếu thẩm mỹ. Bởi nó sẽ giúp cho họ tạo ra những công trình kiến trúc độc đáo.

  • Có tư duy logic, kiến thức về toán học vững chắc: Bởi ngoài tính thẩm mỹ thì bản thiết kế còn phải có tính khả thi, có tỷ lệ và cơ sở tính toán phù hợp.

  • Niềm đam mê và yêu thích với nghề nghiệp: Bởi kiến trúc là một trong những ngành được đánh giá là có áp lực cao.

Nghề kiến trúc sư là gì? Làm thế nào để trở thành kiến trúc sư?

Sáng tạo là một trong những tố chất vô cùng cần thiết để trở thành kiến trúc sư

5.2. Kiến trúc sư thi khối nào?

Nếu đã hiểu rõ nghề kiến trúc sư là gì và có mong muốn trở thành một kiến trúc sư, bạn nên chuẩn bị ngay từ khi còn là học sinh.

Hiện nay có rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng và cơ sở đào tạo dạy nghề kiến trúc sư. Để có thể theo học bạn cần chọn đúng khối thi của ngành kiến trúc ở các trường này.

Hiện nay ngành kiến trúc có một số khối thi phổ biến là:

  • Khối V00 (Toán, Vật lý, Vẽ)

  • Khối V02 (Toán, Tiếng Anh, Vẽ)

  • H01 (Toán, Văn, Vẽ)

  • H02 (Văn, Anh, Vẽ)

Trong tất cả các khối thi ngành kiến trúc, thí sinh đều phải trải qua bài thi năng khiếu vẽ (bao gồm mỹ thuật hoặc hình họa). Do đó ngoài kiến thức phổ thông ở trường, thí sinh nên ôn luyện thêm cả môn năng khiếu.

Tùy vào chính sách và quy định thi của từng trường mà quy cách xét tuyển sẽ khác nhau, có thể điểm môn thi Vẽ sẽ được nhân đôi.

Nghề kiến trúc sư là gì? Làm thế nào để trở thành kiến trúc sư?

Hiện nay có rất nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo nghề kiến trúc sư

Xem thêm: Nhân viên truyền thông là gì? Mô tả công việc nhân viên truyền thông

6. Mức lương của kiến trúc sư là bao nhiêu 1 tháng?

Khi tìm hiểu về bất cứ ngành nghề nào, ngoài tìm hiểu về cơ hội phát triển, một trong những nội dung không thể thiếu là thu nhập.

Mức lương của kiến trúc sư vô cùng đa dạng, phụ thuộc vào năng lực và kinh nghiệm của từng người nhưng vẫn được xếp vào nhóm ngành có thu nhập cao, với nhiều đãi ngộ hấp dẫn.

Mức thu nhập trung bình của nghề này dao động trong khoảng từ 7 – 10 triệu đồng/tháng với những người có kinh nghiệm từ 1 – 2 năm.

Đối với những người có kinh nghiệm từ 2 – 3 năm, mức lương có thể cao hơn từ 15 – 25 triệu đồng/tháng. Thậm chí có thể tính bằng USD đối với ai biết ngoại ngữ và làm cho các công ty nước ngoài.

Nghề kiến trúc sư là gì? Làm thế nào để trở thành kiến trúc sư?

Kiến trúc sư là một trong những nghề được đánh giá là có mức lương cao

Đây chỉ là mức lương tham khảo mà chúng tôi khảo sát, mức lương thực tế của kiến trúc sư còn phụ thuộc vào kinh nghiệm, tình hình thị trường và từng khu vực, cũng như nhiều yếu tố khác. Do đó, bạn cần tìm hiểu thật kỹ chính sách của doanh nghiệp để đưa ra quyết định phù hợp.

7. Tìm việc làm kiến trúc sư ở đâu?

Nếu đang phân vân không biết tìm việc làm kiến trúc sư ở đâu, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm Blogduhoc.edu.vn.vn. Đây là nền tảng tuyển dụng trực tuyến uy tín, ứng dụng đến hơn 20 loại AI nên giúp bạn dễ dàng tìm được việc làm phù hợp. Kho dữ liệu của Blogduhoc.edu.vn liên tục được cập nhật theo thời gian nên mang đến những tin tuyển dụng mới nhất.

Job3s.vn còn hỗ trợ ứng viên tạo CV miễn phí ngay trên website với nhiều mẫu thiết kế hiện đại, chuyên nghiệp, phù hợp với từng ngành nghề.

Tìm hiểu các bài viết liên quan:

>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu đơn xin nghỉ việc

Nếu có năng khiếu vẽ hoặc đam mê ngành kiến trúc thì nên tìm hiểu nghề kiến trúc sư là gì, công việc mà một kiến trúc sư thường đảm nhiệm cùng những thông tin liên quan sẽ giúp cho bạn xác định được nghề này có phù hợp với mình không. Từ đó, bạn có thể đưa ra định hướng nghề nghiệp phù hợp cho bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *