Mô tả công việc chăm sóc khách hàng dần trở thành mối quan tâm hàng đầu và khá phổ biến mà nhiều ứng viên hiện nay vẫn lựa chọn. Khi nắm rõ những thông tin cũng như mô tả về công việc sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị kỹ càng và tự tin trả lời hơn. Vậy nhân viên chăm sóc khách hàng là gì? Những công việc và kỹ năng của ngành nghề này như thế nào? Hãy cùng Job3s theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
1. Nhân viên chăm sóc khách hàng là gì?
Nhân viên chăm sóc khách hàng là người sẽ chịu trách nhiệm tiếp nhận thông tin cũng như giải quyết những khiếu nại, vấn đề của khách hàng. Mục đích của công việc này chính là tối ưu sự hài lòng và thỏa mãn của khách hàng. Bên cạnh đó, nhân viên chăm sóc khách hàng còn được xem là cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Ở vị trí này, tùy vào nhu cầu và điều kiện cá nhân, bạn có thể lựa chọn hình thức làm việc trực tiếp tại cửa hàng, công ty hoặc làm việc online trên các nền tảng xã hội. Dưới đây sẽ là một vài vị trí chăm sóc khách hàng mà bạn có thể quan tâm như:
- Nhân viên tư vấn
- Nhân viên telesale
- Tổng đài viên hỗ trợ kỹ thuật
- Tổng đài viên nhận đặt lịch hẹn
- Nhân viên chăm sóc khách hàng
- Phần lớn các doanh nghiệp đều sẽ có bộ phận chăm sóc khách hàng. Tùy vào từng lĩnh vực kinh doanh mà mỗi nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ đảm nhận những mô tả công việc chăm sóc khách hàng nhất định.
2. Mô tả công việc của nhân viên chăm sóc khách hàng
Vậy mô tả công việc chăm sóc khách hàng gồm những gì? Hãy cùng nhau điểm qua một vài nhiệm vụ của một nhân viên chăm sóc khách hàng dưới đây:
- Giao tiếp với khách hàng, tiếp nhận những thắc mắc cũng như khiếu nại của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ.
- Hỗ trợ, tìm cách giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải.
- Chủ động liên hệ với khách hàng để thu thập những thông tin khi trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ. Nhờ đó, bộ phận sản phẩm dễ dàng cải thiện dịch vụ để khách hàng thỏa mãn hơn.
- Tặng quà, có nhiều ưu đãi cho khách hàng thân thiết vào những dịp đặc biệt như sinh nhật, lễ tết,…
- Phối hợp với bộ phận tiếp thị để tiến hành các chiến dịch quảng cáo hay chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
- Đề xuất và thực hiện những kế hoạch trong việc chăm sóc khách hàng nhằm đo lường mức độ hài lòng khi sử dụng sản phẩm.
- Phối hợp với những phòng ban khác để có thể đưa ra kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
3. Cách trở thành nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
Bên cạnh việc hiểu nhân viên chăm sóc khách hàng là gì thì bạn cũng cần hiểu về mô tả công việc chăm sóc khách hàng. Nhờ đó để chuẩn bị kỹ năng thật tốt khi bắt đầu công việc.
3.1. Về kiến thức chuyên môn
Nhiều nhà tuyển dụng sẽ thường yêu cầu những ứng viên theo học các ngành như Kinh doanh, Kinh tế, Đối ngoại, Marketing,… Tuy nhiên, cơ hội việc làm trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng vẫn luôn rộng mở với những bạn theo học trái ngành. Các bạn có thể ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh để xây dựng kiến thức chuyên môn khi muốn theo ngành nghề này.
3.2. Về kỹ năng
Trong bảng mô tả công việc chăm sóc khách hàng, các bạn cần phải trau dồi cho bản thân những kỹ năng dưới đây:
- Kỹ năng giao tiếp hiệu quả với khách hàng.
- Kỹ năng xử lý những vấn đề hay khiếu nại của khách hàng.
- Kỹ năng làm việc dưới sự áp lực.
- Kỹ năng làm việc nhóm nhằm phối hợp với những bộ phận khác giải quyết vấn đề và cải thiện chất lượng dịch vụ cho khách hàng.
3.3. Về tính cách và tác phong
Nhân viên chăm sóc khách hàng là bộ mặt của doanh nghiệp, công ty. Vì thế trong mô tả công việc nhân viên chăm sóc khách hàng, các bạn nên ăn mặc lịch sự, gọn gàng và lời nói nhẹ nhàng. Để từ đó có thể tạo được thiện cảm với người tiếp xúc qua những hành động hay cử chỉ. Đặc biệt, người làm ở vị trí này cũng cần rèn luyện tính nhẫn nại và linh hoạt khi giao tiếp với khách hàng.
4. Mẫu JD mô tả công việc chăm sóc khách hàng
Dưới đây là một mẫu JD mô tả công việc chăm sóc khách hàng để bạn có thể tham khảo. Lưu ý rằng mẫu này có thể được tùy chỉnh dựa trên nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp.
4.1. Mẫu số 1
Theo mô tả công việc chăm sóc khách hàng, họ sẽ là người tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu, thắc mắc từ khách hàng qua các kênh tương tác như điện thoại, email và chat trực tuyến. Họ cung cấp thông tin cơ bản về sản phẩm, dịch vụ, hướng dẫn sử dụng và giải đáp các vấn đề cơ bản của khách hàng. Đồng thời, luôn thể hiện thái độ phục vụ tốt và giúp tạo dựng hình ảnh tích cực về tổ chức.
