Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết chuẩn 3 miền Bắc – Trung – Nam

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết chuẩn 3 miền Bắc – Trung – Nam

Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, trên bàn thờ gia tiên của mọi gia đình Việt đều bày biện mâm ngũ quả đẹp. Tùy theo quan niệm và phong tục tập quán mà mỗi vùng miền có cách bày mâm ngũ quả ngày Tết riêng. Mỗi loại quả cũng có những ý nghĩa riêng, thể hiện qua hình dáng, hương vị, màu sắc và cả cách đọc tên.

Bạn đang đọc: Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết chuẩn 3 miền Bắc – Trung – Nam

  • Cách nấu xôi đỗ xanh cho mâm cỗ ngày Tết
  • Mách bạn cách làm dưa món ngon cho ngày Tết

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết chuẩn 3 miền Bắc – Trung – Nam

Vì sao có mâm ngũ quả ngày Tết?

Nhiều quan niệm cho rằng “quả” được xem là thành quả sau một năm lao động miệt mài của những người nông dân. Đây là những sản vật được kết tinh từ công sức của người lao động qua từng mùa vụ, đến khi Tết đến, người dân thành kính dâng lên ông bà tổ tiên như bày tỏ tấm lòng thành kính, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn.

Theo quan niệm khác, “quả” còn là biểu tượng của sung túc, ý nguyện sinh sôi nảy nở và duy trì nòi giống. Thế nên, mâm ngũ quả còn thể hiện ý nguyện cầu hòa, an, đủ, sung túc của gia đình Việt.

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết chuẩn 3 miền Bắc – Trung – Nam

Tên gọi “ngũ quả” đi sâu vào tiềm thức, tâm linh người Việt bao đời

Vậy tại sao số lượng phải là “ngũ” (5) quả? Bởi theo thuyết duy vật cổ đại, mọi vật chất đều được tạo nên từ 5 yếu tố cốt lõi: Kim (kim loại), Mộc (gỗ), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Thổ (đất). Tục lệ chưng mâm ngũ quả ngày Tết trên bàn thờ là một trong những biểu hiện của tư tưởng này. Hay theo một cách giải thích khác, ngũ quả tượng trưng cho ngũ phúc: Phú (giàu có), Quý (sang trọng), Thọ (sống lâu), Khang (mạnh khỏe), Ninh (an toàn).

Tuy nhiên các loại trái cây ngày càng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Do đó, không nhất thiết số lượng phải là “ngũ” mà có thể là “lục, thất, bát, cửu” quả. Mặc dù thế nhưng người dân vẫn gọi là “mâm ngũ quả” như truyền thống từ xưa đến nay.

Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc

Trước đây ở miền Bắc, mâm ngũ quả ngày Tết thường xuất hiện với 5 loại quả: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Tuy nhiên, ngày nay các gia đình có nhiều lựa chọn hơn, có thể thêm một số loại quả như: Phật thủ, cam, táo, lựu…

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết chuẩn 3 miền Bắc – Trung – Nam

Ý nghĩa của các loại quả:

  • Nải chuối hoặc quả Phật thủ: có đặc điểm chung là hình dáng giống như bàn tay ngửa hứng lấy những gì tinh túy nhất, che chở và mang đến sự an toàn.
  • Bưởi, cam, quýt: biểu tượng cho sự trọn vẹn, mong muốn một năm mới tốt lành.
  • Quất: có ý nghĩa sung túc, đa lộc.
  • Táo, đào, hồng: mang sắc hồng, đỏ đại diện cho sự may mắn và thành đạt.
  • Lựu: biểu tượng cho sự trù phú và sinh sôi nảy nở, tượng trưng cho hạnh phúc trong gia đình.

Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc:

Nải chuối xanh được bày ở dưới cùng, cách bố trí này thể hiện sự chở che, nâng đỡ các quả còn lại. Tiếp theo, đặt chính giữa là quả bưởi hoặc quả Phật thủ nhô cao nhất. Những quả nhỏ hơn (chùm nho mọng, quýt vàng, táo xanh, ớt chín đỏ…) đặt xen kẽ xung quanh, có ý nghĩa đùm bọc, gắn kết, tạo thành dáng hình chóp hài hòa về màu sắc.

