Hiện nay có 2 hình thức kênh phân phối là GT và MT. Vậy kênh GT là gì, khác gì với MT? Đây là kiến thức bạn cần nắm rõ để lựa chọn chính xác kênh phân phối phù hợp giúp tối ưu doanh thu cho doanh nghiệp, có thể bán được nhiều sản phẩm nhất có thể.
1. Kênh GT là gì?
Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu kênh GT là gì? Kênh GT hay còn gọi là General Trade được dùng để chỉ những kênh phân phối hàng hoá truyền thống như: chợ đầu mối, cửa hàng tạp hoá, chợ nhỏ ở địa phương,…
Để dễ hiểu hơn, có thể chia hình thức phân phối này thành những cấp bậc bao gồm nhà sản xuất, nhà phân phối, đại lý bán sỉ, đại lý bán lẻ, chợ đầu mối, các cửa hàng nhỏ lẻ và cuối cùng đến tay người tiêu dùng.
Dưới đây là các kênh phân phối chính của kênh GT:
-
Grocery: đại lý tổng hợp
-
Small shop/store: cửa hàng tạp hóa
-
Traditional market: chợ truyền thống bán đa dạng các mặt hàng và thực phẩm
-
Pharmacy store: cửa hàng thuốc
2. Kênh MT là gì?
Để hiểu rõ hơn GT là gì, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ về MT, từ đó có sự phân biệt rõ ràng 2 kênh phân phối này. Kênh MT là từ được dùng để chỉ những kênh phân phối hàng hóa hiện đại. Hình thức phân phối này sẽ tập trung tại các địa điểm như trung tâm thương mại, các siêu thị lớn, chuỗi siêu thị mini, các cửa hàng tiện lợi,…
Kênh MT được sử dụng bởi những mô hình quản lý và vận hành chuyên nghiệp, có thể đem đến trải nghiệm tốt và tiện lợi cho các doanh nghiệp tham gia mô hình kênh phân phối này. Hiện nay, kênh MT sẽ có các kênh phân phối chính dưới đây:
-
Hypermarket: đại siêu thị – hình thức cao cấp hơn của siêu thị có quy mô lớn tích hợp các khu ăn uống như Lotte Mart, Emart,…
-
Supermarket: siêu thị như Big C,..
-
Minimart: siêu thị mini giống như Coop Mart, VinMart,…
-
CVS (customer valued store): cửa hàng tiện lợi như Circle K, GS25,…
-
Health & Beauty store: chuỗi cửa hàng sức khỏe và sắc đẹp như Guardian, Watsons, Pharmacity,…
Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề
3. Sự khác biệt giữa kênh MT và kênh GT là gì?
Sau khi tìm hiểu kênh MT là gì, Kênh GT là gì, bạn có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa 2 kênh phân phối này, từ đó để lựa chọn cho phù hợp với hình thức kinh doanh.
Dưới đây là những ưu và nhược điểm của 2 kênh phân phối GT và MT.
Tên |
Khái niệm |
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Kênh GT |
Là kênh phân phối truyền thống gồm nhiều cấp bậc từ nhà sản xuất đến hệ thống bán sỉ đến các nhà bán lẻ và đến tay người tiêu dùng |
Chi phí rẻ hơn Là kênh phân phối có thể sử dụng ở tất cả các khu vực |
Không kiểm soát được chương trình giá bán, chiết khấu. Có sự tranh chấp giữa các đơn vị phân phối. |
Kênh MT |
Là kênh phân phối thông qua những địa điểm như trung tâm thương mại, siêu thị,… hàng hoá sẽ đến trực tiếp tay người tiêu dùng |
Nhà sản xuất có thể quản lý trực tiếp sản phẩm của mình Sử dụng mô hình quản lý và vận hành chuyên nghiệp, rõ ràng |
Tốn nhiều thời gian và chi phí marketing. Bị giới hạn khu vực phân phối. |
Xem Thêm: Vị Trí CPO Là Gì? Những Yếu Tố Cần Cần Có Của CPO
4. Triển khai kênh GT như thế nào cho hiệu quả?
Hiểu rõ kênh GT là gì cùng những yếu tố đặc biệt của kênh phân phối này giúp bạn triển khai hiệu quả hơn cho đơn vị kinh doanh của mình. Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn triển khai kênh GT sao cho hiệu quả.
4.1. Xác định mục tiêu phân phối
Khi xác định kênh phân phối cho doanh nghiệp của bạn thì sau khi nắm rõ được kênh GT là gì, bạn cần vẽ ra được mục tiêu phân phối. Hãy xác định năng lực sản xuất, số lượng hàng hoá có thể cung ứng,… Bạn có thể ứng dụng mô hình SMART để xác định được tiềm lực của doanh nghiệp. Từ đó, bạn có thể nắm rõ mục tiêu doanh số, số lượng cung cấp, thời gian hoàn thành sản phẩm,… để đưa ra được mục tiêu.
4.2. Hiểu được nhu cầu thị hiếu của khách hàng
Thấu hiểu được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng là yếu tố cốt lõi làm nên thành công của doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh. Để thu được nhu cầu thị hiếu của khách hàng, doanh nghiệp cần thực hiện khảo sát, nghiên cứu thị trường để nắm bắt hành vi người tiêu dùng chính xác.
Trong phần kênh GT là gì? Các bạn đã biết kênh GT dành cho nhà sản xuất đến hệ thống bán sỉ đến các nhà bán lẻ và đến tay người tiêu dùng. Dưới đây là đặc điểm của người tiêu dùng trên kênh GT:
-
Khách hàng cá nhân ở nhiều khu vực khác nhau, thuộc nhiều phân khúc khác nhau.
-
Thói quen mua sắm khác nhau
4.3. Xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả
Để sử dụng kênh GT hiệu quả cho công việc kinh doanh hiệu quả, bạn cần xây dựng được chiến lược kinh doanh bán hàng phù hợp. Bạn có thể tham khảo 1 số hình thức giúp thúc đẩy doanh số, thêm vào chiến lược bán hàng dưới đây:
-
Tổ chức các chương trình khuyến mãi hấp dẫn và độc lạ để tiếp cận nguồn khách hàng tiềm năng, đồng thời gia tăng lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.
-
Thực hiện các chính sách phân phối trên kênh GT hiệu quả như: Chiết khấu phần trăm trên hóa đơn thanh toán, thưởng doanh số cho đơn vị đạt chỉ tiêu, thưởng khi thanh toán đúng hạn, chiết khấu hoa hồng hấp dẫn,…
-
Triển khai các hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm hoặc trưng bày sản phẩm có thưởng để quảng bá và định vị thương hiệu.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú trọng hỗ trợ và đào tạo đội ngũ nhân viên tiếp thị chuyên nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng bán hàng.
Xem Thêm: Ngành E-Commerce Là Gì? Những Điều Bạn Không Nên Bỏ Qua Về Ngành Nghề Phát Triển Này
Trên đây là toàn bộ thông tin giải thích cho kênh GT là gì? Đây là kênh phân phối phù hợp với nhà sản xuất đến hệ thống bán sỉ đến các nhà bán lẻ và đến tay người tiêu dùng. Để ứng dụng kênh phân phối GT cho công việc bán hàng hiệu quả, hãy tham khảo những gợi ý trong bài để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp.