Ngành FMCG là gì đang là thuật ngữ được tìm kiếm hàng đầu. Vậy cụ thể ngành này gồm những công việc gì, cơ hội nghề nghiệp như thế nào, mức đãi ngộ ra sao. Theo dõi bài viết dưới đây của Blogduhoc.edu.vn để tìm hiểu chi tiết.
1. Ngành FMCG là gì?
FMCG là thuật ngữ phổ biến trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Vậy FMCG là gì? FMCG là viết tắt của Fast Moving Consumer Goods được dịch ra Tiếng Việt là ngành hàng tiêu dùng nhanh. Đây là ngành có đa dạng sản phẩm từ đồ ăn, thức uống, các thực phẩm chức năng cho đến sản phẩm gia dụng. Ngoài ra các vật dụng văn phòng phẩm, điện tử tiêu dùng và các dược liệu cũng được liệt kê vào danh sách nhóm ngành này.
Điểm chung của các sản phẩm trong ngành FMCG là đều rất phổ biến trên thị trường và có giá thành hợp lý phù hợp với mức thu nhập của người dân.
FMCG còn sở hữu cách gọi khác là CPG (Consumer Packaged Goods) – hàng tiêu dùng đóng gói, bao gồm các sản phẩm tiêu dùng được bán với số lượng lớn, được khách hàng tiêu thụ cao.
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có một số tập đoàn lớn được nhiều người biết đến là Unilever, Coca – cola, Nestle, P&G,… Đây đều là những “ông lớn” đại diện cho ngành FMCG.
2. Các công việc trong ngành FMCG
Là một ngành rất đa dạng, năng động, do đó lĩnh vực FMCG có nhiều công việc, vai trò khác nhau trong ngành này tại Việt Nam. Vậy một số loại hình công việc thuộc lĩnh vực FMCG là gì?
2.1. Quản lý kinh doanh
Để mở rộng lĩnh vực kinh doanh cũng như phát triển khách hàng, ngành FMCG rất cần người quản lý kinh doanh. Công việc này nhằm tìm hiểu nhu cầu hàng hóa của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ, theo dõi hành vi của người dùng để đáp ứng thị trường. Những người đảm nhận công việc Quản lý kinh doanh trong FMCG có nhiệm vụ quản lý đội ngũ bán hàng, xây dựng chiến lược tiếp thị, đặt mục tiêu doanh số, tìm kiếm cơ hội tăng trưởng của nhóm ngành sản phẩm với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
2.2. Theo dõi an toàn sức khỏe tiêu dùng
Với đặc thù là các sản phẩm tiêu dùng nhanh với số lượng lớn, các công ty FMCG luôn phải đảm bảo sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng. Các nhân viên an toàn sức khỏe tiêu dùng có công việc chính là theo dõi, đánh giá tiêu chuẩn sản xuất, đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm cũng như chất lượng sản phẩm. Thương hiệu FMCG muốn phát triển lớn mạnh thì các mặt hàng phải được đánh giá an toàn, thân thiện với người dùng mới có chỗ đứng trên thị trường.
2.3. Phân tích mua sắm
Vai trò này được thiết lập cho nhân viên kinh doanh phụ trách phân tích thị trường nhằm tìm hiểu nhu cầu mua sắm và insight khách hàng. Các chuyên gia trong lĩnh vực phân tích thị trường sẽ thu thập dữ liệu, đánh giá xu hướng tiêu dùng, phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm, từ đó đưa ra các khuyến nghị về các chiến lược bán hàng tiếp thị trong từng giai đoạn. Việc làm này giúp kinh doanh của doanh nghiệp được kiểm soát hiệu quả cũng như có những định hướng phù hợp trong tương lai.
2.4. Tìm nguồn cung ứng
Một công việc quan trọng được nhắc đến trong ngành FMCG là tìm nguồn cung ứng. Công việc này có mục tiêu là duy trì lợi ích, tìm ra các nguồn cung ứng có lợi, giúp giữ vững vị thế của doanh nghiệp FMCG trên thị trường. Các chuyên gia cung ứng có nhiệm vụ tạo dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp, đánh giá chất lượng giá cả cũng như đảm bảo nguồn cung ứng nguyên vật liệu đạt chuẩn trong quá trình giao dịch.
3. Kỹ năng cần thiết để làm việc trong lĩnh vực FMCG là gì?
Hiểu rõ khái niệm FMCG là gì giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về các loại hình công việc trong ngành này. Sự đa dạng trong công việc, đòi hỏi ứng viên của FMCG phải có những kỹ năng cần thiết như sau:
3.1. Học hỏi nhanh, thích ứng tốt
Là lĩnh vực đánh vào tiêu dùng nhanh, do đó luôn có sự biến đổi đa dạng linh động trong ngành FMCG. Điều này, đòi hỏi ứng viên phải thay đổi liên tục để thích ứng với xu thế thị trường.
Người làm FMCG cần có sự học hỏi nhanh, linh động trong cách làm việc để đảm bảo tiêu chí khách hàng là thượng đế. Đặc biệt, nhân sự FMCG cần có kỹ năng làm việc nhóm, phối hợp hiệu quả do đặc thù của ngành hàng tiêu dùng nhanh.
3.2. Sáng tạo
Đối với nhân viên trong ngành FMCG sáng tạo là tiêu chí thiết yếu hàng đầu. Với xu thế cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, việc có những ý tưởng sáng tạo đổi mới trong kinh doanh giúp cho doanh nghiệp luôn được làm mới, không bị cũ kỹ dẫn đến dễ bị đào thải trên thị trường. Do đó, ngành FMCG luôn đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông, marketing nhằm thu hút khách hàng, phát triển kinh doanh.
3.3. Đầu óc nhạy bén
Trong ngành FMCG, nhân viên kinh doanh phải là người sở hữu đầu óc nhạy bén, tư duy kinh doanh để phù hợp nhất với xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Một doanh nghiệp phát triển tốt không chỉ thể hiện qua những con số mà con giá trị thương hiệu mà họ xây dựng được. Bởi vậy, nhân viên của ngành FMCG cần hội tụ các tố chất kinh doanh cần thiết, có khả năng ứng phó và giải quyết thắc mắc khách hàng, hướng khách hàng tin dùng sản phẩm của doanh nghiệp.
Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề
4. Nghề nghiệp của ngành FMCG tại Việt Nam
Nếu bạn là người biết rõ FMCG là gì, sử hữu những kỹ năng cần thiết của lĩnh vực này thì còn chần chờ gì mà không tìm kiếm cho mình một cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong ngành hàng tiêu dùng nhanh. Dưới đây là một số vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao trong ngành FMCG mà bạn có thể tham khảo:
4.1. Bán hàng, chăm sóc khách hàng
Trong ngành FMCG, bạn có thể trải nghiệm công việc bán hàng (Sales) hoặc Chăm sóc khách hàng (Customer Services) nhằm đem lại trải nghiệm hàng hóa, dịch vụ tuyệt vời cho khách hàng. Công việc chính của phòng ban này là thiết lập sự tin tưởng của khách hàng, khiến họ quay lại mua và sử dụng các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp một cách có thường xuyên, liên tục, đều đặn và có hiệu quả.
4.2. Marketing, quảng cáo và truyền thông
Việc xây dựng thương hiệu được xem là yếu tố hàng đầu đánh giá sự thành công của một doanh nghiệp FMCG. Việc ứng tuyển vào phòng marketing, truyền thông hay quảng cáo đều là cơ hội nghề nghiệp giúp ứng viên phát huy khả năng của mình, đồng thời đem lại giá trị cho doanh nghiệp.
Nhân viên marketing có trách nhiệm xây dựng, phát triển chiến lược quảng bá sản phẩm. Theo dõi các đợt ra mắt sản phẩm mới của đối thủ, điều chỉnh sao cho sản phẩm của mình theo kịp thời đại, đáp ứng thị trường, phù hợp với đa số thị hiếu người tiêu dùng.
4.3. Chuyên viên phân tích quy trình
Đây là công việc đòi hỏi chuyên môn cao trong lĩnh vực FMCG. Vị trí này yêu cầu phải hiểu rõ hoạt động nội bộ doanh nghiệp cũng như đối tác. Đồng thời, chuyên viên phân tích quy trình có trách nhiệm phân tích các quy trình kinh doanh, quy trình phát triển sản phẩm sao cho tối ưu hóa các khâu sản xuất, bán hàng, năng suất lao động, từ đó, mang lại doanh thu tối đa cho doanh nghiệp.
4.4. Quản lý chuỗi cung ứng
Logistic được coi là ngành nghề nổi bật nhất hiện nay. Ngành nghề này đồng thời đóng vai trò quan trong trong lĩnh vực FMCG. Các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào sản xuất sản phẩm, xây dựng thương hiệu mà còn vào việc đảm bảo sự ổn định trong nguồn cung cấp sản phẩm trên thị trường. Bởi vậy, logistic được tuyển dụng rất nhiều trên thị trường việc làm hiện nay.
Nắm bắt được FMCG là gì, cùng những ngành nghề liên quan giúp bạn có những định hướng rõ ràng hơn trong lĩnh vực này, từ đó lựa chọn cho mình một việc làm phù hợp.
Xem thêm: Nhân Viên Kinh Doanh Là Làm Gì? Lương Có Cao Không?
5. Thu nhập của ngành FMCG có cao không?
Cùng với câu hỏi FMCG là gì, thu nhập của ngành này cũng được nhiều người quan tâm. Trên thị trường việc làm hiện nay, thu nhập của ngành FMCG là được cho là tương đối cao với những mức đãi ngộ hấp dẫn. Riêng với vị trí quản trị viên tập sự của ngành FMCG đã có mức lương từ 15 – 20 triệu đồng. Với các vị trí cao hơn, hoặc tập đoàn lớn, mức lương của ngành FMCG lên đến 30 triệu đồng. Các doanh nghiệp tập đoàn luôn tạo điều kiện với những đãi ngộ hết sức hấp dẫn nhằm chiêu mộ các nhân tài trong ngành FMCG về làm việc cho mình. Bởi vậy, ngành FMCG đang được xem là xu thế việc làm hiện nay, với các tin tuyển dụng ngày càng nhiều với các quyền lợi hấp dẫn.
Xem thêm: CTO Là Gì? Làm Thế Nào Để Trở Thành Một CTO?
Tìm hiểu ngay các thuật ngữ được sử dụng trong ngành nhà hàng – khách sạn
Nhân viên dọn phòng khách sạn là gì |
Giám sát nhà hàng là gì |
Du lịch sinh thái là gì |
FMCG là gì |
F&B là gì |
Nhân viên phục vụ là gì |
Có thế thấy, ngành FMCG đang dần khẳng định được vị trí trên thị trường kinh tế nói chung và thị trường tuyển dụng nói riêng. Thuật ngữ FMCG là gì không còn quá xa lạ hiện nay. Là một nhóm ngành nổi bật với mức đãi ngộ hấp dẫn, Blogduhoc.edu.vn hi vọng với những thông tin trên giúp bạn có những định hướng rõ ràng hơn trong việc ứng tuyển ngành FMCG.