Cách viết sở thích trong CV sao cho ấn tượng và chuyên nghiệp cũng là vấn đề mà nhiều ứng viên đang quan tâm. Trong bài viết này, Job3s sẽ cung cấp những hướng dẫn về cách viết phần sở thích trong CV để thu hút sự chú ý của các nhà tuyển dụng và nổi bật giữa rất nhiều ứng viên khác.
>>> Xem thêm: Mẫu CV Đơn Giản Miễn Phí Cho Mọi Ngành Nghề
1. Nhà tuyển dụng có quan tâm sở thích trong CV ?
Việc nhà tuyển dụng có quan tâm sở thích viết trong CV hay không còn phụ thuộc vào từng người và từng trường hợp cụ thể. Trong một số trường hợp, sở thích có thể giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn sâu hơn về ứng viên, đánh giá được tính cách, sự nghiệp và sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.
Đôi khi, đưa sở thích vào trong mẫu CV đơn giản còn cho thấy năng lực và kỹ năng của ứng viên như sự sáng tạo, khả năng làm việc nhóm hoặc kỹ năng quản lý thời gian. Tuy nhiên, việc đưa sở thích vào CV cần được thực hiện một cách khéo léo và hợp lý để tránh gây ấn tượng xấu hoặc làm mất đi sự chuyên nghiệp của bản CV.
2. Các sở thích phù hợp để ghi vào CV
Viết phần sở thích trong CV theo từng nghề nghiệp cụ thể là một cách tốt để thể hiện bản thân và phản ánh đúng về cá tính của bạn. Tuy nhiên, để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng, bạn cần trình bày và biểu hiện sở thích một cách khéo léo và chuyên nghiệp.
Mỗi vai trò và lĩnh vực đều có đặc điểm riêng, vì vậy, nếu bạn biết cách viết sở thích trong CV của mình một cách phù hợp, điều này sẽ giúp bạn nổi bật và thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn là người “sinh ra để làm nghề này”. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến tính chính xác, tính chuyên nghiệp và tránh những sở thích gây tranh cãi hoặc không phù hợp với công việc mà bạn đang ứng tuyển.
3. Top 30 sở thích theo ngành nghề
Mỗi ngành nghề đều có những đặc thù riêng và đòi hỏi những kỹ năng nhất định. Bằng cách viết sở thích trong CV phù hợp với từng ngành nghề, bạn có thể thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và cho thấy rằng bạn có tư duy phù hợp và đam mê với công việc. Dưới đây, Job3s đã tổng hợp top 30 sở thích theo từng ngành nghề cụ thể.
CV công nghệ thông tin (IT):
- Thiết kế web
- Quản trị mạng
- Khoa học dữ liệu
- Thiết kế game
- Lập trình
CV Marketing, báo chí, truyền thông,…
- Edit video
- Thiết kế đồ hoạ
- Kỹ năng giao tiếp
- Nghiên cứu và phân tích
- Viết lách
CV sales, HR và chăm sóc khách hàng
- Thích đọc sách tâm lý
- Thích tham gia các hoạt động ngoại khóa
- Thích nghe Podcast
CV thiết kế, nghệ thuật, kiến trúc, xây dựng,…
- Nghiên cứu kiến trúc
- Edit video
- Thiết kế đồ hoạ
- Quay phim
- Vẽ tranh
CV sư phạm
- Dạy học
- Đọc sách
- Thích truyền đạt kiến thức
- Đam mê về giáo dục
- Yêu thích học sinh
Khác
- Hát
- Viết văn
- Tham gia hoạt động thiện nguyện
- Đá bóng
4. Những sở thích nên tránh ghi vào CV
Trong quá trình xin việc, các sở thích viết trong CV có thể giúp tạo dấu ấn và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, cũng có những sở thích nên tránh ghi trong CV online để tránh gây ấn tượng không tốt và ảnh hưởng đến cơ hội tuyển dụng của bạn. Dưới đây là một số sở thích nên tránh ghi trong CV.
Sở thích liên quan tới tôn giáo, chính trị
Cách viết sở thích trong CV đúng và chuyên nghiệp là bạn không nên đề cập những sở thích như đi chùa, đạo giáo lý hay đi nhà thờ,… Bởi vì tất cả những vấn đề này, mang tính nhạy cảm cao và cũng không liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển.
Sở thích không lành mạnh
Có thể bạn đam mê hay có sở thích với đường đua, tốc độ, hay cá độ,… nhưng nếu bạn đề cập những sở thích này trong CV xin việc chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ loại ngay bởi những sở thích vi phạm pháp luật này.
Không có sở thích
Nếu bạn không có sở thích nào đáng kể để ghi vào CV xin việc, hãy cân nhắc kỹ và tránh để trống, vì điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy CV của bạn chưa đầy đủ. Điều này cũng có thể làm cho nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn không nghiêm túc trong việc tìm kiếm công việc.
>>> Xem thêm: Mẹo Viết CV Khi Chưa Có Kinh Nghiệm Làm Việc Cực Hiệu Quả
5. Nên để sở thích phần nào trong CV
Sở thích viết trong CV không có quy định cụ thể nên đặt ở phần nào, tuỳ vào cấu trúc và bố cục của CV mà bạn có thể đặt mục này ở vị trí phù hợp nhất. Tuy nhiên, cách viết sở thích trong CV phù hợp là không nên đặt phần này ở vị trí quan trọng hơn kinh nghiệm, trình độ học vấn và mục tiêu. Nên đặt mục sở thích ở cuối CV và trình bày ngắn gọn, dễ hiểu nhất.
Phần sở thích viết trong CV cũng có thể cho nhà tuyển dụng biết được văn hoá của bạn có phù hợp với công ty của họ hay không, vì vậy mà họ sẽ không bao giờ bỏ qua phần đó. Việc viết mục sở thích thú vị và độc đáo sẽ thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng.
6. Khi nào nên để sở thích trong CV
Nên:
– Liệt kê những sở thích đặc biệt có thể gây được ấn tượng tốt đối với các nhà tuyển dụng.
– Sở thích trong CV nên liên quan đến vị trí tuyển dụng.
– Liệt kê các sở thích phù hợp với môi trường làm việc.
– Liệt kê những sở thích thể hiện được sự năng lượng và đam mê với công việc.
– Liệt kê các sở thích phù hợp có thể giúp cải thiện hiệu suất làm việc.
Không nên
– Cách viết sở thích trong CV đúng là không nên viết những sở thích mà bản thân không có vào TopCV.
– Bạn không nên đưa vào CV những sở thích không liên quan đến vị trí ứng tuyển của bạn (như đua xe, chơi game,…)
– Liệt kê những sở thích không phù hợp với công việc.
– Tránh nêu những sở thích của cá nhân mà không liệt kê các sở thích hỗ trợ cho công việc.
– Ứng viên không nên liệt kê nhiều sở thích mà không có sự chọn lọc.
Những bài viết liên quan:
– Cách Viết Kinh Nghiệm Làm Việc Trong CV “Chuẩn” Cho Ứng Viên
– Mẫu CV Xin Việc Part Time Cho Sinh Viên
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
Tham khảo ngay những thông tin liên quan trong cách viết Cv:
Chuyên môn trong Cv |
Cv trái ngành |
Điểm mạnh điểm yếu trong Cv |
Sức khỏe trong Cv |
Sở thích trong Cv |
Kỹ năng trong Cv |
Thông tin thêm trong Cv |
Chứng chỉ trong Cv |
Hôn nhân trong Cv |
Tiêu đề Cv |
Giới thiệu bản thân trong Cv |
Tính cách trong Cv |
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về cách viết sở thích trong CV, giúp bạn tạo được ấn tượng chuyên nghiệp và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Job3s hy vọng rằng những kiến thức hữu ích này sẽ giúp bạn lựa chọn và trình bày những sở thích liên quan đến công việc một cách hiệu quả nhất trong CV của mình.