CSO là gì? Mô tả công việc và tầm quan trọng của CSO trong doanh nghiệp

CSO là gì? Mô tả công việc và tầm quan trọng của CSO trong doanh nghiệp

CSO là vị trí không thể thiếu bởi lẽ đây là bộ phận nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp. Vậy CSO là gì và mô tả công việc cụ thể của vị trí này ra sao? Cùng Blogduhoc.edu.vn.vn tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Bạn đang đọc: CSO là gì? Mô tả công việc và tầm quan trọng của CSO trong doanh nghiệp

1. Khái niệm CSO là gì?

CSO là một trong những vị trí chủ chốt, đóng vai trò trọng yếu trong bộ máy C-suite của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu CSO là gì?

CSO là cụm từ viết tắt của Chief Strategy Officer, hiểu theo tiếng việt có nghĩa là Giám đốc chiến lược trong các doanh nghiệp. Đây là vị trí quan trọng và cần thiết bởi lẽ họ đảm nhận công việc liên quan đến các chiến lược tổng thể hoặc lên chiến lược đơn nhất cho một dự án bất kỳ.

Bằng việc vận dụng kiến thức, kỹ thuật và phương thức quản lý mà CSO cần đưa ra những kế hoạch chiến lược hiệu quả và khác biệt nhằm khẳng định vị thế của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay. Chính vì thế nên đây đã và đang là vị trí được nhiều doanh nghiệp quan tâm đặc biệt.

Bên cạnh đó, CSO cần lập báo cáo dự án theo định kỳ cho ban quản lý trực tiếp (hay ban giám đốc) để kịp thời theo dõi tiến độ và có những quyết định thay đổi thích hợp.

CSO là gì? Mô tả công việc và tầm quan trọng của CSO trong doanh nghiệp

Đóng vai trò trọng yếu nhưng không phải ai cũng biết CSO là gì

2. Những đầu mục công việc mà CSO đảm nhiệm

Tương tự như các vị trí khác trong bộ máy lãnh đạo, CSO giữ vai trò và đảm nhiệm những công việc trọng yếu. Nhưng không phải ai cũng biết các đầu mục công việc thuộc quyền hạn và trách nhiệm của CSO là gì.

Tùy theo quy mô doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức và lĩnh vực hoạt động mà công việc của CSO có thể khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung trên thị trường hiện nay, CSO chịu trách nhiệm thực hiện một số công việc dưới đây:

  • Chịu trách nhiệm cho việc đề xuất chiến lược kinh doanh nhằm phát triển doanh nghiệp

Để khẳng định vị thế trên thị trường như hiện nay thì mỗi một doanh nghiệp cần đưa ra chiến lược kinh doanh cụ thể, phù hợp với định hướng theo sự phát triển từng giai đoạn. Nhiệm vụ của CSO sẽ bao gồm nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu thị hiếu của khách hàng, hiểu rõ tình hình phát triển của doanh nghiệp,… để đưa ra phương án hiệu quả nhất.

Một phương án tốt không chỉ giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn mà còn có thể dự tính được các tình huống có thể xảy ra trong tương lai, từ đó dự trù phương án bổ sung sao cho phù hợp nhất.

  • Triển khai chiến lược và giám sát quy trình

Bên cạnh việc đề ra chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp thì Giám đốc chiến lược cần thường xuyên theo dõi, giám sát nhằm đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả. Dựa theo bản kế hoạch được chấp thuận, Giám đốc chiến lược cần có sự tính toán kỹ lưỡng về nhân sự, tài chính… để mọi vấn đề được kiểm soát chặt chẽ, minh bạch. Ngoài ra, mọi vấn đề phát sinh cần được CSO báo cáo kịp thời cho ban quản lý trực tiếp được biết.

  • Có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho các rủi ro và vấn đề phát sinh

Mọi kế hoạch hay chiến lược kinh doanh dù được tính toán kỹ lưỡng sẽ không thể tránh khỏi những vấn đề rủi ro hay phát sinh không mong muốn. Vì vậy là một CSO, bạn cần có phương án phòng bị cho những vấn đề phát sinh nhằm suy giảm thiệt hại.

Dự án có thể sẽ phải đối đầu với những nguy cơ như: thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, sự cạnh tranh thị trường,… Do vậy khi xây dựng kế hoạch, Giám đốc chiến lược cần có sự tính toán đến những tình huống xấu nhất có thể xảy ra để có phương án phòng bị hiệu quả nhất.

