Yêu cầu trong bản mô tả công việc giám đốc điều hành luôn có những hạng mục mà người nào cũng dè chừng. Để đạt được vị trí giám đốc điều hành chốn công sở, người nhân viên văn phòng buộc phải trải qua quá trình phấn đấu, nỗ lực không ngừng nghỉ cả về chuyên môn và kỹ năng mềm. Nếu bạn đang nung nấu ước mơ trở thành 1 CEO tương lai, hãy đọc thật kỹ những thông tin trong bài viết sau.
1. Giám đốc điều hành là gì?
Giám đốc điều hành (Chief Executive Officer – CEO) là vị trí cấp cao nhất trong một tổ chức, doanh nghiệp hoặc tổ chức phi lợi nhuận. Công việc của một CEO bao gồm định hướng chiến lược dài hạn, đưa ra quyết định quan trọng liên quan đến tài chính, nhân sự, sản phẩm/dịch vụ, phát triển kinh doanh và các khía cạnh khác của tổ chức.
2. Vai trò của giám đốc điều hành
Như một đầu tàu của doanh nghiệp, mô tả công việc của giám đốc điều hành về vai trò và chức năng là cực kỳ quan trọng. Thế nhưng, mỗi một tổ chức, CEO sẽ có sự thay đổi vai trò phù hợp. Nhìn chung, một CEO trong doanh nghiệp sẽ đảm nhận các vai trò sau:
-
Xác định hướng đi dài hạn thông qua việc xây dựng và thực hiện chiến lược tổ chức.
-
Tạo ra một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự sáng tạo.
-
Quản lý nguồn lực tài chính, đảm bảo nguồn vốn luôn ổn định.
-
Giám sát hoạt động của tổ chức, đưa ra cải tiến (nếu có).
-
Xây dựng và duy trì các mối quan hệ mạnh mẽ để ủng hộ sự phát triển của tổ chức.
-
Theo dõi thị trường, dự đoán xu hướng và ra quyết định phát triển sản phẩm/dịch vụ.
>>> Xem thêm: Mô tả công việc giám đốc kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp
3. Mô tả công việc giám đốc điều hành trong 1 doanh nghiệp
Tùy vào mô hình kinh doanh, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà những yêu cầu trong bản mô tả công việc giám đốc điều hành sẽ được điều chỉnh cho phù hợp.
3.1. Mô tả công việc chung
Những công việc chung mà một CEO sẽ đảm nhận ở bất cứ một doanh nghiệp nào. Dưới đây là bản mô tả công việc giám đốc điều hành:
-
Xác định mục tiêu dài hạn và hướng đi của tổ chức.
-
Điều hành mọi hoạt động của tổ chức.
-
Nhận biết và đối phó với các rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức.
-
Là người đại diện chính cho tổ chức ở các sự kiện trong và ngoài tổ chức.
-
Theo dõi và đánh giá hiệu suất của từng phòng ban dựa trên các chỉ số quan trọng.
-
Xây dựng và duy trì một đội ngũ nhân viên phát triển toàn diện.
-
Trình bày các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thường niên cho ban giám đốc.
-
Lên kế hoạch Marketing và kinh doanh.
3.2. Các nhiệm vụ chi tiết
Đằng sau những công việc chung mà một CEO đảm nhận, họ sẽ còn phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ nhỏ khác một cách cẩn thận, chi tiết và chính xác, cụ thể như sau:
Nhiệm vụ hoạch định:
-
Xác định hướng đi tổ chức trong tương lai dựa vào việc phân tích thị trường.
-
Xác định những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn và đo lường được.
-
Phối hợp với Ban giám đốc đưa ra tầm nhìn, sứ mệnh của tổ chức.
-
Điều hành các phòng ban, đề xuất các chỉ tiêu cho từng bộ phận.
Nhiệm vụ về quản trị:
-
Giám sát mọi hoạt động của tổ chức và đề xuất giải pháp cải tiến hiệu quả.
-
Luôn cập nhật hệ thống quản trị tổ chức.
-
Đảm bảo quyền lợi cho những người trong Ban điều hành.
Nhiệm vụ về marketing:
-
Đưa ra mục tiêu và chiến lược cho phòng Marketing phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
-
Quản lý và đào tạo nhân sự Marketing.
-
Ra quyết định cải tiến hoặc thay đổi sự phát triển của sản phẩm/dịch vụ.
-
Phân bổ và quản lý ngân sách Marketing.
-
Xây dựng và duy trì mối quan hệ với đối tác, khách hàng.
Nhiệm vụ kinh doanh:
-
Xác định chiến lược kinh doanh dựa vào diễn biến thị trường và tình hình tổ chức.
-
Phối hợp với Ban điều hành ra quy chuẩn cho từng kênh bán hàng.
-
Quản lý và phân bổ nguồn lực tổ chức hiệu quả để tiết kiệm tài chính tổ chức.
-
Thiết lập và duy trì mối quan hệ nội bộ và bên ngoài tổ chức.
Nhiệm vụ về nhân sự:
-
Xây dựng môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy nhân sự tự phát triển.
-
Quản lý, đào tạo nhân sự để họ có kỹ năng và chuyên môn làm việc hiệu quả.
-
Ra quyết định về lương, cấp bậc của nhân sự tất cả phòng ban.
-
Xử lý và giải quyết mọi vấn đề liên quan đến nhân sự.
Nhiệm vụ kiểm soát:
-
Xây dựng và kiểm soát toàn bộ hệ thống quản trị các phòng ban của tổ chức.
-
Tổ chức bộ máy kiểm soát vận hành mượt mà.
Nhiệm vụ báo cáo:
-
Chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện tất cả các loại báo cáo.
-
Phối hợp với Ban điều hành đánh giá báo cáo và đề xuất giải pháp.
4. Yêu cầu công việc với giám đốc điều hành
Để có thể đảm nhận vị trí giám đốc điều hành thì ứng viên cần phải đáp ứng đủ các yêu cầu khắt khe về học vấn, chuyên môn và kỹ năng trong bản mô tả công việc giám đốc điều hành.
Học vấn & chuyên môn
-
Có bằng cử nhân trở lên, thậm chí là bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ trong các lĩnh vực quản trị kinh doanh, kinh tế, tài chính, quản lý dự án, hoặc liên quan đến ngành hoạt động của tổ chức.
-
Có ít nhất 4 đến 5 năm kinh nghiệm trong vị trí tương đương.
-
Nắm vững kiến thức về Marketing, Luật, Nhân sự, Tài chính, Quản trị kinh doanh,…
Kỹ năng
-
CEO nên có chuỗi kỹ năng: kỹ năng quản lý, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy chiến lược,…
-
Có lập trường, tính kiên định và chính trực của một người giữ chức vụ cao trong tổ chức.
-
Biết lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu ý kiến với nhân viên cấp dưới.
5. Trách nhiệm của giám đốc điều hành doanh nghiệp
CEO có trách nhiệm lớn lao đối với bất cứ một doanh nghiệp nào, đảm bảo gần như những hoạt động trong doanh nghiệp được diễn ra thuận lợi nhất. Họ sẽ là người phải gánh vác những trách nhiệm sau:
-
Xác định chiến lược dài hạn
CEO buộc phải nghiên cứu và đưa ra chiến lược phát triển cho tổ chức để cá nhân có mục đích hướng đến. Từ đó mới có tiền đề tạo nên một tập thể đoàn kết, vững mạnh luôn phấn đấu hết mình vì mục tiêu chung.
-
Làm gương cho nhân viên
Tất tần tật những cử chỉ, hành động, lời nói của CEO sẽ tác động trực tiếp đến tư duy của nhân viên. Do đó, để thu phục nhân viên, CEO buộc phải là tấm gương sáng cho nhân viên noi theo.
-
Kiểm soát hiệu suất, kết quả
CEO cần giám sát và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức, từ đó đề xuất các giải pháp đổi mới, thay đổi để tổ chức đạt được mục tiêu đã đề ra.
-
Xây dựng, cân bằng nguồn lực
Thị trường luôn biến động, CEO cần có một đầu óc nhạy bén để phân bổ nguồn lực và ngân sách phù hợp với từng giai đoạn mà vẫn đảm bảo nguồn vốn cố định của tổ chức luôn ổn định.
>>> Xem thêm: Bản mô tả công việc trưởng phòng kinh doanh chi tiết nhất
6. Thu nhập của 1 giám đốc điều hành
Giám đốc điều hành phải mang trên mình rất nhiều trọng trách cao cả trong doanh nghiệp. Do vậy, mức lương của họ buộc phải tương xứng với những gì họ đã đóng góp. Nhìn chung, thu nhập của CEO khá cao dù là ở doanh nghiệp trong nước hay các công ty đa quốc gia, trung bình tối thiểu từ 15 đến 20 triệu/ tháng, cũng có thể lên đến vài trăm triệu.
7. Tố chất để trở thành giám đốc điều hành chuyên nghiệp
Dù ước mơ của bạn muốn đạt được vị trí nào trong sự nghiệp thì điều đầu tiên, bạn cần phải rèn luyện nội lực, giá trị cốt lõi của chính mình. 4 tố chất cần có nếu bạn muốn trở thành một giám đốc điều hành chuyên nghiệp sẽ bao gồm:
-
Có sức ảnh hưởng
Muốn thu phục và gây ảnh hưởng đến người khác, một CEO cần thu phục chính bản thân mình về các khía cạnh ngoại giao, khéo léo trong giao tiếp nội bộ, kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả,…
-
Có chính kiến
CEO liên tục phải lắng nghe nhiều ý kiến trái chiều trước khi đưa ra quyết định. Do đó, họ cần phải có một cái đầu thật tỉnh táo, luôn giữ vững lập trường đến cuối cùng, tự thuyết phục chính mình và mọi người rằng quyết định đó là đúng đắn.
-
Công bằng
Trong mọi vấn đề, CEO cần phải rõ ràng, minh bạch, công tư phân minh trong các mối quan hệ với đồng nghiệp và khách hàng. Điều này thể hiện phẩm chất đạo đức của một người lãnh đạo cấp cao.
-
Biết lắng nghe
CEO cũng sẽ có lúc sai và những lúc như vậy cần lắng nghe ý kiến của nhân viên một cách chọn lọc, phân định rõ họ đáng đóng góp ý kiến hay phản bác và không nhất thiết phải theo số đông.
8. Câu hỏi phỏng vấn vị trí giám đốc điều hành
Thường những vị trí cấp cao như giám đốc điều hành, ban tuyển dụng sẽ ưu tiên những ứng cử viên nội bộ. Vì họ đã có một thời gian dài gắn bó với công ty và khá hiểu tình hình của công ty nên dễ đưa ra các chiến lược có tính khả thi. Tuy nhiên, nếu bạn là ứng viên “ngoại lai” nhưng bạn có những tư duy, kiến thức về ngành tương đồng với tổ chức thì rất có thể bạn sẽ được họ chú ý.
Để có kết quả phỏng vấn như ý, ngoài việc đọc kỹ mô tả công việc giám đốc điều hành, bạn nên tham khảo một số dạng câu hỏi phỏng vấn vị trí giám đốc điều hành sau đây:
-
Bạn đã có kinh nghiệm quản lý tại vị trí lãnh đạo cấp cao trước đây chưa? Hãy chia sẻ về những thành công lớn và thách thức bạn đã trải qua.
-
Làm thế nào bạn xây dựng và thực hiện chiến lược dài hạn cho một doanh nghiệp?
-
Làm thế nào bạn đảm bảo rằng toàn bộ nhân viên trong công ty đều chia sẻ và hướng tới mục tiêu chung?
-
Bạn đã từng đối mặt với tình huống khủng hoảng trong doanh nghiệp? Làm thế nào bạn xử lý và thích nghi trong những tình huống này?
-
Cách bạn định hình và thúc đẩy văn hóa làm việc tích cực trong công ty?
-
Làm thế nào bạn duy trì mối quan hệ với cổ đông, đối tác và khách hàng quan trọng?
-
Hãy chia sẻ về một dự án hoặc chương trình quản lý mà bạn đã triển khai thành công và đóng góp như thế nào đối với sự phát triển của công ty?
-
Làm thế nào bạn đánh giá hiệu suất của một đội ngũ lãnh đạo?
-
Làm thế nào bạn thúc đẩy sự phát triển và đào tạo cho những người dưới quyền của bạn?
-
Làm thế nào bạn đối phó với sự cạnh tranh và sự thay đổi trong môi trường kinh doanh?
Những bài viết liên quan:
– Bản mô tả công việc quản lý nhà hàng chi tiết nhất 2023
– Mô tả công việc kế toán nội bộ doanh nghiệp cho từng vị trí
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
Với những thông tin xoay quanh từng hạng mục trong bản mô tả công việc giám đốc điều hành trên đây, chắc hẳn bạn đã phần nào chuẩn bị được hành trang chinh phục vị trí này trong tương lai rồi đúng không? Nếu có thắc mắc trong quá trình viết CV, bạn có thể để lại bình luận tại bài viết này để Job3s giải đáp kịp thời nhé!