Link tải: Mẫu mô tả công việc chăm sóc khách hàng
4.2. Mẫu số 2
Chuyên viên chăm sóc khách hàng tiếp nhận và giải quyết các vấn đề phức tạp hơn từ khách hàng. Họ sở hữu kiến thức sâu về sản phẩm, dịch vụ, giúp cung cấp thông tin chi tiết vàhướng dẫn chính xác. Ngoài ra, chuyên viên tham gia đề xuất cải tiến dựa trên phản hồi từ khách hàng, từ đó đóng góp vào việc nâng cao trải nghiệm.
Link tải: Mẫu mô tả công việc chuyên viên chăm sóc khách hàng
4.3. Mẫu số 3
Quản lý chăm sóc khách hàng là người đứng đầu đội ngũ trong việc chăm sóc khách hàng. Họ xây dựng chiến lược chăm sóc, đảm bảo chất lượng dịch vụ và đạt được chỉ số hiệu suất. Quản lý cũng tham gia vào việc tạo kế hoạch đào tạo, phát triển cho nhân viên dưới quyền, giúp họ nâng cao kỹ năng và hiểu biết.
Link tải: Mẫu mô tả quản lý chăm sóc khách hàng
5. Lộ trình phát triển của nhân viên chăm sóc khách hàng
Lộ trình phát triển khi mô tả công việc chăm sóc khách hàng thường bao gồm các vị trí để họ có thể phát triển kỹ năng, kinh nghiệm và tiến xa trong sự nghiệp của mình.
5.1. Vị trí thử việc
Là nhân viên tuyến đầu trong đội ngũ chăm sóc khách hàng, họ sẽ chịu trách nhiệm liên hệ với khách hàng hiện tại và tiềm năng. Để qua đó có thể chào hàng cũng như cung cấp những thông tin về công ty và nhiều chương trình mới nhất. Trong mô tả công việc chăm sóc khách hàng, những nhân viên hỗ trợ khách hàng từ xa, họ sẽ chịu trách nhiệm trả lời các câu hỏi của khách. Có thể thông qua trò chuyện trực tuyến hay gọi điện và nhắn tin trên mạng xã hội.
5.2. Vị trí nhân viên
Chuyên viên chăm sóc khách hàng: Là những người có kinh nghiệm chuyên môn trong việc hỗ trợ khách hàng và tư vấn cho những nhân viên khác trong đội để giải quyết các vấn đề phức tạp hơn.
Nhân viên hỗ trợ khách hàng: Họ sẽ hỗ trợ mọi thắc mắc và giải quết vấn đề cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.
Chuyên viên sản phẩm: Họ là những người sẽ giải quyết các vấn đề của khách bao gồm việc đào tạo nhân viên ở tuyến đầu. Đồng thời, sẽ là người chịu trách nhiệm hỗ trợ khi có lỗi về sản phẩm mà nhân viên khác không thể xử lý được
5.3. Vị trí điều hành và quản lý
Trưởng phòng dịch vụ khách hàng: Họ sẽ đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng, tư vấn và đặt mục tiêu cho nhóm dựa vào tầm nhìn của công ty để mang lại hiệu suất cao trong công việc.
Giám đốc dịch vụ khách hàng: Ở những công ty hay tập đoàn lớn sẽ có vị trí này. Họ làm việc với ban lãnh đạo điều hành công ty và đứng đầu đội ngũ chăm sóc khách hàng.
6. Mức lương của nhân viên chăm sóc khách hàng
Trong mô tả công việc chăm sóc khách hàng thì mức thu nhập cũng là mối quan tâm của nhiều ứng viên. Khoảng lương của ngành nghề này khá rộng và sẽ dao động từ mức 2 triệu đồng/ tháng ở vị trí thấp nhất cho đến 25 triệu/ tháng. Nếu bạn đã tích lũy và trau dồi kỹ năng chuyên môn tốt trong nghề thì mức lương có thể cao hơn nữa.
Nhìn chung, mức lương trung bình của công việc chăm sóc khách hàng sẽ rơi vào khoảng 7 triệu đồng/ tháng. Khoảng phổ biến nhất có thể là 6 – 8 triệu đồng/ tháng đối với những người không có kinh nghiệm hoặc có 2 năm kinh nghiệm.
Tìm hiểu ngay thông tin liên quan đến mô tả công việc bán hàng:
Mô tả công việc trưởng phòng kinh doanh |
Mô tả công việc chăm sóc khách hàng |
Mô tả công việc sale admin |
Mô tả công việc nhân viên bán hàng |
Mô tả công việc nhân viên kinh doanh |
Mô tả công việc nhân viên phục vụ |
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu đơn xin nghỉ việc
Mô tả công việc chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và ấn tượng sẽ giúp nhà tuyển dụng thu hút được nhân tài nhiều hơn. Nếu ứng viên biết rõ những yêu cầu của công việc sẽ tự tin trả lời phỏng vấn trôi chảy từ nhà tuyển dụng. Hy vọng qua bài viết trên đây của Job3s, các bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị trước khi bắt đầu phỏng vấn. Chúc các bạn thành công.