Đơn thuốc sử dụng các bộ phận của cây ổi

0
41

check Đơn thuốc sử dụng các bộ phận của cây ổiKhám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng

new Đơn thuốc sử dụng các bộ phận của cây ổiXem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!

hanghiem Đơn thuốc sử dụng các bộ phận của cây ổi

Cây ổi mọc hoang tại nhiều vùng rừng núi hoặc được trồng trong vườn, quanh nhà để lấy quả ăn. Ngoài ra các bộ phận của cây ổi như búp non, lá non, vỏ rễ và vỏ thân còn được dùng làm thuốc.

Nghiên cứu dược lý cho thấy dịch chiết từ các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm đi lỏng. Theo dược học cổ truyền, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết. Quả ổi vị ngọt hơi chua sáp, tính ấm, có công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng. Các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa những chứng bệnh như tiết tả (đi lỏng), viêm dạ dày ruột cấp và mạn tính, mụn nhọt, vết thương… Lá ổi thường được dùng làm thuốc chữa tiêu chảy do có chứa nhiều tanin, giúp làm săn niêm mạc ruột, giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột và có tác dụng kháng khuẩn.

16 Đơn thuốc sử dụng các bộ phận của cây ổi

Một số đơn thuốc sử dụng các bộ phận của cây ổi:

Trị tiêu chảy do lạnh: Dùng búp ổi sao 12g, gừng tươi 8g nướng cháy vỏ, hai thứ sắc cùng 500ml nước, cô còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày. Uống 3 – 5 ngày.

Trị tiêu chảy do nóng: Dùng vỏ dộp ổi 20g sao vàng, lá chè tươi 15g sao vàng, nụ sim 10g, trần bì 10g, củ sắn dây 10g sao vàng, tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng nửa liều người lớn.

Tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu: Dùng lá hoặc búp ổi non 20g, gừng tươi nướng cháy 10g, ngải cứu khô 40g, sắc cùng 3 bát nước, cô còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày. Dùng đến khi khỏi.

Giảm đau nhức răng do sâu răng: Vỏ rễ cây ổi sắc với một ít dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày.

Trị mụn nhọt mới phát: Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp. Làm nhiều lần trong ngày.

Trị bầm tím do ngã (không có trầy xước da): Dùng lá ổi tươi rửa sạch, giã nát đắp vào vùng da bị bầm tím. Làm nhiều lần trong ngày.

Chữa vết thương xây xát nhẹ ở chân tay: Búp ổi 100g, sắc đặc ngâm tay hoặc ngâm chân vào nước sắc lúc thuốc còn ấm, mỗi ngày ngâm 2 – 3 lần.

Trị rôm sảy, mẩn ngứa: Dùng một nắm lá ổi nấu nước tắm hàng ngày đến khi khỏi.

Lưu ý: Không dùng cho những người đang bị táo bón.

Theo Suckhoedoisong



thegioicaythuoc Đơn thuốc sử dụng các bộ phận của cây ổi

300x250 holy Đơn thuốc sử dụng các bộ phận của cây ổi

Liên Quan Khác

  • Đơn lá đỏ, đơn tướng quân, đơn rau má trị mụn nhọt
  • Vị thuốc hay từ cây ổi
  • Tác dụng của cây ổi mà bạn không ngờ tới
  • Cây gai kim vàng giảm đau
  • Rau sam trị giun, trị kiết lỵ
  • Kim ngân hoa chữa mẩn ngứa, mụn nhọt
  • Thuốc trị cảm, tiêu viêm từ nguyệt quới
  • Dùng bí đao chữa các bệnh thường gặp
  • Những phương thuốc trị bệnh từ cây sa kê
  • Công dụng của lá ổi đối với sức khỏe
  • Trị bệnh hiệu quả với hoa bách hợp
  • Trị tiêu chảy cực tốt nhờ mướp đắng
  • Bài thuốc từ ổi chữa tiêu chảy, kiết lỵ
  • Trị tiêu chảy theo kinh nghiệm dân gian
  • Một số bài thuốc, món ăn từ rau mồng tơi

Cùng Chuyên Mục

Thực phẩm giúp giảm đau khi viêm họng
Một số bài thuốc trị bệnh lao phổi
Rau ngót trị táo bón, giảm huyết áp
Một số bài thuốc chữa bệnh từ trái cam
Món ăn vị thuốc chữa bệnh từ vừng đen
Rau mùi hỗ trợ chữa 6 loại bệnh hiệu quả

Bình Luận Facebook

bình luận

LEAVE A REPLY