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết chuẩn 3 miền Bắc – Trung – Nam

Mâm ngũ quả đẹp là mâm ngũ quả có đủ màu sắc rực rỡ

Cách bày mâm ngũ quả miền Trung

Người miền Trung thường không quá câu nệ về hình thức. Do đó mâm ngũ quả ngày Tết thường có gì cúng nấy, nhưng vẫn đảm bảo ý nghĩa, thành tâm dâng kính tổ tiên. Mâm ngũ quả của mỗi nhà thường khác nhau, nhưng thông thường là các loại quả: chuối, dưa hấu, thanh long, dứa, quả sung, cam, quýt, mãng cầu…Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Trung đơn giản, miễn sao hài hòa về màu sắc và bố cục là được.

Tìm hiểu thêm: Cách làm bột trà xanh

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết chuẩn 3 miền Bắc – Trung – Nam

Mâm ngũ quả miền Trung chịu sự giao thoa văn hóa giữa 2 miền Bắc – Nam

Cách bày mâm ngũ quả miền Nam

Một mâm ngũ quả đẹp của gia đình miền Nam thường đầy đủ 5 loại quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài, tương ứng với mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài”. Ngoài ra, mâm ngũ quả vẫn có thể thêm quả thơm (khóm, dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.

Người dân Nam Bộ thường khá cầu kỳ trong khâu lựa chọn hoa quả cúng gia tiên. Do đó những loại quả phát âm tên gọi mang ý nghĩa không tốt sẽ không được chọn trên mâm ngũ quả, cụ thể như:

  • Chuối có phát âm gần với “chúi nhủi” theo đó công việc sẽ không thuận lợi, sự nghiệp thất bại.
  • Lê gần với “lê lết”, làm gì cũng chậm chạp, không thành.
  • Cam, quýt có thể hiểu là quýt làm cam chịu.

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết chuẩn 3 miền Bắc – Trung – Nam

Mâm ngũ quả miền Nam với 5 loại “cầu, sung, dừa, đủ, xoài”

Những điều lưu ý và cấm kỵ khi bày mâm ngũ quả

Bài trí mâm ngũ quả ngày Tết là một tín ngưỡng dân gian, thể hiện lòng thành của con cháu với tổ tiên, do đó cần có những quy tắc không được phạm phải:

– Những loại quả không nên bày trên mâm ngũ quả ngày Tết: quả có gai nhọn (mít, sầu riêng, chôm chôm), quả thuộc hệ rau (cà chua, me chua, thanh trà)…

– Không nên bày hoa quả giả trên bàn thờ, nhiều nơi xem đó là điều cấm kỵ. Vì hoa quả thật mới thể hiện được sự chân thành và thành kín của con cháu dâng lên ông bà.. Các loại quả được bày trên mâm cần phải sạch, tươi tắn và có mùi thơm.

– Mâm ngũ quả ngày Tết thường sẽ để lâu hơn bình thường, vì vậy nên chọn hoa quả có độ xanh chín phù hợp. Không nên chọn những loại quả quá chín (xoài chín, đu đủ chín, chuối chín) sẽ nhanh hỏng, không chưng được lâu, dễ thu hút ruồi muỗi.

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết chuẩn 3 miền Bắc – Trung – Nam

– Không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm khác lên mâm ngũ quả.

– Hoa quả để chưng bàn thờ sau khi mua về cần được bày cẩn thận và trang trọng. Không nên để vào tủ lạnh hoặc đặt ở một góc bếp rồi đến ngày cúng mới mang ra. Không nên rửa quả trước khi bày lên đĩa, vì sẽ làm quả sớm bị héo, nhanh thối nếu có chỗ đọng nước. Chỉ cần dùng khăn giấy ẩm lau sạch quả là được.

– Một số suy luận quá đà khiến việc lựa chọn hoa quả mất nhiều thời gian như: đếm nải chuối có số quả lẻ mới mua, tổng số quả trên mâm phải phù hợp với mệnh của gia chủ…

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết chuẩn 3 miền Bắc – Trung – Nam

>>>>>Xem thêm: 3 công thức làm mực hấp bạn cần biết ngay

Cách làm bánh chưng ngon truyền thống ngày Tết

Ngày Tết nhà ai cũng phải có món bánh chưng xanh chưng trên bàn thờ nhưng không phải ai cũng biết cách làm bánh chưng. Đây là món ăn truyền thống của người Việt Nam, cho nên tất cả chúng ta ai cũng nên cố gắng học cách làm để…

Như vậy, cách bày mâm ngũ quả ngày Tết dù có khác nhau giữa các vùng miền nhưng đều mang một ý nghĩa chung, thể hiện sự thành kính hướng về nguồn cội và ý nguyện một năm mới đủ đầy, hạnh phúc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *