Một CV thực tập sinh kế toán chuyên nghiệp được thiết kế thế nào bạn đã biết chưa? Ngoài phần kinh nghiệm, học vấn thì những nội dung như kỹ năng và sự tận tâm trong công việc cũng rất quan trọng. Để làm nổi bật được những điều này thì xin mời bạn tham khảo các mẫu CV và cách viết CV xin việc thực tập sinh kế toán sau.
1. Tổng quan CV thực tập sinh kế toán
Như các bạn đã biết, CV được viết tắt từ tiếng anh là Curriculum Vitae, nó là một loại giấy tờ không thể thiếu khi bạn ứng tuyển vào một doanh nghiệp nào đó. Trên CV sẽ có những thông tin cần thiết của bạn để giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan nhất về bạn, về những kỹ năng có phù hợp với công việc hay không. Vì thế nó được coi như là cánh cửa đầu tiên giúp bạn chinh phục được nhà tuyển dụng.
Nếu bạn đang theo học khoa kế toán và có ý định theo nghề trong tương lai, thì mình gợi ý bạn nên tìm một nơi để có thể thực tập trước vào năm 3 hoặc năm 4. Vì những lý thuyết trên trường có thể rất khác so với thực tế, bạn nên đi làm công ty bên ngoài mới có thể hình dung được tính chất công việc, phục vụ cho mục đích sau này.
Như đã nói ở trên, CV là loại giấy rất quan trọng trong hồ sơ, vì vậy, bạn cũng nên dành thời gian cho việc trau chuốt nó. Nếu bạn đang loay hoay chưa biết viết cho mình một CV thực tập sinh kế toán sao cho phù hợp nhất thì bài viết này sẽ giúp bạn định hình lại nhé.
2. Mẫu CV thực tập sinh kế toán chưa có kinh nghiệm
2.1 Mẫu CV thực tập sinh kế toán tiếng Việt
Theo dõi những mẫu CV Thực tập sinh kế toán dưới đây, ta có thể thấy rằng người viết trình bày rõ ràng, mạch lạc. Chú ý sắp xếp nội dung CV linh hoạt theo yêu cầu mang tính đặc thù của kế toán mà bạn đang làm.
>>> Xem thêm: 10 Mẫu CV digital marketing được quan tâm cho các ứng viên
2.2 Mẫu CV thực tập sinh kế toán bằng tiếng Anh
3. Cách viết CV xin việc thực tập sinh kế toán tiếng Việt
Cũng giống như các CV thông thường khác thì CV thực tập sinh kế toán cũng vậy, bạn không thể bỏ qua bất kỳ một mục nào trong số các đầu mục dưới đây:
3.1. Thông tin cá nhân
Đây là đầu mục quan trọng nhất, vì nó cho nhà tuyển dụng biết được bạn là ai, bạn ở đâu và đang làm gì.
Phần này bạn chỉ cần điền những thông tin cơ bản như họ và tên, năm sinh, số điện thoại, hòm thư điện tử, và đừng quên để một bức ảnh chân dung ở đó nhé. Ảnh có thể không cần nhưng mình khuyên bạn nên để, giúp nhà tuyển dụng có thể hình dung ra người mình đang nhắc đến là ai, và cũng giúp bạn có cơ hội để nhà tuyển dụng nhớ tới.
Lưu ý những thông tin trong mục này bạn nên cập nhật thường xuyên và chính xác nhé. Có thể nhà tuyển dụng sẽ liên lạc với bạn theo thông tin này, để tránh lãng phí bất kỳ cơ hội nào, hãy chắc chắn về số điện thoại của bạn.
3.2. Học vấn
Đây là đầu mục tương đối quan trọng trong CV thực tập sinh kế toán giúp nhà tuyển dụng biết được quá trình học tập của bạn như nào, bạn có kiến thức chuyên ngành chưa, bạn được đào tạo ở đâu,…
Các thông tin trong mục này bạn nên trình bày đơn giản và dễ hiểu, dễ theo dõi. Bạn liệt kê đơn giản những thông tin này ra: Tên cơ sở đào tạo, tên chuyên ngành theo học, năm bắt đầu và kết thúc. Ngoài ra nếu bạn đã từng hoặc đang học bất kỳ một khóa học bên ngoài nào liên quan đến công việc bạn có thể liệt kê thêm vào nhé.
Ví dụ: bạn theo học một khóa học về tin học văn phòng ở trung tâm bên ngoài, bạn có thể bổ sung thêm vào nhé, vì nội dung mà bạn theo học cũng khá quan trọng đối với vị trí thực tập sinh kế toán này.
3.3. Mục tiêu nghề nghiệp
Bạn hãy viết mục này ngay ở phần giới thiệu bản thân nhé, mục tiêu nghề nghiệp của bạn chỉ nên viết ngắn gọn từ 1 đến 2 dòng thôi. Câu chữ dễ hiểu và thể hiện được mục đích cũng như mong muốn của mình trong tương lai với vị trí công việc này.
3.4. Kinh nghiệm làm việc
Bạn có thể cung cấp những thông tin về kinh nghiệm làm việc trước đây của mình. Lưu ý, những thông tin này sẽ được trình bày theo thứ tự từ gần đây nhất đến xa đây nhất. Bạn trình bày theo bố cục: tên công ty, vị trí làm việc, thời gian làm việc. Bạn nên cho những công việc vào CV thực tập sinh kế toán có chút liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển nhé.
Còn nếu trong trường hợp mà bạn chưa từng đi làm ở đâu thì bạn cũng đừng nên quá lo lắng, vì vị trí này là thực tập cũng chưa phải là nhân viên chính thức, nên yêu cầu về công việc cũng sẽ đơn giản hơn.
3.5. Kỹ năng
Trước khi ứng tuyển vào bất kỳ một công việc nào đó, chắc chắn bạn sẽ phải tìm hiểu và hình dung ra những công việc mà mình phải làm rồi. Vì thế, bạn có thể thêm vào những kỹ năng vào CV mà bạn nghĩ là cần thiết cho công việc.
Ví dụ: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tin học văn phòng,… bất kỳ thứ gì. Vì đây giống như phần bạn đang tự thể hiện ra mình là con người như nào, rằng mình có thể đảm nhiệm được công việc hay không.
Ngoài những thông tin bắt buộc phải có bên trên ra, bạn có thể bổ sung thêm những thông tin này vào CV thực tập sinh kế toán của mình.
>>> Xem thêm: Nhiệt huyết tuổi trẻ qua CV tình nguyện viên cực chất
3.6. Hoạt động ngoại khóa
Nếu mục kỹ năng làm việc của bạn có ít hoặc chưa có, bạn có thể lấy những hoạt động ngoại khóa của mình ở trường đại học, hay cơ sở nào đó để cho vào CV thực tập sinh kế toán.
Kinh nghiệm này cũng cần phải liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển, hay phải chứng minh được cho những kỹ năng mà bạn đã nêu bên trên. Một người có kinh nghiệm ngoại khóa cũng sẽ thu hút được ấn tượng của ban tuyển dụng, bởi nó sẽ chứng tỏ được bạn là một con người nhiệt huyết, năng động và có khả năng.
3.7. Người tham chiếu
Mục này không bắt buộc phải có, nhưng bạn có thể bổ sung vào. Nó là nơi giúp CV thực tập sinh kế toán trông uy tín hơn. Ở mục người tham chiếu, bạn có thể ghi giảng viên đang giảng dạy trên trường hay những người đang làm việc trong lĩnh vực tương đương. Thông tin cũng sẽ đơn giản bao gồm tên, số điện thoại và hòm thư điện tử.
Thông thường, nhà tuyển dụng cũng sẽ không liên hệ tới người tham chiếu này khi không cần thiết, nhưng biết đâu trong trường hợp nào đó họ cần xác nhận này cũng có thể liên hệ. Vì vậy, hãy đảm bảo thông tin chính xác nhé.
4. Cách viết CV thực tập sinh kế toán tiếng Anh
4.1 Thông tin cá nhân
Personal information: Mục này bạn không cần liệt kê nhiều thông tin cá nhân, chủ yếu tập trung vào các thông tin chính cần thiết như Họ và tên, năm sinh, nơi ở, các thông tiên để liên hệ như email, số điện thoại.
4.2 Mục tiêu nghề nghiệp
Career objective: Cần trình bày ngắn gọn, đúng cấu trúc câu và mục tiêu hướng đến công ty bạn đang ứng tuyển. Một số cấu trúc câu các bạn có thể tham khảo:
I always aim at + noun (phrase)/ V-ing: Tôi luôn nhắm tới
My short/ long-term goal(s) is/ are + noun (phrase)/ V-ing: Mục tiêu ngắn hạn/ dài hạn…
4.3 Trình độ học vấn
Academic level / Education: Ở mục này bạn nên ưu tiên bậc học cao nhất, tiếp theo sau là các chứng chỉ có liên quan. Các chứng chỉ phổ biến như: CFA, ACCA.
4.4 Kinh nghiệm làm việc
Work Experience: Nội dung này bạn cần sắp xếp các kinh nghiệm làm việc từ gần đến xa, gồm các thông tin như: vị trí, chức vụ công việc đã làm, và kết quả nổi bật. Lưu ý sử dụng các cụm từ bắt đầu bằng V-ed/V2 nhé vì nó thuộc kinh nghiệm làm việc trong quá khứ.
4.5 Thành tựu đã đạt được
Achievements: Phần nội dung này các bạn có thể kể về những thành tựu mà mình đã có được bằng tiếng Anh : Tên thành tựu, thời điểm, ở đâu…
4.6 Kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm
Professional Skill and Soft Skills: Mục này bạn cần liệt kê các kỹ năng hỗ trợ cho công việc kế toán của bạn. Có thể dùng tính từ “good” trước các cụm từ nói về kỹ năng, các bạn có thể tham khảo số cụm từ mẫu viết về kỹ năng như:
Kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán: software; kỹ năng nghiên cứu: research skills; kỹ năng chuẩn bị báo cáo tài chính: ability to prepare financial statements; kỹ năng giải quyết vấn đề: problem solving skills,…
4.7 Hoạt động xã hội đã tham gia
Social Activities: Phần này trong CV kế toán tiếng Anh thường ngắn gọn nên không cần mất nhiều thời gian cho mục này các bạn nhé. Bạn cần theo bốc cục sau:
- Tên hoạt động tham gia
- Thời điểm
- Vị trí
- Công việc
Xem thêm: Cách viết CV thực tập sinh IT thuyết phục ngay nhà tuyển dụng
5. Những lưu ý khi viết CV thực tập sinh kế toán
Cũng như CV thông thường khác, khi viết CV ứng tuyển việc làm thực tập sinh kế toán có vài điểm bạn cần lưu tâm:
Thứ nhất, thông tin đầy đủ, chính xác và phù hợp, không nên lan man, vì nhà tuyển dụng sẽ không có thời gian để đọc kỹ và nắm được ý chính trong CV thực tập sinh kế toán của bạn nếu bạn viết thế đâu.
Thứ hai, bố cục CV xin việc thực tập sinh kế toán dễ nhìn, màu sắc, font chữ, cỡ chữ hài hòa, dễ nhìn, tuyệt đối phải kiểm tra kỹ chính tả.
Thứ ba, tìm hiểu thật kỹ về nhiệm vụ, yêu cầu của vị trí thực tập này, cũng như tìm hiểu về thông tin của doanh nghiệp nơi mà bạn đang ứng tuyển. Vì có những nhà tuyển dụng hay hỏi xem bạn có biết gì về doanh nghiệp có họ hay chưa, cũng như bạn có sẵn sàng cho công việc này hay không. Nói chung lại, hãy chuẩn bị mọi thứ thật chỉn chu trước khi tham gia phỏng vấn để có được tâm lý tốt nhất.
Những bài viết liên quan:
– Bí kíp viết CV quản lý nhà hàng độc đáo thu hút nhà tuyển dụng
– Cách Tạo CV Trợ Giảng Tiếng Anh Chuyên Nghiệp Nhất
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
Những thông tin về các mẫu CV thực tập sinh kế toán cũng như cách để viết một CV ấn tượng bạn có thể tham khảo để chỉnh sửa cho phù hợp với bản thân. Hy vọng nội dụng mà Job3s đưa ra bên trên đầy đủ và giúp bạn giải đáp thắc mắc. Chúc bạn có thể tìm được công việc ưng ý cho mình.