Chiến lược viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán ấn tượng với NTD

Chiến lược viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán ấn tượng với NTD

Mục tiêu nghề nghiệp kế toán là những định hướng, kế hoạch, khả năng phấn đấu của ứng viên trong thời gian ngắn và là những mục tiêu mà bạn hướng tới vị trí công việc ứng tuyển. Với mong muốn trở thành ứng viên ngàng kế toán, bạn đã xác định được mục tiêu của mình chưa? Cùng xem ngay cách đặt mục tiêu và viết vào CV sao cho thuyết phục và ấn tượng nhất!

1. Sự quan trọng mục tiêu nghề nghiệp kế toán trong CV?

Mục tiêu nghề nghiệp mang tính chất cá nhân và thường được đặt ở phần đầu mẫu CV xin việc đẹp. Đây cũng là một cơ hội để bạn tạo dựng được ấn tượng ban đầu tốt đẹp với nhà tuyển dụng.

Mục tiêu nghề nghiệp kế toán không chỉ đơn thuần thể hiện ước mơ hoài bão và cá tính mạnh mẽ của bản thân, mà còn là một công cụ để bạn cho nhà tuyển dụng thấy được động lực của bản thân và khẳng định bạn sẽ nỗ lực hết sức mình để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Ngoài ra, một ứng viên thông minh sẽ biết cách thể hiện nhiều hơn thế trong phần mục tiêu nghề nghiệp. Bạn có thể tận dụng phần này để thể hiện những kỹ năng của một kế toán viên mà bạn tin chắc rằng nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao, chẳng hạn như kỹ năng giải quyết vấn đề hoặc tư duy phản biện.

Nhìn chung, những nhà tuyển dụng có kinh nghiệm sẽ nắm bắt được nhiều khía cạnh về ứng viên thông qua phần mục tiêu làm việc trong CV.

Chiến lược viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán ấn tượng với NTD

Mục tiêu nghề nghiệp giúp tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp với nhà tuyển dụng (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm: Bật mí cách viết mục tiêu nghề nghiệp IT trong CV kèm mẫu

2. Bí quyết viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán chinh phục nhà tuyển dụng

Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao ứng viên nào có mục tiêu khả thi, cụ thể, rõ ràng và đặc biệt phù hợp với yêu cầu doanh nghiệp. Nhưng mục tiêu bạn đặt ra cũng không phải để hài lòng nhà tuyển dụng mà chính bản thân bạn cũng muốn đạt được mục tiêu đó.

2.1. Tuân thủ nguyên tắc SMART

Để viết bất cứ mục tiêu nghề nghiệp nào bao gồm cả cho mục tiêu vị trí kế toán, bạn nên đáp ứng đủ 5 yếu tố sau khi viết mục tiêu nghề nghiệp : S – specific (cụ thể), M – Measurable (đo lường được), A – Achievable (có thể với tới được), R – Relevant (Có tính liên quan) và T – Timebound (có thời gian cụ thể).

Chiến lược viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán ấn tượng với NTD

Mục tiêu nghề nghiệp kế toán có nguyên tắc SMART giúp gia tăng sức thuyết phục (Nguồn: Internet)

2.2. Trình bày ngắn gọn và cụ thể

Mục tiêu nghề nghiệp kế toán của những bạn sinh viên mới ra trường nên được trình bày ngắn gọn cụ thể để các nhà tuyển dụng có thể nắm được những nội dung chính và mất ít thời gian cho việc xem xét CV xin việc của bạn.

Mục tiêu nên trình bày ngắn gọn và theo ý để gây ấn tượng đến các nhà tuyển hơn. Từ đó sẽ giúp các nhà tuyển dụng thoải mái xem xét trong quá trình đánh giá một chiếc CV cho một ứng viên.

