Xây dựng bản mô tả công việc quản lý nhà hàng giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Bản mô tả công việc còn giúp ứng viên biết được cụ thể trách nhiệm, nhiệm vụ của mình là gì. Từ đó, ứng viên có thể deal mức lương phù hợp khi phỏng vấn cho bản thân. Bài viết dưới đây của Job3s sẽ chia sẻ đến bạn mô tả công việc của quản lý nhà hàng cũng như các yêu cầu cần có, mức lương cho vị trí này.
1. Quản lý nhà hàng là gì?
Quản lý nhà hàng là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động nhà hàng. Họ sẽ quản lý từ nhân viên đến quản lý tài sản, hàng hoá, tiêu chuẩn, quy trình phục vụ khách hàng. Họ cũng là người thực hiện việc tuyển chọn và đào tạo nhân viên, giải quyết các khiếu nại của khách hàng. Quản lý nhà hàng sẽ báo cáo trực tiếp cho F&B Manager hoặc Giám đốc khách sạn.
>>> Xem thêm: Bảng mẫu mô tả công việc kế toán rõ ràng & đầy đủ 2023
2. Bảng mô tả công việc quản lý nhà hàng
Bảng mô tả công việc quản lý nhà hàng sẽ cho ứng viên biết các công việc cụ thể là gì, ứng viên sẽ chịu trách nhiệm gì? Dưới đây là bảng mô tả chi tiết về các công việc, nhiệm vụ của một quản lý nhà hàng.
Nhiệm vụ chính |
Công việc cụ thể |
Xây dựng hệ thống quản lý cho nhà hàng |
|
Điều hành – điều phối hoạt động kinh doanh |
|
Quản lý tài chính nhà hàng |
|
Quản lý nhân sự |
|
Quản lý tài sản, hàng hóa |
|
Các công việc khác |
|
3. Công việc hàng ngày của một quản lý nhà hàng
Bên trên là bảng mô tả công việc của quản lý nhà hàng một cách chi tiết về các công việc cụ thể. Hằng ngày, quản lý nhà hàng sẽ phân công việc của mình thành đầu ngày, trong ngày và cuối ngày. Dưới đây là các công việc hằng ngày của một quản lý nhà hàng.
3.1. Đầu ngày
- Họp bộ phận, thông báo tình hình khách sắp đón
- Kiểm tra hình thức cá nhân.
- Kiểm tra danh sách công việc, vệ sinh khu vực trước khi khách đến.
- Xem xét các công việc của các bộ phận trong ngày.
- Xem lại đề nghị, báo cáo,… của ngày hôm trước.
3.2. Trong ngày
- Xử lý các công việc phát sinh.
- Kiểm tra lại toàn bộ hoạt động của nhà hàng trước giờ mở cửa đón khách.
3.3. Cuối ngày
- Xem xét các công việc còn tồn đọng trong ngày.
- Kiểm tra lại các bộ phận.
- Lập báo cáo chi tiết nội dung của toàn bộ công việc diễn ra trong ngày.
3.4. Báo cáo giám đốc
Quản lý nhà hàng sẽ thực hiện báo cáo với giám đốc với các nội dung sau:
- Báo cáo việc điều hành, quản lý bộ phận theo nhiệm vụ được giao định kỳ tuần, tháng cho giám đốc.
- Báo cáo tình hình ăn uống của khách; chất lượng, định lượng đồ uống, đồ ăn hàng ngày.
- Báo cáo chất lượng thực đơn và phản hồi của nhân sự bộ phận, của khách; chất lượng phục vụ của bộ phận; tình trạng tồn kho, thiết bị; đề nghị thay thế, bảo dưỡng theo tháng.
- Bàn giao công việc cho Trợ lý được chỉ định thực hiện khi vắng mặt.
>>> Xem thêm: Mô tả kế toán trưởng chi tiết cho doanh nghiệp có kèm mẫu JD
4. Những kỹ năng quản lý nhà hàng cần có
Để trở thành một quản lý nhà hàng, bạn không chỉ có kiến thức chuyên môn mà cần phải có một số kỹ năng cần thiết để quản lý đội nhóm và giải quyết vấn đề.
- Có khả năng giao tiếp tốt
Quản lý nhà hàng phải có khả năng giao tiếp để truyền đạt các thông điệp đến cho các cấp dưới của mình. Họ cũng chính là người đào tạo, đại diện cho nhân viên để làm việc với cấp cao hơn.
- Có đủ kiến thức, kỹ năng để đào tạo nhân viên
Quản lý nhà hàng là người trực tiếp đào tạo, huấn luyện nhân viên nên buộc họ phải có đủ kiến thức và kỹ năng vững vàng để hướng dẫn nhân viên.
- Xử lý khủng hoảng (khả năng giải quyết vấn đề)
Xử lý khủng hoảng là một trong các nhiệm vụ chính của một người quản lý nhà hàng. Người quản lý sẽ thay mặt nhân viên xử lý các tình huống mà nhân viên không thể giải quyết được.
- Lập kế hoạch và định hướng rõ ràng
Việc xây dựng kế hoạch cụ thể trong kinh doanh là rất cần thiết đối với định hướng phát triển nhà hàng. Quản lý nhà hàng cần thực hiện:
– Thiết lập các mục tiêu
– Phát triển các chương trình cùng hành động để hướng tới mục tiêu
– Xác định nguồn thu nhập và phân công nhân lực rõ ràng
– Đánh giá và kiểm tra tiến độ đạt được thường xuyên
– Không ngừng học hỏi – thay đổi để phát triển
Trong thời đại hội nhập và phát triển hiện nay, quản lý nhà hàng phải không ngừng học hỏi, tiếp thu kiến thức từ nhiều nơi khác nhau để đề xuất và phát triển tình hình kinh doanh của nhà hàng.
5. Mức lương của quản lý cửa hàng?
Vị trí quản lý nhà hàng yêu cầu kỹ năng và kinh nghiệm làm việc trong ngành nên mức lương khá cao. Tuỳ thuộc vào quy mô nhà hàng, năng lực làm việc của quản lý mà mức lương sẽ có sự khác nhau. Trung bình mỗi tháng, mức lương của quản lý nhà hàng sẽ dao động từ 15-45 triệu đồng.
Những bài viết liên quan:
– Mẫu mô tả công việc hành chính nhân sự chuẩn & đầy đủ
– Mô tả công việc nhân viên bán hàng mới & chi tiết 2023
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
Bài viết trên Job3s đã chia sẻ đến bạn bảng mô tả công việc quản lý nhà hàng và các yêu cầu, mức lương cho vị trí này. Trên thực tế, mỗi nhà hàng sẽ có những bản mô tả công việc khác nhau tùy theo tiêu chuẩn và mức lương đề xuất của họ. Bạn nên nắm rõ một số công việc chính và mức lương để đàm phán với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn.