ENFP là gì? Đây là một loại hình tính cách khá đặc biệt. Những người sở hữu tính cách này có một nguồn năng lượng tích cực và hoạt bát rất nổi bật. Vậy nhóm tính cách ENFP có những điểm mạnh, điểm yếu gì, và nghề nghiệp gì thì phù hợp nhất đối với họ. Cùng Blogduhoc.edu.vn tìm hiểu nhé!
1. ENFP là gì? Có hiếm không?
Khái niệm ENFP là gì? ENFP hay còn được gọi là người truyền cảm hứng, là nhóm tính cách nổi bật với khả năng sáng tạo không giới hạn, luôn luôn sẵn sàng lan toả các ý tưởng mới tới những người xung quanh. Đối với họ, cuộc sống là để khám phá và tận hưởng từng giây phút, từng khoảnh khắc.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 7% tỷ lệ dân số thuộc nhóm tính cách ENFP. Họ đứng thứ 5 trong các tính cách có nhiều phụ nữ nhất. ENFP là một trong 16 nhóm tính cách MBTI phổ biến nhất hiện nay.
ENFP là viết tắt của những chữ cái sau:
- E (Extraversion) – Hướng ngoại: Các ENFP có xu hướng hướng ngoại. Họ thích việc tiếp xúc và cùng trao đổi, thảo luận mọi thứ với người khác. Họ luôn luôn tràn đầy năng lượng và muốn lan toả nó cho những người xung quanh.
- N (iNtuition) – Trực giác: Những người nhóm thuộc tính cách này thường sử dụng trực giác để phán đoán các vấn đề. Họ tập trung vào tổng thể và những khả năng có thể xảy ra trong tương lai chứ không quan tâm tới các chi tiết nhỏ trong thực tại.
- F (Feeling) – Cảm xúc: Nhóm người này rất xem trọng cảm xúc. Thay vì xem xét dựa theo logic hay những yếu tố khách quan xung quanh thì họ thích dựa vào tình cảm, tâm trạng hay cái nhìn chủ quan để đưa ra quyết định hơn.
- P (Perception) – Linh hoạt: Nhóm người thuộc tính cách ENFP không quyết định vấn đề dựa theo những quy định, nguyên tắc cứng nhắc. Họ sẽ linh hoạt đánh giá các vấn đề dựa vào hoàn cảnh cụ thể, hay các yếu tố tác động vào nó.
Nhìn chung, các ENFP là những người luôn tràn đầy năng lượng tích cực, thân thiện, vui vẻ và cởi mở. Họ rất thích tiếp xúc với người khác, quan sát và dùng trực giác để đánh giá họ. Điều này đã giúp họ có kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng viết lách tuyệt vời.
2. ENFP là người như thế nào?
Bên cạnh việc hiểu được khái niệm ENFP là gì thì bạn cũng nên tìm hiểu thêm đặc điểm của nhóm người này, và một số nhân vật nổi tiếng thuộc nhóm này:
2.1. Đặc điểm người thuộc nhóm ENFP là gì?
Đặc điểm của những người thuộc nhóm ENFP là gì? Những người thuộc nhóm này thường có những đặc điểm dễ nhận biết như:
- Nhiệt tình và tốt bụng: Các ENFP là những người nhiệt tình và ấm áp, luôn vui vẻ và tràn đầy năng lượng. Họ nuôi dưỡng tinh thần bằng suy nghĩ tích cực, thích tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh.
- Tinh tế: Nhìn qua các ENFP khá thờ ơ, bởi lúc nào họ cũng tràn đầy năng lượng, và vui vẻ. Nhưng thực ra họ lại rất để tâm đến mọi chuyện, chỉ là họ không thể hiện ra bên ngoài thôi.
- Không ngừng tiến lên: Những người thuộc nhóm tính cách này cho rằng mọi điều tồn tại trên đời đều đại diện cho một ý nghĩa nào đó, và họ sẽ nắm lấy cơ hội để phát huy thêm các giá trị của bản thân mình.
- Dừng một bước tiến hai bước: Các ENFP thường dành thời gian ở một mình để sắp xếp lại những suy nghĩ còn đang ngổn ngang. Việc dừng lại tập trung suy nghĩ để tiến xa hơn sẽ giúp các ENFP đạt được thành công như mong muốn trong tương lai.
- Khả năng giao tiếp tốt: Hầu hết các ENFP là những người giỏi giao tiếp, họ nồng nhiệt và biết quan tâm đến những người xung quanh. Đồng thời họ cũng muốn mình trở thành một cá nhân thích được chú ý và công nhận. Các ENFP sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn khi có được mối quan hệ sâu sắc với mọi người.