Bạn nên chia thành 2 phần là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn:

Mục tiêu ngắn hạn

Mục tiêu ngắn hạn là những kế hoạch nghề nghiệp của một người kế toán mới ra trường. Bạn có thể đề cập ngắn gọn bạn tốt nghiệp trường gì, thành tích học tập ra sao và mục tiêu bạn mong muốn hướng tới ngành nghề kế toán là gì. Mục tiêu này được thực hiện trong thời gian ngắn nên bạn cũng cần bám sát vào thực tế đưa ra cho mình những mục tiêu ngắn hạn mới có thẻ phát triển được bản thân

Mục tiêu dài hạn

Mục tiêu dài hạn có thể bạn sẽ nói lên được vị trí bạn mong muốn hướng đến trong vài năm tiếp theo. Đây là phần thể hiện được rất cao những tham vọng của bản thân bạn đến cho các nhà tuyển dụng biết được. Không những thế nhà tuyển dụng cũng sẽ có thể định hình lên con người bạn và cách làm việc của bạn.

Đây cũng là yếu tố để các nhà tuyển dụng có thể xem xét tới việc bạn có được chọn vào vị trí kế toán trong công việc hay không nên bạn cần phải hết sức chú ý đến điều này nhé.

Chiến lược viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán ấn tượng với NTD

Ví dụ về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho kế toán đúng

Xem thêm: Chiến lược viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán ấn tượng với NTD

2.3. Thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng

Để tạo được sự nổi bật so với các ứng viên khác và sự thu hút từ phía nhà tuyển dụng, bạn có thể nêu lên các thành tích bạn đã đạt được để các nhà tuyển dụng ngay lập tức chú ý đến Profile của bạn. Bạn cần nêu lên được những thành tích quan trọng mà bạn hướng tới trong quá trình học Đại học của mình để có thể làm tăng sức thuyết phục đến cho các nhà tuyển dụng’

Ví dụ:

“Là một sinh viên tốt nghiệp Học viện Ngân hàng loại giỏi khoa Kế toán Kiểm toán, tôi mong muốn rằng mình có cơ hội được làm việc tại vị trí kế toán công cổ phần X để có thể được học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm và phát triển ngành nghề kế toán tại công ty”.

2.4. Chỉnh sửa sao cho phù hợp với vị trí kế toán

Với mục tiêu nghề nghiệp kế toán, ngoài việc phải phù hợp với yêu cầu công việc ứng tuyển, bạn cũng nên cân nhắc những mục tiêu phù hợp với khả năng và làm nổi bật được cá tính, phẩm chất riêng. Cho nhà tuyển dụng nhìn nhận rõ hơn về tính cách, con người cũng như năng lực làm việc của bạn.

Với từng vị trí kế toán đều sẽ có những yêu cầu công việc đặc trưng riêng. Vì vậy, nếu bạn muốn ứng tuyển vào các vị trí kế toán khác nhau thì cần bám vào yêu cầu công việc để điều chỉnh mục tiêu nghề nghiệp sao cho phù hợp nhất. Tránh việc viết cùng một mục tiêu nghề nghiệp nhưng gửi nhiều vị trí ứng tuyển. Điều đó khiến bạn trông thiếu chuyên nghiệp và không được đánh giá cao bởi nhà tuyển dụng.

Chiến lược viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán ấn tượng với NTD

Không có gì thuyết phục hơn là những con số

2.5. Đưa vào một số kỹ năng vào mục tiêu

Như đã đề cập ở trên, bạn có thể mở đầu phần mục tiêu nghề nghiệp kế toán bằng một vài tính cách bổ trợ cho công việc kế toán, chẳng hạn như tỉ mỉ, cẩn thận… Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng một vài kỹ năng làm việc mà bạn cảm thấy qua đó nhà tuyển dụng có thể bị thuyết phục.

Bạn nên đọc lại tin tuyển dụng để xác định xem đâu là những kỹ năng hàng đầu mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở các ứng viên. Sau đó hãy liệt kê ra những kỹ năng đó một cách khéo léo trong những câu đầu tiên khi viết về mục tiêu của nghề nghiệp kế toán.

Sau đây là một số kỹ năng kế toán được nhà tuyển dụng đánh giá cao mà bạn có thể áp dụng khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV kế toán:

– Kỹ năng lập báo cáo (chẳng hạn như báo cáo thuế hàng tháng và hành năm).

– Kỹ năng phân loại và sắp xếp chứng từ.

– Thành thạo tin học văn phòng, thành thạo bộ phần mềm Microsoft, thành thạo một số phần mềm kế toán.

– Tính cẩn thận và trung thực.

– Nhanh nhạy, có khả năng phân tích và tổng hợp lại vấn đề.

– Khả năng làm việc tốt dưới áp lực cao trong công việc.

Ngoài ra, khả năng sử dụng ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, tìm tòi sáng tạo, khả năng xử lý tình huống tốt… cũng là những ưu thế tuyệt vời mà bạn có thể sử dụng để nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt với TopCV của bạn.

Chiến lược viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán ấn tượng với NTD

Nên đưa kỹ năng vào phần mục tiêu nghề nghiệp kế toán

>>> Xem thêm: Tìm hiểu cách viết mục tiêu nghề nghiệp kiểm toán ấn tượng

3. Một số ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp kế toán

Mục tiêu nghề nghiệp kế toán cần chứng minh được giá trị của bản thân và giúp nhà tuyển dụng hình dung về những gì bạn có thể làm được cho công ty. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian, vì vậy mục tiêu nghề nghiệp chỉ nên gói gọn trong một đoạn văn khoảng 4 – 5 dòng.

Ví dụ mục tiêu ngắn hạn:

“Tôi tốt nghiệp chuyên ngành kế toán với số điểm GPA 3.9/4 ở trường A và có chứng chỉ kế toán CPA. Mục tiêu ngắn hạn của tôi là được trở thành kế toán chuyên nghiệp tại công ty B, học hỏi thêm nhiều kiến thức mới từ các đồng nghiệp và áp dụng những điều đã học giúp công ty ngày một phát triển.”

“Với 3 năm kinh nghiệm làm ở vị trí kế toán thuế, tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết cho vị trí kế toán. Mong muốn của tôi là trở thành một một nhân viên nòng cốt của công ty, giúp công ty ngày càng phát triển hơn.”

“Với tính cách tỉ mỉ, cẩn thận, kinh nghiệm 3 năm trong lĩnh vực kế toán cùng với chứng chỉ kế toán GPA, tôi đã trau dồi được các kỹ năng chuyên môn và khả năng phân tích số liệu. Tôi tin mình có thể đủ khả năng làm việc tại công ty A với vị trí kế toán trưởng và trở thành một thành viên kỳ cực của công ty, hỗ trợ bộ phận kế toán của công ty hoàn thành công việc tốt nhất.”

Ví dụ mục tiêu dài hạn:

“Từng có 4 năm làm việc trong vai trò kế toán vật tư tại công ty X, thành thạo các nghiệp vụ lập báo cáo định kỳ, kiểm soát hàng hóa xuất nhập kho và hàng tồn kho, tôi muốn thử thách bản thân để vượt qua giới hạn của mình trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp và đòi hỏi kỹ năng nghiệp vụ cũng như sự chính xác đến từng thao tác nhỏ. Trong 5 năm tới, tôi đặt ra mục tiêu cho bản thân trở thành kế toán trường trong công ty.”

Chiến lược viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán ấn tượng với NTD

Mục tiêu nghề nghiệp kế toán được đầu tư chuẩn bị sẽ gia tăng cơ hội cho bạn (Nguồn: Internet)

Tìm hiểu các bài viết liên quan:

>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu đơn xin nghỉ việc

Hy vọng qua những thông tin chia sẻ của Job3s, bạn đã hiểu được tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp kế toán và những lưu ý về chiến lược viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc ngành kế toán. Mục tiêu nghề nghiệp tuy ngắn gọn nhưng nếu làm tốt sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ. Chúc bạn sẽ sớm tìm được công việc ưng ý và tiếp tục theo đuổi đam mê của mình!



Món Luộc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *