Viết CV quản lý nhà hàng trở nên đơn giản hơn khi có các mẫu để chúng ta tham khảo để hình dung được cách làm. Nếu chưa biết cách thiết lập CV sao cho chuẩn chỉnh thì hãy Cùng Job3s xem các mẫu CV xin việc quản lý nhà hàng cùng với cách viết chi tiết ngay bên dưới.
Bạn đang đọc: Bí kíp viết CV quản lý nhà hàng độc đáo thu hút nhà tuyển dụng
>>> Xem thêm: Tạo CV Online Miễn Phí Cho Mọi Ngành Nghề
1. Điều cần chuẩn bị khi viết CV quản lý nhà hàng
Những người đảm nhiệm vị trí việc làm quản lý nhà hàng có phạm vi quản lý bao quát và kiểm soát hầu như toàn bộ những quy trình vận hành tại nhà hàng, xử lý vấn đề với khách hàng chính vì vậy yêu cầu về công việc này cũng tương đối cao. Hãy chuẩn bị cho mình chiếc CV đẹp để chứng minh năng lực.
1.1. Tìm hiểu kỹ bản tin tuyển dụng
Việc tìm hiểu kỹ bản mô tả mà nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn nắm bắt được cụ thể những hoạt động của công việc mà bạn muốn ứng tuyển đồng thời cũng biết được những yêu cầu của nhà tuyển dụng có phù hợp với bản thân mình hay không?
Nhiều ứng viên khi ứng tuyển vào vị trí quản lý nhà hàng nhưng lại nộp những bản CV vô cùng chung chung, na ná nhau và không có gì đặc biệt. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy nhàm chán khi cứ phải đọc đi đọc lại một CV mẫu nhất định.
1.2. Phác thảo các nội dung muốn điền vào CV
Bạn nên lập ra một cái sườn các ý chính, phác thảo qua nội dung muốn trình bày vào trong CV quản lý nhà hàng của mình. Không có một công thức hay mẫu chung nào cho một chiếc CV xin việc quản lý nhà hàng cả, vậy nên bạn có thể thoả sức sáng tạo cho chiếc CV của mình.
Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng bạn đảm bảo được tính mạch lạc, rõ ràng và hài hòa những điểm mạnh và giá trị của bạn đối với vị trí mà bạn ứng tuyển là Quản lý nhà hàng. Ở vị trí này bạn càng thể hiện được nhiều kinh nghiệm càng tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng.
1.3. Liệt kê ra những điểm mạnh
Bạn và nhà tuyển dụng chưa có quá nhiều thời gian làm việc cũng như tiếp xúc với nhau, chính vì vậy một bản CV thể hiện đầy đủ khả năng và kinh nghiệm của bạn sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được phần nào về kỹ năng của bạn.
Một chiếc CV có thể giúp bạn loại bỏ được bớt đối thủ trong công cuộc ứng tuyển. Thông qua bản CV xin việc quản lý nhà hàng nhà tuyển dụng có thể dễ dàng chọn lọc những ứng viên để tham gia phỏng vấn, chính vì vậy hãy gây ấn tượng mạnh ngay từ lúc ban đầu này.
Hãy liệt kê ra những điểm mạnh của bản thân mình mà bạn thấy phù hợp với vị trí Quản lý nhà hàng để ghi vào trong CV, hãy liệt kê càng nhiều càng tốt, ví dụ như học vấn, nghề nghiệp, kinh nghiệm,…
>>> Xem thêm: Mẫu CV quản lý sản xuất tạo điểm nhấn kinh nghiệm cho bạn
2. Mẫu CV xin việc quản lý nhà hàng
Viết một bản CV quản lý nhà hàng độc đáo và thu hút nhà tuyển dụng có thể đòi hỏi một chút sáng tạo và nỗ lực. Dưới đây là một số mẫu CV quản lý nhà hàng để bạn có thể tham khảo và tùy chỉnh cho CV của mình ấn tượng và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn viết CV trưởng phòng kinh doanh tạo ấn tượng
3. Cách viết CV quản lý nhà hàng
3.1. Thông tin cá nhân
Bạn cần nêu tóm tắt những thông tin cơ bản về bản thân như Họ và tên đầy đủ của bản thân, ngày-tháng-năm sinh, địa chỉ nơi ở hiện tại, số điện thoại, địa chỉ email để nhà tuyển dụng có thể biết bạn là ai, có thể liên hệ với bạn nếu cần.
