Ngành F&B là gì? F&B là loại hình kinh doanh ẩm thực trong nhà hàng, khách sạn,… Tuy nhiên để hiểu cặn kẽ và sâu hơn ngành kinh doanh tiềm năng này, hãy cùng Blogduhoc.edu.vn.vn tìm hiểu trong bài viết sau.
1. Ngành F&B là gì?
Ngành F&B là gì? Đây là viết tắt của Food and Beverage, được hiểu là dịch vụ ẩm thực. Nhìn chung thì ngành F&B là loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống trong các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, khu ăn uống, chuỗi cửa hàng.
Mặc dù cùng kinh doanh ngành F&B nhưng dịch vụ này trong các khách sạn, nhà hàng, đơn vị kinh doanh độc lập lại có sự khác nhau nhất định.
-
Khách sạn: cung cấp dịch vụ ăn uống cho khách lưu trú tại khách sạn, tổ chức liên hoan, sinh nhật, tiệc theo yêu cầu khách hàng, phụ trách ăn uống cho nhân viên khách sạn.
-
Đơn vị kinh doanh độc lập: chủ yếu kinh doanh thức ăn, thức uống cho khách hàng đến sử dụng. Ngoài ra, đơn vị kinh doanh độc lập trong ngành F&B còn có thể mở rộng thành các chuỗi cửa hàng.
2. Các mô hình kinh doanh ngành F&B là gì?
Để hiểu rõ hơn ngành F&B là gì, các bạn nên tìm hiểu các mô hình kinh doanh trong ngành này. Những mô hình kinh doanh dưới đây gắn liền với công nghệ trực tuyến thông minh, cách chế biến và hình thức tiêu dùng đa dạng.
2.1. Mô hình kinh doanh “One stop dining”
Thưởng thức ẩm thực tại 1 điểm dừng – đây chính là những quán cafe có phục vụ ăn trưa mà dân văn phòng vẫn thường ghé thưởng thức. “One stop dining” giúp khách hàng tiện lợi thưởng thức ẩm thực trong cùng 1 không gian, tiết kiệm nhiều thời gian, không bị nhàm chán khẩu vị, không cần phải đi nhiều nơi để ăn nhiều món.
2.2. Mô hình “Take away”
Take away là mô hình kinh doanh ngày càng phổ biến ngày nay, đặc biệt là khi xuất hiện app đặt món ăn qua mạng trực tuyến. Các đơn vị kinh doanh Take away có thể tiết kiệm chi phí mặt bằng, không gian quán, họ sẽ tập trung vào chất lượng món ăn và bán trực tiếp trên các app công nghệ như GrabFood, Shopee Food,…
2.3. Mô hình “Farm to Table”
Đơn vị kinh doanh F&B mô hình Farm to Table sẽ tự sản xuất, nuôi trồng nguyên vật liệu cho món ăn, thức uống của họ và trực tiếp chế biến sản phẩm ẩm thực phục vụ khách hàng. Mô hình này được dự đoán sẽ phát triển mạnh vì nhu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, hướng đến nguồn nguyên liệu sạch, canh tác hữu cơ đang là sự lựa chọn lâu dài của mọi thực khách.
2.4. Mô hình “Self Service”
Mô hình kinh doanh F&B theo hướng tự phục vụ, điển hình là các quán Buffet. Người mua sẽ tự mình lựa chọn món ẩm thực mà mình yêu thích, thêm nguyên liệu này, bớt nguyên liệu kia theo sở thích, không bị gò bó theo tiêu chuẩn chế biến của người bán. Còn với người bán sẽ không cần phải tốn quá nhiều nhân sự để phục vụ cho khách hàng.
3. Những vị trí trong ngành F&B
Cũng như các ngành khác, dịch vụ F&B cũng có những vị trí phối hợp cùng nhau để hoạt động kinh doanh trơn tru hơn. Dưới đây là các vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao trong ngành F&B:
3.1. Giám đốc
Giám đốc là vị trí cao nhất trong tất cả các bộ phận trong một đơn vị kinh doanh F&B. Tuỳ theo quy mô của đơn vị kinh doanh nhà hàng, khách sạn, chuỗi cửa hàng,…. giám đốc vẫn là người đưa ra kế hoạch và áp dụng. Từ việc lên thực đơn, giá cả món ăn, đào tạo nhân viên đến theo dõi tiến độ đều do giám đốc phối hợp với các bộ phận khác làm việc.
3.2. Quản lý
Trong các nhà hàng, khách sạn, quản lý là vị trí rất quan trọng. Họ có nhiệm vụ quản lý nhân viên cấp dưới, quản lý khu vực, giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình tiếp khách và giải đáp các thắc mắc mà các bộ phận khác không thể trả lời,… Quản lý giúp giám đốc quán xuyến hoạt động hiệu quả hơn.
3.3. Trưởng nhóm
Trong đơn vị kinh doanh ngành F&B, trưởng nhóm được chia ra thành nhiều bộ phận sao cho phù hợp với quy mô tổ chức. Ví dụ như trưởng nhóm phục vụ, trưởng nhóm lao công, bếp trưởng,…
3.4. Nhân viên
Nhân viên sẽ làm việc trực tiếp dưới quyền của trưởng nhóm. Nhân viên bao gồm nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ, nhân viên lao công, đầu bếp,…
Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề
4. Những yêu cầu cần có đối với nhân sự ngành F&B là gì?
Sau khi hiểu rõ ngành F&B là gì cùng các mô hình kinh doanh, vị trí trong ngành, các bạn sẽ cần biết những yêu cầu đối với nhân sự ngành này. Để tham gia vào ngành F&B, các bạn cần đáp ứng những yếu tố sau:
-
Nắm vững kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ thông thạo.
-
Có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực F&B.
-
Có sức khỏe tốt, chịu được áp lực cao để có thể làm việc liên tục trong thời gian dài.
-
Có tác phong làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc và linh hoạt.
-
Luôn duy trì vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh tay.
-
Có thái độ thân thiện, vui vẻ trong giao tiếp với khách hàng và hòa đồng với đồng nghiệp.
Xem Thêm: Bản Mô Tả Công Việc Quản Lý Nhà Hàng Chi Tiết Nhất 2023
5. Tiềm năng phát triển của ngành F&B
Nếu muốn kinh doanh ngành F&B thành công, bạn không chỉ cần hiểu ngành F&B là gì mà còn cần hiểu được tiềm năng phát triển. Tiềm năng kinh doanh ngành F&B tại Việt Nam là vô cùng to lớn. Dẫn chứng rõ ràng nhất là ngày càng có nhiều nhà hàng, quán ăn được mở ra, đáp ứng nhu cầu ăn uống lớn của khách hàng.
Ngành F&B Việt Nam được dự báo sẽ còn tăng trưởng hơn nữa. Những dịch vụ ăn uống được mở cửa rộng rãi, các chính sách kích cầu du lịch, thu hút du khách. Tất cả sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành F&B nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh ngành nói riêng.
6. Muốn làm F&B thì nên theo học ngành nào?
Vậy sau khi hiểu rõ ngành F&B là gì, tiềm năng phát triển ngành và bạn muốn theo đuổi ngành nghề này thì sao? Các bạn cần lựa chọn đúng ngành học. Nếu bạn có khả năng học tốt, chắc chắn đại học là lựa chọn đúng đắn với những ngành dưới đây:
-
Quản trị du lịch – nhà hàng – khách sạn
-
Văn hóa du lịch – Quản trị du lịch khách sạn
-
Quản trị khách sạn du lịch
-
Quản trị khách sạn
-
Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống
-
Quản trị kinh doanh du lịch
Xem Thêm: Mô Tả Công Việc Nhân Viên Bán Hàng Mới & Chi Tiết 2023
Còn nếu bạn chỉ muốn tốt nghiệp cấp 3 rồi tham gia vào ngành F&B luôn thì có thể đi lên từ những trường nghề về đầu bếp, phục vụ, lễ tân,… hoặc vào thẳng đơn vị kinh doanh để làm luôn. Hiện nay nhiều đơn vị kinh doanh cũng tuyển thẳng nhân viên mà không cần bằng cấp đại học, cao đẳng. Mặc dù vậy bạn sẽ cần học hỏi nhiều hơn để có thể phát triển.
Tìm hiểu ngay các thuật ngữ được sử dụng trong ngành nhà hàng – khách sạn
Nhân viên dọn phòng khách sạn là gì |
Giám sát nhà hàng là gì |
Du lịch sinh thái là gì |
FMCG là gì |
F&B là gì |
Nhân viên phục vụ là gì |
Trên đây là toàn bộ thông tin về ngành F&B là gì? Những mô hình kinh doanh hiện có trong ngành F&B là như thế nào? Những tiềm năng phát triển cho tương lai của ngành này. Hy vọng với những chia sẻ chi tiết trên, bạn đã có những định hướng phát triển của mình trong tương lai khi theo đuổi ngành này. Đừng quyên truy cập ngay Blogduhoc.edu.vn.vn để cập nhật những tin tức tuyển dụng ngành F&B mới nhất với mức lương cực hấp dẫn.