Tính cạnh tranh của vị trí Tester hiện nay rất cao buộc các nhà tuyển dụng phải thiết kế câu hỏi phỏng vấn Tester chi tiết để sàng lọc ứng viên. Nếu bạn không chủ động nghiên cứu trước thì rất khó để lọt vào danh sách ứng viên ưu tú. Mời bạn tìm hiểu và tham khảo bộ câu hỏi phỏng vấn Tester kèm câu trả lời ấn tượng mà Job3s đã tổng hợp ở bài viết sau nhé!
1. Câu hỏi phỏng vấn khai thác tính cách và kỹ năng
Bất cứ một cuộc phỏng vấn ngành nghề nào không chỉ riêng Tester, thời gian đầu sẽ là khoảng thời gian hai bên tìm hiểu nhau. Nhà tuyển dụng sẽ đưa ra bộ câu hỏi phỏng vấn nhằm khai thác tính cách, kỹ năng của bạn.
Câu 1: Hãy giới thiệu về bản thân bạn!
Câu trả lời gợi ý:
“Tôi là Nga, sinh năm 1999 và đã có 2 năm kinh nghiệm làm Tester kể từ khi ra trường. Tôi tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin trường Học viện công nghệ bưu chính viễn thông. Tôi đã kiểm thử hơn 20 phần mềm và nhận được nhiều phản hồi tốt của khách hàng.”
Câu 2: Tại sao bạn theo đuổi công việc Tester?
Câu trả lời gợi ý:
“Nghề Tester cho tôi khả năng tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ, có thu nhập tốt và khả năng học hỏi về ngành vô cùng lớn. Tôi nhận thấy rằng, ngành công nghệ đang có những biến chuyển rõ rệt và không bao giờ thiếu việc nên sẽ không có chuyện nhân sự ngành này thất nghiệp.”
Câu 3: Theo bạn, Tester cần những tố chất nào và bạn đáp ứng bao nhiêu?
Câu trả lời gợi ý:
“Theo quan điểm của tôi, Tester đầu tiên cần hiểu về các phương pháp, kỹ thuật và quy trình kiểm thử phần mềm. Sau đó phải có khả năng phân tích các yêu cầu và tài liệu kỹ thuật để xác định các kịch bản kiểm thử phù hợp, cẩn thận đến từng chi tiết, giao tiếp hiệu quả và khả năng làm việc nhóm tốt.”
>>> Xem thêm: Top 50 câu hỏi phỏng vấn Front End Developer cho từng vị trí
2. Câu hỏi phỏng vấn Tester cơ bản
Nếu bạn là một người mới, kinh nghiệm Tester còn ít thì nhà tuyển dụng sẽ đặt ra một số các câu hỏi phỏng vấn tester thường gặp như sau. Bạn hãy tham khảo các câu trả lời gợi ý dưới đây để tự tin phỏng vấn nhé.
Câu 4: Thế nào là kiểm thử phần mềm? Nêu quy trình?
Câu trả lời gợi ý:
“Kiểm thử phần mềm là quá trình đánh giá, xác nhận và kiểm tra các thành phần của phần mềm để đảm bảo rằng nó hoạt động như mong đợi và đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn đã đặt ra.
Quy trình kiểm thử phần mềm có thể được mô tả bằng 7 bước sau đây:
- Xác định yêu cầu kiểm thử
- Lập kế hoạch kiểm thử
- Thiết kế ca kiểm thử
- Chuẩn bị môi trường kiểm thử
- Thực hiện kiểm thử
- Phân tích và báo cáo kết quả
- Kiểm tra lại và kiểm thử tái
Câu 5: Bạn biết các phương pháp kiểm thử phần mềm nào?
Câu trả lời gợi ý:
“Có nhiều phương pháp kiểm thử phần mềm khác nhau được sử dụng để đảm bảo chất lượng và đáng tin cậy của phần mềm như kiểm thử hộp đen, kiểm thử hộp trắng, kiểm thử tích hợp, kiểm thử đơn vị, kiểm thử chấp nhận, kiểm thử áp lực.”
Câu 7: Nêu những giai đoạn phát triển phần mềm?
Câu trả lời gợi ý:
“Có 7 giai đoạn phát triển phần mềm và giai đoạn nào cũng cần tính tỉ mỉ và kiểm tra lỗi liên tục bao gồm: thu thập yêu cầu, phân tích yêu cầu, thiết kế, lập trình, kiểm thử, triển khai và cuối cùng là hỗ trợ và bảo trì sản phẩm cho khách hàng.”
Câu 8: Giai đoạn nào thường phát sinh lỗi nhất khi kiểm thử phần mềm?
Câu trả lời gợi ý:
“Mặc dù không có một giai đoạn cụ thể nào thường phát sinh lỗi nhiều nhất, nhưng thường thì giai đoạn tích hợp và kiểm thử hộp trắng có thể dẫn đến việc phát hiện nhiều lỗi do tương tác giữa các thành phần và xử lý nội bộ của phần mềm. Tuy nhiên, sự phát sinh lỗi cũng phụ thuộc vào quy trình kiểm thử, tài nguyên và kỹ năng của đội kiểm thử.”
Câu 9: Kiểm thử hệ thống là gì?
Câu trả lời gợi ý:
“Kiểm thử hệ thống (System testing) là một giai đoạn quan trọng trong quy trình kiểm thử phần mềm, nằm sau giai đoạn kiểm thử đơn vị và kiểm thử tích hợp. Giai đoạn này tập trung vào kiểm tra tính hoạt động và hiệu suất của toàn bộ hệ thống phần mềm, bao gồm tất cả các thành phần đã được tích hợp.”
Câu 10: Test hiệu năng và kiểm thử chịu tải là gì?
Câu trả lời gợi ý:
“Kiểm thử hiệu năng (Performance testing) và kiểm thử chịu tải (Load testing) là hai phương pháp kiểm thử trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm nhằm đánh giá và đảm bảo rằng hệ thống phần mềm hoạt động ổn định, đáp ứng được yêu cầu về hiệu năng cũng như khả năng chịu tải.
Cả kiểm thử hiệu năng và kiểm thử chịu tải đều nhằm đảm bảo rằng hệ thống phần mềm có thể hoạt động ổn định và đáp ứng được yêu cầu trong môi trường thực tế, ngay cả khi đối mặt với lượng truy cập phần mềm cao.”
Câu 11: Báo báo kiểm thử gồm những phần nào?
Câu trả lời gợi ý:
“Báo cáo kiểm thử (Test report) là một tài liệu quan trọng sau quá trình kiểm thử phần mềm, nó cung cấp thông tin chi tiết về kết quả kiểm thử, các vấn đề phát hiện được và đánh giá tổng quan về chất lượng của phần mềm. Một báo cáo kiểm thử thường bao gồm các phần sau:
- Tổng quan: Phần này trình bày tổng quan về dự án, mục tiêu kiểm thử và phạm vi kiểm thử.
- Kế hoạch kiểm thử: Nêu rõ các kế hoạch kiểm thử đã được thiết lập, bao gồm phạm vi, các kỹ thuật và phương pháp kiểm thử, lịch trình và tài nguyên
- Kết quả kiểm thử: Cung cấp kết quả chi tiết về các ca kiểm thử đã được thực hiện, bao gồm các kịch bản kiểm thử, kết quả của từng kịch bản, số lỗi phát hiện, trạng thái kiểm thử và các thống kê liên quan.
- Vấn đề phát hiện: Liệt kê và mô tả các lỗi, vấn đề và khuyết điểm phát hiện được trong quá trình kiểm thử. Đây là phần quan trọng để ghi nhận và theo dõi các vấn đề cần được sửa chữa.
- Đánh giá chất lượng: Đánh giá chất lượng của phần mềm dựa trên kết quả kiểm thử, bao gồm mức độ hoàn thành yêu cầu, hiệu suất, tính năng và khả năng chịu tải.
- Tóm tắt và kết luận: Tóm tắt những điểm chính trong báo cáo kiểm thử và rút ra kết luận tổng quan về chất lượng và khả năng của phần mềm.
- Đề xuất và khuyến nghị: Đưa ra các đề xuất và khuyến nghị để cải thiện chất lượng và hiệu suất của phần mềm, bao gồm việc sửa lỗi, cải thiện quy trình kiểm thử và đề xuất thay đổi.
- Phụ lục: Bao gồm các tài liệu hỗ trợ như bảng chú thích, hình ảnh, biểu đồ và tài liệu liên quan khác.”
3. Câu hỏi phỏng vấn Tester về chuyên môn nâng cao
Phỏng vấn tester hỏi gì? Nhằm đánh giá năng lực và khả năng thăng tiến của bạn trong ngành này. Nhà tuyển dụng sẽ đưa ra cho bạn một số câu hỏi phỏng vấn Tester chuyên môn cao để bạn trả lời.
Câu 12: Quá trình kiểm thử nên dừng lại khi nào?
Nếu bạn đã là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực Tester, chắc hẳn đã nắm rõ chuyên môn của ngành này. Do đó, hãy cứ tự tin trình bày sự hiểu biết của mình với nhà tuyển dụng theo cách hiểu của mình để họ nắm được năng lực của bạn nhé.
Câu trả lời gợi ý:
“Quá trình kiểm thử nên dừng lại khi đạt đủ các tiêu chí sau:
- Đạt được mục tiêu kiểm thử. Điều này có thể bao gồm việc kiểm tra và xác minh tính hoạt động, tính đúng đắn, tính toàn vẹn và hiệu suất của phần mềm theo yêu cầu.
- Đáp ứng tiêu chí chất lượng:. Điều này đảm bảo rằng phần mềm đã được kiểm tra một cách toàn diện và đáp ứng yêu cầu chất lượng.
- Vượt qua quy trình kiểm thử bao gồm kiểm thử đơn vị, kiểm thử tích hợp, kiểm thử hệ thống và các hình thức kiểm thử khác, quá trình kiểm thử có thể kết thúc.
- Dựa trên quyết định của nhóm kiểm thử: Các yếu tố như nguồn lực, thời gian và ưu tiên dự án có thể được xem xét để quyết định khi nào dừng lại.
Tuy nhiên, quan trọng nhất là đảm bảo rằng phần mềm đã được kiểm tra một cách toàn diện và đáp ứng yêu cầu chất lượng trước khi được triển khai hoặc đưa vào sử dụng.”
Câu 13: Bạn đã tham gia nhiều dự án chưa? Vai trò trong dự án gần nhất của bạn là gì?
Số năm kinh nghiệm của bạn sẽ tương ứng với số lượng dự án bạn tham gia. Bạn hãy chọn lựa dự án thành công nhất, sau đó hãy nêu tổng quan các dự án bạn đã tham gia với thông tin cơ bản của dự án, về mục đích của dự án và kết quả mà dự án đạt được.
Câu trả lời gợi ý:
“Tôi đã tham gia khá nhiều dự án và gặp cũng không ít khách hàng khó tính. Do đó tôi hiểu được tầm quan trọng của một người làm Tester. Việc liên tục tìm kiếm lỗi sau đó trực tiếp thẩm định là một công đoạn thường xuyên lặp đi lặp lại để mang đến một sản phẩm tốt nhất cho khách hàng.”
Câu 14: Hãy nên kinh nghiệm làm việc của bạn với công cụ X?
X là một công cụ được sử dụng trong lĩnh vực phần mềm. Khi được hỏi câu hỏi này, nhà tuyển dụng đang muốn bạn phân tích về mô hình ngôi sao.
Câu trả lời gợi ý:
S – Situation: Hãy nên ngắn gọn công cụ đắc lực mà bạn thường xuyên sử dụng trong quá trình làm việc. Và công cụ đó có tác dụng gì trong việc phát triển dự án.
T – Tasks: Những công việc mà bạn đã thực hiện với công cụ X đó.
A – Actions: Cách bạn vận hành và sử dụng công cụ X.
R – Results: Kết quả mà công cụ X mang lại sau khi dự án của bạn kết thúc.
>>> Xem thêm: Câu hỏi phỏng vấn ban sự kiện và cách chuẩn bị trả lời khéo léo
4. Câu hỏi phỏng vấn tình huống dành cho Tester
Với vị trí phải kết nối với khách hàng thường xuyên, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra cho bạn một số câu hỏi tình huống khi phỏng vấn Tester, dưới đây là 3 câu hỏi thường gặp và định hướng trả lời.
Câu 15: Bạn xử lý thế nào khi đã test cẩn thận nhưng khách hàng vẫn phàn nàn?
Khách hàng không hài lòng về sản phẩm là câu chuyện thường gặp ở bất cứ ngành nghề nào. Nhà tuyển dụng muốn biết bạn sẽ xử lý vấn đề này ra sao khi gặp tình huống này. Từ đó đánh giá được bạn là người có năng lực giải quyết vấn đề hay không, có chủ động lắng nghe và cầu thị ý kiến khách hàng hay đổi lỗi luôn cho khách.
Câu trả lời gợi ý:
“Anh/Chị có thể cho em biết anh chị chưa hài lòng ở điểm nào của sản phẩm không ạ? Anh/Chị có thể cho em biết đặc điểm nào của sản phẩm mà Anh/Chị muốn cải thiện để bên em tiếp nhận và có hướng giải quyết không ạ?”
Câu 16: Khi bạn phát hiện lỗi nhưng Dev không xem đó là lỗi, bạn xử lý thế nào?
Dev và Tester là hai vị trí có sự liên kết chặt chẽ trong một công ty chuyên về công nghệ thông tin. Khi bạn gặp câu hỏi này, hãy đưa ra hướng giải quyết khi cả hai bên có sự bàn bạc thống nhất, trao đổi với nhau rõ ràng. Phải thật bình tĩnh trước mọi vấn đề và không đổ lỗi ngay cho Dev. Lắng nghe chia sẻ của hai bên mới tìm cách xử lý được vấn đề.
Câu trả lời gợi ý:
“Tôi sẽ trao đổi lại với Dev, lắng nghe sự chia sẻ của Dev về vấn đề này. Sau đó đưa ra quan điểm của mình và tìm thấy sự thống nhất cả hai bên. Cuối cùng mới xác nhận là Dev có lỗi hay không có lỗi và lỗi nằm ở đâu.”
Câu 17: Bạn sẽ làm gì khi trong team không hài lòng về cách làm việc của mình?
Hãy cho thấy bạn là một người luôn đặt mục đích của công ty lên hàng đầu. Do đó, khi xảy ra mâu thuẫn khi các thành viên team không hài lòng về cách làm việc của bạn, bạn cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân sau đó mới đưa ra cách giải quyết.
Câu trả lời gợi ý:
“Trước hết, tôi sẽ tìm hiểu rõ ràng nguyên nhân đồng nghiệp có thái độ như vậy. Sau khi tìm hiểu rõ, tôi sẽ có cách giải quyết được mâu thuẫn đó để không làm ảnh hưởng đến công việc chung.”
5. Câu hỏi đánh giá độ phù hợp ứng viên
Ngoài góc độ chuyên môn, tính cách, kỹ năng trong công việc thì nhà tuyển dụng còn quan tâm đến sự phù hợp của bạn ở một số khía cạnh khác. Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn Tester đánh giá độ phù hợp của ứng viên mà bạn nên tham khảo.
Câu 18: Kế hoạch nghề nghiệp trong 1-2 năm tới của bạn là gì?
Nhà tuyển dụng sẽ muốn biết bạn sẽ cống hiến hết mình cho sự nghiệp của mình trong bao lâu và có mong muốn thăng tiến lên chức vụ cao hơn ở công ty của họ hay không. Do vậy, bạn hãy chia sẻ về những dự định tương lai của bản thân kể cả dự định kết hôn, sinh con cũng cần chia sẻ để nhà tuyển dụng nắm được nhé.
Câu trả lời gợi ý:
“Trong khoảng 1 đến 2 năm tới, tôi đặt ra mục tiêu sẽ trở thành một Tester chuyên nghiệp, biết cách xử lý mọi vấn đề của khách hàng một cách tốt nhất. Với tư duy thám tử, kỹ năng giao tiếp tốt và 2 năm kinh nghiệm, tôi tự tin có thể hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, gắn bó lâu dài và đóng góp cho sự phát triển của công ty cũng như của bản thân.”
Câu 19: Bạn có khó khăn khi di chuyển đến công ty không?
Thời gian di chuyển sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Do đó, bạn hãy trả lời khéo léo với nhà tuyển dụng rằng bạn sẵn sàng di chuyển linh hoạt trong nhiều giờ để thực hiện ngọn lửa đam mê cháy hết mình cho công việc yêu thích.
Câu trả lời gợi ý:
“Hiện tại thì nhà tôi ở khá gần công ty nên vấn đề di chuyển đến công ty không còn là trở ngại. Tuy nhiên, trong quá trình làm công việc, nếu nhà tuyển dụng yêu cầu tôi linh hoạt di chuyển để xử lý công việc thì tôi luôn sẵn lòng.”
Câu 20: Khi nào bạn có thể bắt đầu làm việc?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được bạn hứng thú với công việc đến mức nào và khao khát được đi làm ngay hay chờ một thời gian nữa. Bạn cũng có thể trao đổi thẳng thắn với nhà tuyển dụng khi bạn vẫn còn làm việc ở công ty cũ và cần thời gian bàn giao công việc cho người mới.
Câu trả lời gợi ý:
“Tôi có thể bắt đầu công việc vào tháng sau. Hiện tại tôi vẫn còn đang làm việc ở công ty cũ, cần khoảng 1 tuần để tôi bàn giao lại tất cả các công việc cho người mới.”
6. Một số câu hỏi ứng viên nên hỏi nhà tuyển dụng
Tất cả các cuộc giao tiếp diễn ra đều cần có sự tương tác của cả 2 bên. Nên khi bạn tham gia một cuộc phỏng vấn quan trọng cho sự nghiệp của mình, bạn cũng cần chuẩn bị một số câu hỏi để hỏi ngược lại nhà tuyển dụng. Điều này sẽ giúp họ đánh giá bạn là một người có kinh nghiệm, chuyên môn cao, kỹ năng tốt và có sự chủ động trong công việc.
Một số câu hỏi tham khảo:
- Anh/Chị có thể mô tả chi tiết các công việc của Tester tại doanh nghiệp của Anh/Chị không?
- Định hướng ngắn hạn và dài hạn cho vị trí Tester khi làm việc tại doanh nghiệp Anh/Chị như thế nào?
- Khó khăn lớn nhất của nhân viên khi làm việc tại vị trí Tester trong doanh nghiệp Anh/Chị là gì?
- Doanh nghiệp Anh/Chị đang cần tuyển dụng vị trí Tester mới hay cần bổ sung nhân sự để bù đắp chỗ trống đang thiếu trong doanh nghiệp?
- Tôi sẽ có được những kỹ năng gì khi ứng tuyển vào vị trí này?
7. Bí quyết để có một buổi phỏng vấn thành công
Ngoài việc chuẩn bị câu trả lời thật kỹ cho một số câu hỏi phỏng vấn Tester gợi ý có thể xảy ra ở buổi phỏng vấn. Bạn cũng cần trang bị thêm cho mình một số bí quyết dưới đây để cuộc phỏng vấn diễn ra suôn sẻ nhất.
- Chọn lựa trang phục phù hợp, đúng văn hóa công ty để gây thiện cảm cho nhà tuyển dụng. Tránh mặc những trang phục quá lố, thiếu lịch sự.
- Kiểm tra lại các thông tin đã ghi trong CV xin việc, nếu có sai sót cần chỉnh sửa lại ngay và đi in trước giờ phỏng vấn.
- Đọc lại bản mô tả công việc của nhà tuyển dụng và nghiên cứu lại thông tin công ty để chắc chắn rằng bạn không bỏ qua bất cứ thông tin quan trọng nào.
- Đến đúng giờ hoặc đến sớm khoảng từ 15 đến 20 phút để ổn định tâm lý, trong thời gian này bạn có thể giao lưu với bác bảo vệ, lễ tân, ứng viên để giảm thiểu căng thẳng.
Những bài viết liên quan:
– 30+ Bộ các câu hỏi phỏng vấn ngân hàng và kinh nghiệm trả lời
– 30 Câu hỏi phỏng vấn Content Marketing hay nhất cho ứng viên
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
Trên đây là một số câu hỏi phỏng vấn Tester gợi ý mà Job3s đã chọn lọc dành cho bạn. Mong rằng bộ câu hỏi trên sẽ giúp ích bạn trong quá trình phỏng vấn. Bạn đừng nên lạm dụng quá vào các câu hỏi gợi ý mà hãy linh hoạt các câu trả lời vì thực tế xảy ra muôn hình vạn trạng cách phỏng vấn. Chúc bạn có buổi phỏng vấn thành công và được làm công việc mình yêu thích.