Làm giấy khám sức khỏe xin việc ở đâu? Bao nhiêu tiền? Cách điền giấy khám sức khỏe, mua giấy khám sức khỏe được không?
Giấy khám sức khỏe xin việc là giấy tờ quan trọng, bắt buộc phải có trong 1 bộ hồ sơ ứng tuyển. Đây là tài liệu để nhà tuyển dụng đánh giá tình hình sức khoẻ hiện tại của ứng viên, đảm bảo đủ tiêu chí để đáp ứng cho công việc. Tuy nhiên nhiều người do chưa tiếp xúc bao giờ, đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường còn nhiều thắc mắc về giá thành của giấy khám sức khoẻ, địa chỉ xin giấy khám sức khỏe. Đây là những điều bạn nên biết để hoàn chỉnh bộ hồ sơ xin việc sao cho đúng và đủ nhất.
1. Giấy khám sức khỏe xin việc là gì?
Giấy khám sức khỏe xin việc là loại giấy tờ cần thiết, bắt buộc phải có trong bộ hồ sơ xin việc mà bạn cần chuẩn bị để gửi đến nhà tuyển dụng, doanh nghiệp. Đây được coi là loại giấy chứng nhận người lao động có đủ sức khỏe để có thể đáp ứng được công việc của doanh nghiệp.
Có rất nhiều người chủ quan cho rằng giấy khám sức khỏe là không cần thiết vì thấy thể trạng mình vẫn bình thường, thêm nữa họ lọ ngại việc đi đến bệnh viện hoặc phòng khám nên đã không chuẩn bị trong hồ sơ xin việc.
Trên thực tế, ngoài xem xét năng lực, bằng cấp, nhà tuyển dụng còn đánh giá sức khỏe của người lao động có đủ điều kiện để thực hiện công việc đó hay không. Hơn nữa, cũng dựa vào giấy khám sức khỏe xin việc mà nhà tuyển dụng có thể cân nhắc đưa nhân viên vào vị trí phù hợp. Ngoài ra thì đây cũng là dịp tốt để bạn nắm được sơ bộ tình trạng sức khỏe hiện nay của bản thân. Dưới đây là 3 lý do nữa về việc quy định bắt buộc phải có giấy khám sức khỏe xin việc trong bộ hồ sơ:
- Đảm bảo an toàn cho môi trường làm việc của công ty, doanh nghiệp: yêu cầu giấy khám sức khỏe xin việc trong hồ sơ giúp doanh nghiệp/công ty loại bỏ những ứng viên mắc bệnh nghiêm trọng, giữ được môi trường làm việc an toàn cho sức khỏe.
- Điều chỉnh các yêu cầu công việc của công ty, doanh nghiệp cho phù hợp với sức khỏe người lao động: khi có thông tin về tình trạng bệnh của người lao động, nhà tuyển dụng có thể điều chỉnh yêu cầu công việc phù hợp với khả năng, sức khoẻ của người lao động. Điều này giúp thuận lợi cho quá trình làm việc của người lao động.
- Quản lý được rủi ro và bảo hiểm: thông qua giấy khám sức khoẻ, nhà tuyển dụng có thể có những biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ hay bảo hiểm phù hợp để đảm bảo an toàn cho người lao động.
2. Quy định về giấy khám sức khỏe xin việc
Giấy khám sức khỏe xin việc có những quy định riêng để đảm bảo đúng pháp lý, dễ dàng hơn cho người lao động cũng như nhà tuyển dụng. Dưới đây là những nội dung cần chú ý về giấy khám sức khỏe xin việc:
- Giấy khám sức khỏe cần phải do phòng khám, bệnh viện cung cấp. Trên mẫu giấy khám sức khỏe sẽ có ảnh 4×6 người lao động, chụp trên nền phông trắng.
- Giấy khám sức khỏe xin việc không được quá 6 tháng.
- Giấy khám sức khỏe được cấp ngay sau khi khám xong, người lao động nhanh chóng biết được tình trạng sức khỏe của mình.
- Trong hồ sơ xin việc phải được cấp trong vòng 6 tháng gần nhất. Một số doanh nghiệp có mẫu khám sức khỏe riêng, ứng viên có thể sử dụng và yêu cầu bệnh viện khám dựa trên nội dung có trong mẫu.
Ngoài ra, khi đi khám sức khỏe bạn cần điền chính xác những nội dung sau:
- Viết chữ in hoa tại mục họ và tên. Lưu ý hãy ghi đúng tên trong giấy khai sinh hay thẻ căn cước công dân.
- Ghi đúng thông tin giới tính, ngày tháng năm sinh cùng địa chỉ thường trú theo giấy tờ nhân thân.
- Điền “Xin việc” vào mục lý do đi khám sức khỏe.
- Ghi chú chính xác về tiền sử sức khoẻ gồm thời gian tiêm chủng ngừa vaccine, đã từng phẫu thuật,…
- Ghi luôn vào nếu gia đình có tiền sử bệnh nền.
Xem thêm: Mẫu giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc 1 năm đạt chuẩn
3. Mẫu giấy khám sức khỏe xin việc mới nhất
Hiện nay, mẫu giấy khám sức khỏe xin việc chuẩn nhất là mẫu giấy khám sức khỏe A3 ( giấy 3 mặt) được ban hành kèm Thông tư 14/2013/TT – BYT. Cụ thể thì những người đi xin việc sẽ sử dụng mẫu giấy khám sức khỏe theo “Phụ lục 1: Mẫu giấy khám sức khỏe dùng cho người từ đủ 18 tuổi trở lên”, ban hành đính kèm Thông tư 14.
Những nội dung cần có trong mẫu giấy khám sức khỏe xin việc:
Để có thể chứng minh tình trạng sức khỏe người lao động đảm bảo đáp ứng được công việc thì cần có những thông tin về người đi khám, tiền sử bệnh,….
Thông tin cơ bản của người đi khám sức khỏe:
- Họ và tên
- Giới tính
- Tuổi
- Số CMND/CCCD/Hộ chiếu và ngày cấp
- Chỗ ở hiện tại
- Lý do khám sức khỏe
- Ảnh của người khám sức khỏe, cỡ 4×6
Thông tin về tiền sử bệnh của đối tượng đi khám sức khỏe
- Tiền sử gia đình
- Tiền sử bản thân
- Các câu hỏi khác (nếu có)
Kết quả khám thị lực
- Chiều cao
- Cân nặng
- Chỉ số BMI
- Mạch
- Huyết áp
- Phân loại thể lực
Kết quả khám lâm sàng
- Nội khoa
- Ngoại khoa
- Sản phụ khoa
- Mắt
- Tai – mũi – họng
- Răng – hàm – mặt, da liễu
Kết quả khám cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm nước tiểu
- Chẩn đoán hình ảnh
Kết luận
Sau khi đã có kết quả của những xét nghiệm trên thì phân loại sức khỏe của đối tượng, liệt kê các bệnh (nếu có). Người viết kết luận cho giấy khám sức khỏe xin việc phải là bác sĩ chuyên khoa có thẩm quyền. Sau khi kết luận, phân loại sức khỏe, bác sĩ cần ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu theo quy định.
4. Lấy giấy khám sức khỏe xin việc thế nào?
Nhận thức được tầm quan trọng của giấy khám sức khỏe xin việc, đây là thông tin quan trọng cần có trong bộ hồ sơ. Vì vậy bạn cần nắm được quy trình khám sức khỏe, chi phí khám bao nhiêu, cần chuẩn bị những gì khi đi khám cùng địa chỉ đi khám.
4.1. Quy trình khám sức khỏe xin việc
Hiện nay, quy trình khám sức khỏe xin việc không quá phức tạp và gần như là giống nhau. Khi đến địa điểm khám, các bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết. Về cơ bản, quy trình sẽ bao gồm những bước dưới đây:
-
Bước 1: Xuất trình giấy tờ tùy thân (căn cước công dân, thẻ bảo hiểm) tại quầy đón tiếp và nói rõ lý do khám sức khỏe xin việc. Giấy tờ sẽ được giữ lại cho đến khi hoàn tất thủ tục;
-
Bước 2: Nộp lệ phí khám, nhận phiếu thu và theo hướng dẫn đến các khoa/phòng khác nhau rồi chờ đợi đến lượt để khám. Dưới đây là danh mục khám của giấy khám sức khỏe xin việc:
-
Khám Nội khoa chung
-
Khám Răng – hàm – mặt
-
Khám Tai – mũi – họng
-
Khám Da liễu
-
Siêu âm
-
Khám Phụ khoa
-
Xét nghiệm máu
-
Xét nghiệm nước tiểu
-
Chụp x-quang/test chất gây nghiện, v.vv.. (áp dụng cho một số ngành đặc thù nếu cần thiết)
-
-
Bước 3: Sau khi khám xong, bạn đến phòng khám Nội để chờ đợi kết quả từ bác sĩ.
-
Bước 4: Quay trở về quầy tiếp tân và hoàn tất các thủ tục, thanh toán phí phát sinh (nếu có) rồi nhận lại giấy tờ.
Khi đi khám sức khỏe xin việc, hãy đảm bảo đi theo đúng các bước cũng như trình tự trên để tiết kiệm thời gian, thăm khám 1 cách chính xác và nhanh chóng.
4.2. Khám sức khỏe xin việc chi phí bao nhiêu?
Thông thường, giấy khám sức khỏe xin việc sẽ tùy thuộc vào từng cơ sở y tế. Chi phí để khám sức khoẻ dao động từ 100.000 – 200.000 đồng. Hiện nay, đa phần sẽ là 200.000 đồng. Tuy nhiên bạn sẽ phải mất thêm 5.000 – 10.000 đồng mỗi tờ nếu bạn nhân bản nhiều mẫu giấy khám sức khỏe. Đối với các bệnh viện tư nhân hay quốc tế, gói khám sức khỏe xin việc có thể từ 500.000 – 2.000.000 đồng. Vì vậy nếu chỉ để xin việc, bạn có thể khám tại các cơ sở y tế phổ thông. Lưu ý giấy khám sức khỏe xin việc cũng chỉ có thời hạn khoảng 6 tháng, sau đó sẽ không còn hiệu lực.
4.3. Cần chuẩn bị những gì khi đi khám sức khỏe tại viện
Để lấy giấy khám sức khỏe xin việc thì khi đi khám, bạn cần mang theo những giấy tờ dưới đây.
- Mang theo đầy đủ các loại giấy tờ tùy thân: CMND/CCCD/Hộ chiếu là những giấy tờ tùy thân cần thiết mà bạn cần mang theo khi đi khám sức khỏe xin việc.
- Mang theo ảnh 4×6: Ảnh thẻ 4×6 được chụp trong vòng 6 tháng trở lại là một trong những hồ sơ khám sức khỏe mà bạn không được quên.
- Mang theo các loại giấy tờ liên quan đến bệnh đang điều trị (nếu có): Nếu bạn đang điều trị bệnh, tật thì cần mang theo sổ khám bệnh hoặc đơn thuốc đang sử dụng để bác sĩ có thể dễ dàng tư vấn về tình trạng sức khỏe.
- Kê khai chính xác và đầy đủ các thông tin: Khi làm thủ tục khám sức khỏe xin việc, bạn cần kê khai chính xác và đầy đủ các thông tin theo đúng yêu cầu
Tổng kết lại thì khi đi khám sức khỏe, bạn cần chắc chắn mang theo căn cước công dân/ chứng minh thư cùng ảnh chân dung 4×6. Còn các giấy tờ khác thì tùy từng trường hợp có thể mang.
4.4. Đi khám sức khỏe xin việc ở đâu?
Các ứng viên khi đi ứng tuyển cần có giấy khám sức khỏe xin việc được cấp từ cơ sở y tế cấp huyện trở lên. Ngoài ra, các cơ sở y tế tư nhân được Bộ Y Tế cấp phép cũng được thực hiện khám và cấp giấy khám sức khỏe xin việc cá nhân. Các bạn có thể tham khảo một số địa chỉ cấp giấy xin việc mà bạn nên quan tâm tại Hà Nội. Lưu ý cũng nên lựa chọn những cơ sở y tế có điều kiện:
- Địa chỉ uy tín, có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực y tế;
- Địa chỉ có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao;
- Địa chỉ có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, dịch vụ y tế tốt.
Tên đơn vị cấp giấy khám |
Địa chỉ |
Bệnh viện E |
Nhà E Tầng 2 – Bệnh viện E, 87 – 89 Phố Trần Cung, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Thời gian làm việc từ 7h00 đến 16h30 các ngày thứ 2 – 6. Chi phí: từ 200.000 – 1.500.000 đồng. |
Bệnh viện Đa khoa Medlatec |
Bệnh viện Đa khoa Medlatec: 42 – 44 Nghĩa Dũng, Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội. Phòng khám Đa khoa Medlatec Thanh Xuân: Số 3 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội. Phòng khám Đa khoa Medlatec Cầu Giấy: Số 2 Ngõ 82 Phố Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. Thời gian làm việc: 7h00 (mùa đông 7h30) – 17h00 từ thứ 2 đến Chủ Nhật (cả ngày lễ, Tết). Chi phí: khoảng 600.000 đồng (chưa có phí sao giấy và các phí khác). |
Bệnh viện Quốc tế Thu Cúc |
Địa chỉ gồm 4 cơ sở: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội. Cơ sở Trần Duy Hưng: 216 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội. 32 Đại Từ, Hoàng Mai, Hà Nội. 136 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Thời gian: 6h30 – 17h00 từ thứ 2 đến Chủ Nhật. Chi phí: từ 408.000 – 994.000 đồng. |
Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội |
Địa chỉ: số 182 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội. Thời gian làm việc: 8h00 đến 16h30 từ thứ 2 đến thứ 6. Chi phí: từ 160.000 – 815.000 đồng. |
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội |
Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội. Thời gian khám bệnh: Thứ 2 – thứ 6: 7h00 – 16h30 Thứ 7: 7h00 – 12h00 Chi phí: 195.000 – 245.000 đồng. |
Phòng khám Đa khoa Vietlife |
Địa chỉ: Số 14 Trần Bình Trọng – Hoàn Kiếm – Hà Nội. Thời gian khám bệnh: Thứ 2 – thứ 6: 7h30 – 20h00 Thứ 7: 7h30 – 17h00 Chủ nhật : 8h00 – 12h00 Chi phí: khoảng từ 1.490.000 đồng. |
Phòng khám Đa khoa Quốc Tế Việt – Nga |
Địa chỉ: Số 4-5 nhà C2, Làng Quốc tế Thăng Long, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội. Thời gian làm việc: 8h00 – 17h30 từ thứ 2 đến Chủ Nhật. Chi phí: 3.005.000 – 8.510.000 đồng |
Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề
5. Cách điền giấy khám sức khỏe xin việc
Trong giấy khám sức khỏe xin việc, bạn cần điền đủ thông tin theo các mục như sau:
Thông tin cơ bản:
- Mục họ và tên: Bạn điền đầy đủ họ và tên bằng chữ in hoa có dấu, ví dụ: Nguyễn Văn Sơn
- Mục giới tính: Bạn tích chọn giới tính nam/nữ
- Mục tuổi: Bạn ghi rõ số tuổi của bản thân
- Mục số CMND/CCCD/Hộ chiếu: Bạn điền chính xác số CMND/CCCD/Hộ chiếu theo đúng thông tin ghi trên giấy CMND/CCCD/Hộ chiếu của bản thân và điền đầy đủ ngày cấp, cơ quan cấp. Ví dụ: 0123xxx890, ngày cấp 07/09/2021 tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
- Mục Lý do khám sức khỏe: Bạn điền “Xin việc làm”.
Tiền sử bệnh của đối tượng của khám sức khỏe:
Trong phần tiền sử bệnh của đối tượng khám sức khỏe, bạn sẽ trả lời các câu hỏi về tiền sử gia đình, tiền sử bản thân và các câu hỏi khác. Cụ thể:
- Mục tiền sử gia đình và tiền sử bản thân: Bạn trả lời bằng cách đánh dấu tích vào ô “Có” hoặc “Không” cho câu hỏi mà mẫu giấy khám sức khỏe đưa ra. Nếu tích “Có” thì bạn cần ghi rõ tên bệnh.
- Mục câu hỏi khác (nếu có): Phần này bạn trả lời chính xác theo câu hỏi được đưa ra trong mẫu giấy khám sức khỏe. Nếu đang mắc bệnh bạn hãy ghi rõ ràng tên bệnh đang điều trị, loại thuốc đang sử dụng. Nếu là ứng viên nữ, có tiền sử thai sản thì cần cung cấp chính xác thông tin.
Sau đó bạn không cần phải điền phần nội dung khám bệnh ở trang 2 và 3. Đây là phần dành riêng cho bác sĩ khám, đưa ra kết luận cho từng danh mục khám sức khỏe theo yêu cầu.
Xem thêm: Bỏ Túi Ngay Cách Ghi Tình Trạng Sức Khỏe Trong Đơn Xin Việc
6. Mua giấy khám sức khỏe được không? Bao nhiêu tiền?
Sau khi đã tìm hiểu rõ về giấy khám sức khỏe xin việc, quy trình cũng như hướng dẫn chi tiết thì nhiều bạn thắc mắc liệu có mua giấy luôn được không? Căn cứ theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP, mua bán giấy khám sức khỏe là một trong những hành vi bị pháp luật cấm. Những người thực hiện hành vi này có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo mức độ hành vi vi phạm.
Vậy nên người lao động không nên mua giấy khám sức khoẻ xin việc được rao bán trên mạng xã hội, có thể gặp lừa đảo. Đối với giấy khám sức khoẻ xin việc, các bạn nên tới những cơ sở y tế uy tín, thực hiện đầy đủ quy trình khám để tránh các tình huống không mong muốn xảy ra.
Ngoài ra, các bạn không được sử dụng giấy khám sức khỏe xin việc bản photo. Bởi vì giấy khám bản photo không có giá trị. Theo quy định, các cơ sở y tế sẽ cấp 1 bản giấy khám sức khỏe cho người được khám sức khỏe. Trong trường hợp người được khám sức khỏe có yêu cầu cấp nhiều giấy khám sức khỏe thì cơ sở y tế sẽ cần đảm bảo:
- Đã có chữ ký của người kết luận trước khi đóng dấu.
- Số lượng giấy khám sức khỏe được nhân bản sẽ theo yêu cầu của người được khám sức khỏe.
- Thực hiện việc dán ảnh, đóng dấu giáp lai vào giấy khám sức khỏe bản photocopy và đóng dấu theo quy định, sau khi tiến hành việc nhân bản.
Trên đây là toàn bộ thông tin về giấy khám sức khỏe xin việc. Đây là tài liệu chứa thông tin quan trọng khi bạn ứng tuyển để nhà tuyển dụng có thể xem xét, cân đối công việc phù hợp. Điều này vừa tiện lợi cho bạn lẫn nhà tuyển dụng, tránh những tình huống không mong muốn xảy ra sau này. Vì vậy hãy tới những cơ sở y tế uy tín, thực hiện đúng và đủ quy trình khám sức khỏe để thêm giấy khám vào hồ sơ xin việc.