Bánh là một thức quà ăn vặt không thể thiếu trong cuộc sống của mọi người. Theo thống kê, có vô số loại bánh được sáng tạo ra vô cùng ngon và tồn tại trong thời gian lâu đời gắn liền với những vùng đất khác nhau. Bánh nhãn chính là một loại bánh như thế. Để hiểu rõ thêm về nguồn gốc cùng cách làm bánh nhãn bạn hãy tham khảo bài viết sau đây nhé.
Cách làm bánh nếp nhân xoài dẻo thơm cho cả nhà
Cách làm bánh ngô siêu ngon tại nhà
Bạn đã biết gì về bánh nhãn?
Bánh nhãn và cách làm bánh nhãn không phải ai cũng biết. Nhất là những vùng phía nam rất ít người biết món này. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bánh nhãn.
Bánh nhãn là loại bánh có nguồn gốc từ miền trung, cụ thể là vùng Nam Định. Bánh nhãn là loại bánh được nhiều người yêu thích mà người ta thường nói với nhau “ăn một lần là ghiền”. Là do người ta quen với nó và dành nhiều tình cảm cho loại bánh ở quê hương nên mới yêu thích như thế, thật ra loại bánh này cũng rất đơn giản và dân dã.
Sở dĩ người ta gọi loại bánh này là bánh nhãn vì hình dáng của nó tròn tròn và đáng yêu như hạt nhãn. Không những thế, mùi vị của bánh nhãn thơm phức và giòn giòn rất ngon. Bánh nhãn có vị ngọt của đường, vị béo của gạo nếp, vị thơm của trứng tất cả đều rất dân dã và gần gũi.
Cách làm bánh nhãn là như thế nào?
Nếu bạn bắt đầu có hứng thú với món bánh này và mong muốn được học cách làm bánh nhãn thì hãy bắt đầu ngay bây giờ đi nhé.
Để làm bánh nhãn điều đầu tiên và cần thiết nhất là phải chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu để làm món bánh này. Nhưng bạn đừng lo lắng, các vật liệu làm nên món bánh này đều ở ngay nhà bếp của chúng ta. Các nguyên liệu bạn cần chuẩn bị là bột nếp, đường cát, trứng gà và dầu ăn.
Cách làm bánh nhãn như sau, đầu tiên bạn đập một quả trứng vào cái bát to và đánh tan cả lòng đỏ và lòng trắng trứng cho đều và hòa quyện với nhau. Bột nếp bạn nên chọn loại bột mịn để để làm bánh, tuy nhiên bạn phải rây bột lại một lần nữa rồi mới trộn bột với đường.
Khi đường và bột đã trộn đều bạn có thể bỏ vào trong bát trứng và trộn đều một lần nữa, trộn thật đều tay để khối bột mịn và có độ dẻo nhất có thể. Để kiểm chứng độ dẻo của hỗn hợp bột, bạn có thể sử dụng tay để thử, nếu bột không dính tay là bột đã đủ độ dẻo. Nhưng nếu bột quá khô hoặc bị bở thì các bạn có thể cho thêm một chút xíu nước và trộn lại hỗn hợp bột một lần nữa để bột dẻo bạn nhé.
Sau khi trộn xong bột các bạn nên bắt tay vào công đoạn tạo hình cho bánh nhãn. Bạn nên ngắt bột và chia ra từng phần nhỏ sau đó vo tròn như những viên bi. Lưu ý, mỗi cái bánh bạn nên nắn một lượng bột nhỏ, vì khi chiên bột sẽ nở to ra gấp 3 đến 4 lần. Các cái bánh quá to sẽ khó ăn và không được xinh xắn như bản gốc và cũng không chín đều như những viên nhỏ nên bạn chỉ nắn những viên bột vừa thôi nhé.
Tiếp theo bạn nên chọn một chiếc chảo có lòng sâu bắt lên bếp và cho dầu ăn vào đến khi vừa nóng thì thả từng viên bột vào rán. Bạn nên để lửa ở chế độ vừa để rán để bánh chín từ từ và có màu sắc đẹp hơn, trong quá trình chiên cũng không bị nổ. Bạn cũng nên đảo đũa đều tay để bánh giữ được hình tròn và chín đều. Đặc biệt, nếu bạn chiên bánh bằng mỡ thì bánh sẽ béo và thơm hơn là khi chiên bằng dầu.
Khi bánh chuyển sang màu vàng bạn nên vớt thử một viên để tách ra xem. Nếu bên trong bánh khô, không có bột ướt là bánh đã chín. Các bạn có thể vớt bánh ra để thật ráo mỡ và để nguội dần.
Công đoạn cuối là khoát cho bánh một lớp áo đường thật ngọt ngào. Bạn đun nước đường cho sôi và đảm bảo không để nước đường chuyển sang màu nâu vì nước đường chuyển sang nâu sẽ bị đắng và không tốt cho sức khỏe. Tiếp tục đun nước đường đến khi kẹo lại thì cho bánh vào nước đường, bạn nên đảo thật đều tay để đảm bảo bánh đều được phủ lên một tầng nước đường. Tiếp tục đảo đều tay đến khi cạn nước và đường khô lại là được.
Khi đó, bạn đã có một món bánh nhãn thật thơm ngon và ngọt ngào. Nếu bạn không thích ngọt cũng có thể không làm lớp áo khoác đường cho bánh mà bánh vẫn thơm ngon và giòn. Việc còn lại của bạn chỉ việc thưởng thức thành quả của mình là được.
Những lưu ý khi làm và bảo quản bánh nhãn
Bánh nhãn có cách đơn giản để làm, tuy nhiên bạn nên chú ý một số chỗ khi học cách làm bánh nhãn để đạt được hiệu quả nhất.
- Thứ nhất, bánh nhãn là loại bánh có ruột khô, đặc, giòn từ trong ra ngoài. Bánh nhãn giòn sẽ không bị dai hay ỉu nên có thể bảo quản trong hộp kín khoảng 1 đến 2 tuần mà vẫn giữ được hương vị.
- Thứ hai, bánh phải thật nguội mới làm thêm lớp áo đường nếu không bánh sẽ ỉu, trở nên mềm và dai.
- Thứ ba, bạn nên lưu ý công đoạn làm bột. Nếu bột bị khô bánh khi rán sẽ có bề ngoài sần sùi kém hấp dẫn.
Chỉ với các bước đơn giản bạn đã có thể học được cách làm bánh nhãn cho riêng mình và cho cả gia đình một thức quà vặt thật tinh tế.
Chúc các bạn thành công với công thức cách làm bánh nhãn ngon giòn này nhé.