- Hoà đồng, thân thiện: Những người thuộc nhóm tính cách ENFP rất giỏi kết giao. Họ rất hòa đồng và dễ bắt chuyện, làm quen. Đối với họ, khi làm quen với bạn mới là việc hai người có hợp nhau về mặt tính cách hay không, chứ không phải là các yếu tố không quá quan trọng đối với họ như địa vị xã hội, học thức, hay nghề nghiệp.
- Thích những điều mới mẻ: Các ENFP là những người yêu thích điều mới mẻ, thú vị và cố gắng tránh xa những điều vô vị. Đó cũng là lý do mà họ cảm thấy các công việc mang tính chất lặp đi lặp lại rất nhàm chán.
- Không giỏi phán đoán: Các ENFP là những người không giỏi phán đoán. Họ có thể sử dụng trực giác để đánh giá sự việc và đưa tới kết luận một cách hợp lý nhất, nhưng cứ động tới phán đoán là càng sai thêm.
- Sự nghiệp thăng hoa: Các ENFP là những người hoạt bát, vui vẻ, yêu tự do. Vì vậy mà các công việc có tính chất bó buộc hoặc có nhiều nguyên tắc, quy định nghiêm ngặt có thể khiến cho họ nhanh chán nản. Họ yêu những công việc cho họ không gian tự do để linh hoạt áp dụng các ý tưởng, phương pháp mới. Do đó, ngày càng có nhiều ENFP quyết định lên kế hoạch startup để mình làm chủ sự nghiệp.
- Vụng chèo khéo chống: Phần lớn các ENFP được mệnh danh là người “vụng chèo khéo chống” do có khả năng dẫn dắt và giao tiếp tốt. Tuy nhiên bản thân họ cũng không hề muốn lạm dụng lợi thế ấy của mình khi ý thức được các hậu quả nhãn tiền của việc chối bỏ trách nhiệm, từ chối nhận sai.
- Các ENFP khi làm cha mẹ: Khi ở cương vị này các ENFP khá thú vị, họ luôn đặt giá trị lên trên hết và sẽ cố gắng hết mình để những đứa trẻ được sống và trưởng thành trong vòng tay yêu thương của cha mẹ.
2.2. Một số người nổi tiếng thuộc nhóm ENFP
Một số người nổi tiếng và nhân vật mang nét tính cách ENFP trên thế giới:
- Hunter S. Thompson: Nhà báo người Mỹ, là tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Fear and Loathing in Las Vegas”. Ông còn là người sáng lập phong trào báo chí Gonzo.
- Mark Twain: Là nhà văn, nhà báo nổi tiếng của nước Mỹ, với nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng như: Hoàng tử và chú bé nghèo khổ, Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer,…
- Robin Williams (Diễn viên, nghệ sĩ hài)
- Tom Brady (Tiền vệ bóng đá)
- Robert Downey (Diễn viên)
- Will Smith (Diễn viên, Rapper)
- Bill Cosby (Diễn viên hài độc thoại)
- Walt Disney (Doanh nhân, Nhà sản xuất phim)
- Ron Weasley (Nhân vật trong truyện Harry Potter)
- Harley Quinn (Loạt truyện DC)
- Jo March (Tiểu thuyết Little Women)
- Joyce Byers (Series Stranger Things)
- Phoebe Buffay (Series Friends)
3. Ưu và nhược điểm của nhóm ENFP
Cùng tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm của nhóm ENFP:
3.1. Ưu điểm của nhóm ENFP là gì?
- Khả năng thấu hiểu người khác: Sự nhiệt thành và quan tâm dành cho mọi người là tính cách đặc trưng của nhóm ENFP. Họ có khả năng thấu hiểu suy nghĩ và mong muốn của người khác. Họ có lòng cảm thông cao và dễ dàng giúp đỡ, định hướng người khác khi họ thấy mông lung.
- Hoạt ngôn, khả năng giao tiếp tốt: Nếu bạn mang nhóm tính cách này, bạn rất dễ kết giao và thường có mạng lưới bạn bè rộng. ENFP có rất nhiều năng lượng và có thể khởi xướng, tham gia trò chuyện và bàn bạc rất sôi nổi.
- Giỏi thích ứng: Nhóm tính cách này rất linh hoạt và dễ thích ứng với hoàn cảnh. ENFP có thể thay đổi và hoà nhập với sự thay đổi đó một cách nhanh chóng. Suy nghĩ của họ không hề cứng nhắc và luôn dựa vào những yếu tố đa chiều.
- Khả năng sáng tạo cao: ENFP là những người có lối suy nghĩ sáng tạo, thiên về bức tranh toàn cảnh. Họ thích hình mẫu trừu tượng và có khả năng sáng tạo nghệ thuật cao. Nhóm tính cách này giải quyết vấn đề theo cách riêng. Họ luôn luôn học hỏi, phát triển bản thân bằng cách học các kỹ năng mới, không theo một khuôn mẫu nào.
- Năng lượng tích cực: Các ENFP thường là những người hướng ngoại. Vì vậy, họ thích dành thời gian bên nhiều người. Bằng cách ngoại giao, họ luôn có thêm nhiều năng lượng để cảm thấy vui vẻ, và hào hứng.
3.2. Nhược điểm của nhóm ENFP là gì?
Ngoài những ưu điểm chính của ENFP kể trên, thì nhóm tính cách này sẽ có một số nhược điểm cần lưu ý như sau:
- Dễ bị choáng ngợp: ENFP có tính cách hòa đồng, nhiều năng lượng và luôn muốn thử sức với nhiều thứ khác nhau, nên đôi lúc họ có thể thấy choáng ngợp khi có quá nhiều thứ phải làm, quá nhiều người để gặp. Cách để không làm mất năng lượng trong công việc thì ENFP có thể dừng lại nghỉ ngơi, thiền, hay viết nhật ký để từng bước hoàn thành mục tiêu.
- Hay có xu hướng trì hoãn: ENFP thường không thích cái gì lặp đi lặp lại và hướng đến kết quả hơn quá trình. Dù họ có thể nghĩ ra rất nhiều ý tưởng nhưng không thực hiện nay lập tức mà luôn để đến phút cuối cùng mới làm.
- Overthinking (Suy nghĩ nhiều): ENFP luôn thắc mắc về mọi thứ. Nhưng đôi khi họ có thể suy nghĩ quá nhiều. Họ nhạy cảm và không giỏi tiếp nhận những lời chỉ trích. Vì vậy, họ dễ bị rơi vào trạng thái lo âu.
- Cần sự công nhận của người khác: Các ENFP cần được tất cả mọi người yêu quý. Đôi khi, họ còn cố thay đổi chính mình và đồng ý làm mọi thức được nhờ để có thể được người khác công nhận. Tuy nhiên, ENFP muốn phát triển bản thân, họ cần biết nói lời từ chối và hiểu rằng họ không cần phải sống theo kỳ vọng của bất kỳ ai.
Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề
4. ENFP phù hợp làm nghề gì?
Từ những phân tích trên có thể thấy rằng, nhóm người thuộc tính cách này cần công việc cho phép họ tự do, linh hoạt, vì deadline có thể quá sức đối với họ.
Họ thích sáng tạo, có lòng cảm thông, thích kết nối xã hội và giúp đỡ người khác. Do đó mà họ cũng sẽ phù hợp với những ngành liên quan đến nghệ thuật, hay dịch vụ xã hội.
Bên cạnh đó, họ sẽ là những người đồng nghiệp thân thiện, hoà đồng và không ngại teamwork.
Sau đây là một số nghề nghiệp phù hợp với nhóm tính cách ENFP mà bạn có thể tham khảo:
- Nhà báo/Phóng viên: Các ENFP có kỹ năng giao tiếp tốt bằng cả lời nói và văn bản, đây là một trong những kỹ năng quan trọng giúp họ thành công trong vai trò là nhà báo hoặc phóng viên.
- Việc làm nhuyên viên tư vấn: Sự nhiệt tình và đồng cảm sẽ là các yếu tố giúp những ENFP thành công trong vai trò là những chuyên viên tư vấn.
- Việc làm luật sư: Công việc của một luật sư sẽ giúp các ENFP có thể phát huy tối đa thế mạnh về khả năng giao tiếp của mình.
- Việc làm giáo viên: Các ENFP sở hữu kỹ năng xã hội tuyệt vời và nhận thức đáng kinh ngạc. Đây là những yếu tố được đánh giá cao trong môi trường giáo dục. Loại tính cách này rất vượt trội khi nói đến sự kết nối với mọi người.
- Việc làm bác sĩ tâm lý: Khả năng đồng cảm mạnh mẽ của ENFP giúp họ hiểu và mong muốn được giúp đỡ người khác, điều này là rất cần thiết cho nghề bác sĩ tâm lý.
Ngoài các nghề nghiệp cụ thể kể trên, nhóm tính cách ENFP cũng có thể lựa chọn các công việc sau:
- Nghệ thuật, giải trí (Ca sĩ, nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà văn, diễn viên, nhiếp ảnh gia);
- Thiết kế (Thiết kế đồ hoạ, Kiến trúc sư, Designer);
- Kinh doanh (Sale Admin, Marketing, Quản lý bán hàng);
- Dịch vụ chăm sóc cá nhân (Bảo mẫu, PT thể hình);
- Khoa học (Chuyên gia tâm lý học, chuyên gia xã hội học);
- Giáo dục (Giảng viên, giáo viên);
- Công nghệ thông tin (Lập trình viên, chuyên gia phát triển phần mềm),…
5. Những người ENFP hợp với nhóm tính cách nào?
Một phần quan trọng khi tìm hiểu về khái niệm ENFP là gì là nhóm tính cách của họ. Cụ thể có những nhóm tính cách sau:
- Nhóm Artisan: ISFP, ISTP, ESFP, ESTP.
- Nhóm tính cách Guardian: ISTJ, ISFJ, ESFJ, ESTJ
- Nhóm tính cách Idealist: ENFP, INFJ, INFP, ENFJ.
- Nhóm tính cách Rational: INTP, ENTJ, ENTP và INTJ.
Khái niệm ENFP là gì ở trên cho thấy họ là người hướng ngoại, luôn muốn kết nối với mọi người để nhận và truyền năng lượng tích cực hơn nên sẽ hợp với những người có tính cách sau:
- Đối với INFP, ENTP, ENFJ: Những nhóm này có rất nhiều điểm chung nên dễ để ENFP chia sẻ, tâm sự, hay có cùng quan điểm về các sở thích, mục tiêu hướng tới.
- Đối với INTP, INFJ, ESFP, ENTJ: Tuy có sự khác biệt nhưng các nhóm này lại tạo được ấn tượng với ENFP. Vì thế họ cũng có một vài điểm chung để cân bằng lại với nhau.
- Đối với ISFP, ESFJ, ESTP: Đây là các nhóm đối lập hoàn toàn với ENFP. Khi tiếp xúc sẽ có nhiều điểm khác biệt và thậm chí sẽ khó phát triển được. Nhưng hai bên có thể học hỏi những điểm mạnh, điểm yếu của nhau.
Trên đây là những thông tin liên quan đến khái niệm ENFP là gì và những đặc trưng của nhóm tính cách này. Việc hiểu rõ hơn về tính cách sẽ giúp bạn có những lựa chọn nghề nghiệp và hướng phát triển phù hợp trong tương lai.
Tìm hiểu ngay các thuật ngữ các nhóm tính cách
ENTP là gì |
Lòng bao dung là gì |
Istp là gì |
Đối nhân xử thế là gì |
Enfp là gì |
Tố chất của người lãnh đạo là gì |
Xem thêm:
-
Trắc Nghiệm MBTI Và 16 Nhóm Kiểu Tính Cách MBTI Của Con Người
-
Lòng Bao Dung Là Gì? Khám Phá Sức Mạnh Của Bao Dung Trong Cuộc Sống
Các ngành nghề phổ biến | |
Báo chí – Truyền hình | Môi trường – Xử lý chất thải |
Bảo hiểm | Mỹ phẩm – Thời trang – Trang sức |
Bảo vệ | Ngân hàng |
Biên – Phiên dịch | Nghệ thuật – Điện ảnh |
Bưu chính viễn thông | Nhân sự |
Chăm sóc khách hàng | Nhân viên kinh doanh |
Cơ khí – Chế tạo | Nhập liệu |
Kế toán – Kiểm toán | Nông – Lâm – Ngư – Nghiệp |
Khách sạn – Nhà hàng | Ô tô – Xe máy |
Công chức – Viên chức | Phát triển thị trường |
Dầu khí – Địa chất | Phục vụ – Tạp vụ – Giúp việc |
Dệt may – Da giày | Quan hệ đối ngoại |
Dịch vụ | Quản lý điều hành |
Du lịch | Quản trị kinh doanh |
Freelancer | Sinh viên làm thêm |
Giáo dục – Đào tạo | Sinh viên mới tốt nghiệp |
Giao thông vận tải | Thẩm định – Quản lý chất lượng |
Hành chính – Văn phòng | Thể dục – Thể thao |
Hóa học – Sinh học | Thiết kế – Mỹ thuật |
In ấn – Xuất bản | Thiết kế web |
IT Phần cứng – mạng | Thư ký – Trợ lý |
IT phần mềm | Thực phẩm – Đồ uống |
KD Bất Động Sản | Thương mại điện tử |
Khu công nghiệp | Tư vấn |
Kiến Trúc – TK Nội Thất | Vận hành sản xuất |
Kỹ thuật | Vận tải – Lái xe |
Kỹ thuật ứng dụng | Vật tư – Thiết bị |
Làm bán thời gian | Việc làm bán hàng |
Làm đẹp – Spa | Việc làm thêm tại nhà |
Lao động phổ thông | Xây dựng |
Luật – Pháp lý | Xuất – Nhập khẩu |
Marketing – PR | Y tế – Dược |
Điện – Điện tử |