Nếu thêm ảnh đại diện vào trong CV thì nên chọn ảnh rõ ràng, lịch sự và chuyên nghiệp. Ảnh nên để ở mức độ vừa phải phía trên của CV, rõ nét, thấy rõ mặt.
Tìm hiểu thêm: Cách làm kem trà xanh matcha cực ngon tại nhà
3.2. Trình độ học vấn
Bạn nên nêu ra tên của trường đại học mà bạn theo học cùng với chuyên ngành, loại bằng đạt được sau khi tốt nghiệp là gì, thời gian theo học tại đây là bao lâu?
Nếu trong quá trình đi học bạn có tham gia dự án hay đạt được những thành tích gì cũng nên ghi thêm vào theo thứ tự đạt được gần nhất. Cần nêu rõ tên, nội dung và cả số liệu đi kèm nếu có.
Nếu bạn là người theo học tại các trường, các chuyên ngành có liên quan đến dịch vụ thì sẽ là một lợi thế lớn cho bạn khi nộp CV.
3.3. Mục tiêu nghề nghiệp
Nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào mục tiêu của bạn để đánh giá xem bạn có thực sự quan tâm và muốn phát triển lâu dài cùng vị trí mà bạn ứng tuyển tại công ty hay không? Do vậy phần mục tiêu trong tương lai của bạn tại vị trí này cũng là rất quan trọng để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Vị trí quản lý nhà hàng là một vị trí thuộc hạng cao trong cấp bậc nhân viên, chính vì vậy bạn không cần dè chừng khi nêu nên những móng muốn và nguyện vọng phát triển của mình sau khi được nhận ở vị trí này. Đã là một người quản lý thì ít nhiều cũng phải có tầm nhìn, mục tiêu và tư duy vươn lên.
Đối với phần này trong CV quản lý nhà hàng, bạn cũng nên tránh dài dòng lan man mà chỉ cần ghi vắn tắt những mục tiêu ngắn và dài hạn của cá nhân cũng như đối với công ty trong thời gian tới. Hãy cụ thể hoá những mục tiêu của bạn bằng con số ví dụ như vượt 50% doanh số trong vòng 1 tháng.
3.4. Kinh nghiệm làm việc
Là một người quản lý trong nhà hàng nói riêng và ngành dịch vụ nói chung thì những yêu cầu về kinh nghiệm cũng vô cùng gắt gao. Nhà tuyển dụng sẽ luôn dành nhiều thời gian để nghiên cứu mục kinh nghiệm làm việc này của bạn.
Nếu bạn là một người đã có bề dày trong công việc liên qua đến ngành dịch vụ nhà hàng thì sẽ là một điểm cộng lớn. Bởi thông qua mục kinh nghiệm làm việc này nhà tuyển dụng có thể phần nào chọn lọc ra những ứng viên phù hợp cho vị trí trí tuyển dụng.
Hãy trình bày thật rõ ràng, tóm tắt những công việc đã từng làm theo thứ tự thời gian. Công việc bạn làm gần nhất hãy đặt nó lên trên đầu, tiếp theo sẽ là những công việc trước đó của bạn. Trong mục này bạn cần nêu rõ tên của công việc, công ty bạn đã làm, chức vụ tại công ty đó, thời gian làm việc và thành tích đạt được nếu có. Về thành tích đạt được thì nên có con số rõ ràng, cụ thể để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng nắm bắt thông tin.
Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ không thích những ứng viên có sở thích nhảy việc qua các công ty khác nhau. Chính vì vậy bạn cần cân nhắc xem có nên loại bỏ bớt những công việc trong ngắn hạn đi hay không hoặc những công việc không liên quan đến vị trí mà bạn đang muốn ứng tuyển vào.
3.5. Kỹ năng
Ở cấp độ, vị trí của một người quản lý thì bạn đã là một trong những người lãnh đạo của nhà hàng nơi bạn làm việc. Chính vì vậy ngoài những kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn thì một người quản lý nhà hàng cũng cần trau dồi thêm nhiều kỹ năng hơn.
Để có thể nêu ra được chính xác kỹ năng mà nhà tuyển dụng cần thì bạn nên đọc kỹ trong mô ta công việc mà họ đã đăng tải rồi xem mình đã có những kỹ năng nào trong đó rồi thì điền vào.
Hãy liệt kê thực sự trung thực với những kỹ năng mà bạn ghi vào trong CV, đừng vì muốn lấy lòng nhà tuyển dụng ở thời điểm này mà ghi khống một số điều để rồi sau vào công việc thực tế lại không đạt được sẽ rất mất thời gian cho cả hai bên.
Hãy liệt kê khoảng chừng 4-6 loại kỹ năng nổi bật trong CV quản lý nhà hàng cho rằng có thể giúp ích trong việc phát triển công việc của mình ví dụ như:
– Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo
– Am hiểu và cập nhật nhanh chóng các xu hướng trên thị trường trong ngành dịch vụ
– Kỹ năng ứng xử và giải quyết vấn đề nhanh chóng
– Kỹ năng lập kế hoạch và triển khai các dự án theo nhóm
4. Lưu ý khi viết CV xin việc quản lý nhà hàng
Vị trí việc làm quản lý nhà hàng là một chức danh cấp cao trong cơ cấu tổ chức, chính vì vậy việc tuyển chọn cũng cần nghiêm ngặt hơn nhiều. Việc chuẩn bị một CV quản lý nhà hàng chỉnh chu và cẩn thận sẽ giúp bạn tăng độ thiện cảm và lòng tin đối với nhà tuyển dụng về kỹ năng của mình. Chính vì vậy hãy lưu ý một số điều sau để có cho mình bản CV quản lý nhà hàng đặc sắc nhất:
– Hãy cụ thể hoá bằng những con số để nâng cao mức độ tin tưởng với nhà tuyển dụng và để họ dễ dàng nắm bắt được thông tin
– Trình bày sạch sẽ, gọn gàng, hạn chế tẩy xoá, sai chính tả,… Sau khi viết xong hãy kiểm tra lại một lượt thật kỹ càng từ trên xuống dưới để tránh những lỗi sai không đáng có gây mất điểm với nhà tuyển dụng.
– Thể hiện sự chuyên nghiệp qua CV xin việc quản lý nhà hàng. Hãy sử dụng font chữ, màu sắc thật hài hoà, không nên quá trẻ con hay quá bay lượn. Hãy cố gắng trình bày CV trong một khổ giấy A4 là vừa đẹp.
>>>>>Xem thêm: Top những mẫu CV tester chuyên nghiệp thu hút nhà tuyển dụng
Những bài viết liên quan:
– Mẫu CV ngành công nghệ thực phẩm độc đáo riêng của ngành
– CV thiết kế nội thất nên viết như thế nào cho đúng “chất thiết kế”?
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu đơn xin nghỉ việc
Trên đây là chi tiết những nội dung cần lưu ý khi viết một CV quản lý nhà hàng dành cho những bạn đang có nhu cầu ứng tuyển vào vị trí này. Hy vọng thông tin trên sẽ có ích với bạn, hãy đọc thêm nhiều thông tin bổ ích khác tại Job3s nhé.