  • Xử lý rủi ro phát sinh và lập báo cáo chiến lược theo từng giai đoạn

Việc sát sao trong quy trình thực hiện dự án không chỉ giúp theo dõi tiến độ mà còn giúp Giám đốc chiến lược nhanh chóng phát hiện kịp thời những vấn đề bất thường. Việc phát hiện rủi ro sớm sẽ giúp giảm nguy cơ thiệt hại và quy trình xử lý sẽ nhanh chóng hơn.

Tìm hiểu thêm: Vị trí Devops là gì? Mức lương Devops có cao không?

CSO là gì? Mô tả công việc và tầm quan trọng của CSO trong doanh nghiệp
CSO là người chịu trách nhiệm thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng trong doanh nghiệp

3. Mức thu nhập và quyền lợi của CSO

Ngoài những thắc mắc về CSO là gì thì vấn đề lương thưởng và đãi ngộ của vị trí cũng vô cùng được quan tâm. Có thể thấy CSO là vị trí quản lý cấp cao đương nhiên mức đãi ngộ và quyền lợi của vị trí này cũng vô cùng hấp dẫn.

Theo thống kê thì vị trí có mức thu nhập có thể lên tới 40-60 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên con số này sẽ phụ thuộc và kinh nghiệm cá nhân, quy mô hoạt động và tình hình phát triển của doanh nghiệp.

Ngoài ra, CSO còn nhận được một số khoản khác như thưởng lễ tết, thưởng dự án, thưởng hiệu suất công việc… Một số doanh nghiệp còn chấp nhận bỏ ra mức chi phí khá cao để giữ chân các CSO có chuyên môn và kinh nghiệm.

Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề

4. Yêu cầu kỹ năng của CSO là gì?

CSO (Giám đốc chiến lược) là vị trí có mức thu nhập hấp dẫn do vậy thu hút lượng lớn nhân sự ứng tuyển. Tuy nhiên công việc này sẽ có một số yêu cầu nhất định về cả chuyên môn lẫn kỹ năng mềm. Một số yêu cầu có thể kể đến như:

  • Khả năng sáng tạo lớn: CSO là bộ phận đưa ra chiến lược kinh doanh nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

  • Có kiến thức chuyên môn cao, sự am hiểu về lĩnh vực và thị trường

  • Nhạy bén trong việc tiếp nhận và giải quyết vấn đề, phân tích thị trường, nắm bắt tốt về các vấn đề xã hội.

  • Chịu được áp lực công việc, sẵn sàng xông pha, không ngại gian khó,…

CSO là gì? Mô tả công việc và tầm quan trọng của CSO trong doanh nghiệp

>>>>>Xem thêm: Cách làm dừa khô thưởng thức với chè

Nhận được mức thu nhập cao, nhiều chế độ phúc lợi nên yêu cầu với CSO cũng không hề ít

Xem thêm:

Nhân Viên Kinh Doanh Thiết Bị Y Tế Là Gì? Mức Lương Có Cao Không?

Nhân Viên Truyền Thông Là Gì? Mô Tả Công Việc Nhân Viên Truyền Thông

Tham khảo ngay ý nghĩa tên chức vụ/vị trí phổ biến trên thị trường lao động hiện nay:

Pgd là gì

Thư ký là gì

Fresher là gì

CSO là gì

Senior là gì

CMO là gì

Chuyên viên là gì

Management là gì

CPO là gì

General manager là gì

Project manager là gì

Leader là gì

Co-founder là gì

Director là gì

Intern là gì

Cio là gì

Coo là gì

Manager là gì

Cco là gì

Junior là gì

Pa là gì

CFO là gì

Cfo là gì

Specialist là gì

Chairman là gì

PM là gì

Ceo là gì

Ở thời điểm hiện tại, tầm quan trọng của vị trí CSO đối với doanh nghiệp là điều không thể chối bỏ. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp cho bạn đọc giải đáp được thắc mắc về CSO là gì và có cái nhìn tổng quan nhất về vị trí công việc này. Nếu đang có nhu cầu tìm việc làm về vị trí CSO, bạn có thể truy cập ngay vào website Blogduhoc.edu.vn.vn. Hàng nghìn cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn đang chờ đón bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *